SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TIỀN GIANG TRƯỜNG THPT NKKN ĐỀ KIỂM TRA 45P MÔN GDCD Thời gian làm bài: 45 phút (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 137 Họ, tên học sinh:.........................................................................................Lớp: ............................. Học sinh chọn đáp án đúng điền vào ô bên dưới( mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm): 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Câu 1: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. Quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín. Câu 2: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc A. công văn của Viện kiểm sát , trừ trường hợp phạm tội quả tang. B. lệnh của Viện kiểm sát , trừ trường hợp phạm tội quả tang. C. phê chuẩn của Viện kiểm sát , trừ trường hợp phạm tội quả tang. D. đề nghị của Viện kiểm sát , trừ trường hợp phạm tội quả tang. Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không thuộc trường hợp được phép bắt người? A. Có căn cứ cho rằng người đó chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiệm trọng. B. Khi nghe thông tin từ người khác cho rằng người đó chuẩn bị thực hiện phạm tội. C. Có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã thực hiệm phạm tội. D. Khi thấy người đó hoặc chổ ở của người đó có dấu vết của tội phạm. Câu 4: Hiến pháp năm 2013 quy định cơ quan nào dưới đây có quyền ra lệnh bắt người? A. Ủy ban nhân dân các cấp B. Tòa án C. Cơ quan cảnh sát điều tra D. Hội đồng nhân dân các cấp Câu 5: Trong một số trường hợp cần thiết thì những người có thẩm quyền được phép bắt, giữ người nhưng phải theo đúng A. công đoạn và trình tự do pháp luật quy định. B. trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. C. công đoạn và thủ tục do pháp luật quy định. D. quy định và thủ tục của pháp luật Câu 6: Khẳng định nào dưới đây không đúng? Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều A. bị xử lý theo pháp luật. B. trái đạo đức xã hội. C. vi phạm pháp luật. D. không quá nguy hiểm cho xã hội. Câu 7: Hành vi đặt điều, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến người khác là vi phạm quyền nào của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 8: Trường hợp nào dưới đây không thuộc trường hợp được phép bắt người? A. Có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã thực hiệm phạm tội B. Có căn cứ cho rằng người đó chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiệm trọng C. Khi nghe thông tin từ người khác cho rằng người đó chuẩn bị thực hiện phạm tội D. Khi thấy người đó hoặc chổ ở của người đó có dấu vết của tội phạm Câu 9: Hành vi nào sau đây không xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân? A. Tung tin xấu, nói xấu người khác B. Phản bác ý kiến của người khác người khác C. đặt điều nói xấu người khác D. Xúc phạm người khác để hạ uy tín Câu 10: Công an được bắt người trong trường hợp nào sau đây? A. Một người đang bẻ khóa trộm xe máy. B. Hai học sinh gây gổ với nhau trong sân trường C. Hai nhà hàng xóm cãi nhau. D. Chị B tung tin bịa đặt nói xấu người khác. Câu 11: Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác? A. Vì bất đồng quan điểm nên đã đánh người gây thương tích B. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi C. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà D. Góp ý cho chân thành cho người khác Câu 12: Nghi ngờ anh X là người lấy cắp xe máy của anh A. Công an xã đã bắt và giam anh X vào trụ sở nhân dân xã. Việc làm của công an đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyển tự do ngôn luận. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự. D. Bất khả xâm phạm về thân thể . Câu 13: Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín A. Giấu thư của người khác B. đọc trộm tin nhắn của người khác và không nói ai biết C. Cố ý giao nhầm thư cho người khác D. Nhờ người chuyển giúp thư Câu 14: Pháp luật quy định thời hạn tạm giữ người theo tủ tục hành chính không được vược quá A. 12 giờ B. 6 giờ C. 18 giờ D. 24 giờ Câu 15: Ai có quyền bắt tội phạm đang bị truy nã? A. Chỉ công an xã. B. Chỉ cơ quan công an cấp tỉnh. C. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người. D. Chỉ cơ quan điều tra. Câu 17: Theo quy định của pháp luật, ai là người có quyền khiếu nại? A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Bất cứ cá nhân nào trong xã hội. C. Cán bộ, công chức nhà nước. D. Cá nhân, tổ chức có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại. Câu 18: Ở phạm vi cơ sở, cơ chế “ Dân biết , dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đực thực hiện đã thể hiện A. dân chủ gián tiếp. B. dân chủ trực tiếp. C. dân chủ công khai. D. dân chủ tự do. Đề 137- trang 2 Câu 19: Nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc nào theo Luật Bầu cử? A. Phổ thông. B. Bỏ phiếu kín. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 20: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội chính là quyền gắn với thực hiện các hình thức dân chủ gì ở nước ta? A. tự do. B. gián tiếp. C. công khai. D. trực tiếp. Câu 23: Công dân không có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây? A. Nghi ngờ ông chủ tịch xã tham ô tài sản B. Có căn cứ về hành vi gây ô nhiễm môi trường của công ty X C. Chính mắt trông thấy anh B ăn cắp điện của Nhà nước. D. Bắt quả tang tên trộm đang trộm chó nhà mình. Câu 24: Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân là quyền A. Duy nhất trong đời sống người dân. B. Quan trọng trong đời sống người dân C. Quan trọng nhất trong đời sống người dân. D. Không cần thiết trong đời sống người dân. Câu 25: Mục đích của khiếu nại là A. khôi phục danh dự và nhân phẩm của công dân. B. phát hiện và ngăn chặn việc làm trái pháp luật xâm phạp lợi ích công dân. C. ngăn chặn hành vi vi phạm kỉ luật và vi phạm dân sự. D. