Đề kiểm tra một tiết Địa lí lớp 6 - Trường THCS Ngũ Phụng

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Địa lí lớp 6 - Trường THCS Ngũ Phụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Địa lí lớp 6 - Trường THCS Ngũ Phụng
TRƯỜNG THCS NGŨ PHỤNG	KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌ VÀ TÊN: 	MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 6 	 
LỚP: 	TUẦN 8 – TIẾT 8
ĐIỂM 
LỜI PHÊ
Đề 1
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1.0 điểm). 
Câu 1: Hệ Mặt Trời hiện có mấy hành tinh: 
a. 6 hành tinh.	b. 7 hành tinh. 	
c. 8 hành tinh. 	d. 9 hành tinh. 	
Câu 2: Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến bao nhiêu độ? 
a. 100	,	b. 00,	c. 1800 , 	d. 3600.
Câu 3: Trái đất đứng ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời: 
a. thứ 5.	b. Thứ 2. 	c. Thứ 3. 	d. Thứ 4. 
Câu 4: Diện tích của trái Đất:
	a. 510 triệu km vuông	 c. 500 triệu km vuông.
	b. 520 triệu km vuông. d. 550 triệu km vuông.
II. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp (1.0 điểm).
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Vĩ tuyến.
2. Vĩ tuyến gốc 
3. Kinh tuyến gốc. 
4. Kinh tuyến
a. Là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
b. Là đường xích đạo.
c. Là những đường vuông góc với đường kinh tuyến. 
d. Là đường kinh tuyến 00.
e. Là đường kinh tuyến 1800
1 "
2 " 
3 "
4 "
III. Hãy điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1.0 điểm). 
 a/ Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là những ... 
 b/ Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là những ...
 c/ Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những .
 d/ Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam là những  
Những từ, cụm từ gợi ý: Kinh tuyến Đông,, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam.
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Nêu khái niệm kinh độ của một điểm, vĩ độ của một điểm và tọa độ địa lí của một điểm.(3.0 điểm) 
Câu 2: Ý nghĩa của vị trí thứ 3 (theo thứ tự xa dần Mặt trời của Trái Đất)? (1.0 điểm)
Câu 3: Dựa vào tỉ lệ số của bản đồ sau đây: 1: 200.000; 1: 400.000; 1: 600.000. Cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? (3.0 điểm) 
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 6
ĐỀ 1
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1.0 điểm).
Câu hỏi
1
2
3
4
Câu trả lời
c
b
c
a
II. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp (1.0 điểm).
	1 – c. 2 – b. 3 – d. 4 – a. 
III. Hãy điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1.0 điểm). 
 a/ Kinh tuyến Đông. b/ Kinh tuyến Tây. c/ Vĩ tuyến Bắc. d/ Vĩ tuyến Nam.
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Nêu khái niệm kinh độ của một điểm, vĩ độ của một điểm và tọa độ địa lí của một điểm. (Nêu mỗi khái niệm đúng đạt 1 điểm).
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ , từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc .
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).
- Toạ độ địa lí của một điểm chính là kinh độ và vĩ độ của điểm đó. 
Câu 2: (1.0 điểm) Ý nghĩa của vị trí thứ 3 của Trái Đất (theo thứ tự xa dần Mặt trời).
Ý nghĩa của vị trí thứ 3 của Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời.
Câu 3: (3.0 điểm) Mỗi tỉ lệ làm đúng đạt 1 điểm.
- 1: 200.000: 1 cm = 2000 m = 2 km. Vậy 5 cm x 2 km = 10 km.
- 1: 400.000: 1 cm = 4000 m = 4 km. Vậy 5 cm x 4 km = 20 km.
- 1: 600.000: 1 cm = 6000 m = 6 km. Vậy 5 cm x 6 km = 30 km.
TRƯỜNG THCS NGŨ PHỤNG	KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌ VÀ TÊN: 	MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 6 	 
LỚP: 	TUẦN 8 – TIẾT 8
ĐIỂM 
LỜI PHÊ
Đề 2
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1.0 điểm). 
Câu 1: Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 ở tâm thì ta vẽ được bao nhiêu đường kinh tuyến?
a. 180.	b. 360. 	c. 90. 	 	d. 10. 	
Câu 2: Đường kinh tuyến đối diện với đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến bao nhiêu độ? 
a. 100	,	b. 00,	c. 1800 , 	d. 3600.
Câu 3: Trái đất đứng ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời: 
a. thứ 5.	b. Thứ 2. 	c. Thứ 3. 	d. Thứ 4. 
Câu 4: Trên bản đồ, các đường đồng mức càng xa nhau thì địa hình càng: 
a. Dốc. 	b. Thoải. 	c. Cao. 	d. Thấp.
II. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp (1.0 điểm).
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Vĩ tuyến.
2. Vĩ tuyến gốc 
3. Kinh tuyến gốc. 
4. Kinh tuyến
a. Là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
b. Là đường xích đạo.
c. Là những đường vuông góc với đường kinh tuyến. 
d. Là đường kinh tuyến 00.
e. Là đường kinh tuyến 1800
1 "
2 " 
3 "
4 "
III. Hãy điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1.0 điểm). 
 a/ Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là những ... 
 b/ Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là những ...
 c/ Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những .
 d/ Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam là những  
Những từ, cụm từ gợi ý: Kinh tuyến Đông,, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam.
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