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại bị xâm phạm. Câu 26: Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quyền tố cáo? A. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo. B. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo. C. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ , bút tích của người tố cáo. D. Từ chối giải quyết đơn tố cáo không ghi rõ họ, tên của người viết đơn. Câu 27: Trường hợp nào sau đây là xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác? A. Bạn A ghét B nên tung tin nói xấu B là ăn trộm khi mua đồ ở chợ. B. Cô giáo phê bình A mất trật tự trong giờ học. C. Cha mẹ nhắc nhở con mình nên tránh xa các tệ nạn xã hội. D. Gíao viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh vi phạm nội quy viết bản tự điểm. Câu 38: Là người làm trong xã, Chị L nhiều lần phát hiện chị H( là kế toán của xã) của xã có hành vi khai khống, gian lận trong chi tiêu tài chính của xã. Chị L khuyên nhưnng chị H đã đe dọa chị L. Hãy giúp chị L chọn cách làm phù hợp với quy định của pháp luật trong số những việc làm dưới đây? A. Viết đơn tố cáo chị H với chủ tịch huyện. B. Nói cho mọi người trong cơ quan biết về hành vi của chị H. C. Báo cáo hành vi của chị H với công an huyện. D. Viết đơn tố cáo chị H với chủ tịch xã. Câu 21: Mục đích của tố cáo là A. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. phát hiện và ngăn chặn việc làm trái pháp luật. C. bảo vệ quyền tự do của công dân đã bị xâm hại. D. khôi phục danh dự và nhân phẩm của công dân. Câu 22: Pháp luật nước ta quy định , quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền của A. Tất cả mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. B. Tất cả cán bộ, công chức nhà nước. C. Tất cả công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Câu 25: Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Câu 26: Trường hợp nào sau đây thực hiện đúng quyền bầu cử? A. Mai bị tâm thần nhưng cứ tích cực đi bỏ phiếu. B. Nam 17 tuổi đi ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân xã. C. Lan 19 tuổi trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội. D. Lâm đang bị tạm giam nhưng trốn về đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu quốc hội. Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng về quyền học tập của công dân? A. Công dân phải học từ bậc Tiểu học đến hết Đại học. B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. C. Công dân có quyền học từ thấp đến cao. D. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 31: Việc công dân có thể học để trở thành bác sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên hoặc học nghề thuộc nội dung nào? A. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập. B. Quyền học tập không hạn chế của công dân. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân. D. Quyền học tập bất cứ ngành nghề nào của công dân. Câu 32: Lan là học sinh THPT, em thường viết bài gửi báo Hoa học trò. Lan đang thực hiện quyền A. sáng tạo của công dân B. phát triển của công dân C. học tập của công dân. D. phê bình văn học. Đề 137- trang 3 Câu 33: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động thể hiện quyền sáng tạo của công dân? A. Viết bài gửi báo. B. Chế tạo ra máy gặt. C. Học nghề sữa chữa điện tử. D. Tham gia cuộc thi “Sáng tạo Robocon” Câu 34: Anh A đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế do anh sáng chế ra. Anh đã thực hiện quyền gì sau đây? A. Quyền phê bình văn học. B. Quyền tác giả.. C. Quyền hoạt động khoa học. D. Quyền sở hữu công nghiệp. Câu 35: Quyền được khuyến khích để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền được phát triển. B. Quyền học tập. C. Quyền tác giả. D. Quyền sáng tạo. Câu 36: Quyền học tập, quyền sáng tạo và quyền phát triển của công dân thể hiện bản chất gì của Nhà nước ta? A. Bản chất xã hội. B. Bản chất giai cấp. C. Bản chất nhân văn. D. Bản chất dân chủ. Câu 37: Học tập là một trong các quyền A. cơ bản của con người. B. quan trọng nhất của con người. C. dân chủ nhất của con người. D. không cần thiết trong đời sống con người. Câu 38: Công dân có thể học chính quy, học giáo dục thường xuyên, học ban ngày hoặc buổi tối là nội dung của A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập. B. quyền học không hạn chế. C. quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. quyền được học thường xuyên, học suốt đời. Câu 39: Nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi thể hiên chính sách A. bất bình đẳng trong giáo dục. B. phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. C. công bằng xã hội trong giáo dục. D. phát triển giáo dục và đào tạo. Câu 40: Đảng và nhà nước ta luôn coi “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Điều này thể hiện tư tư tưởng gì của Đảng và Nhà nước? A. Trọng dụng nhân tài. B. Coi nhẹ nhân tài. C. Phát triển nhân tài. D. Tìm kiếm nhân tài. ----------- HẾT ---------- Đề 137- trang 4
Tài liệu đính kèm: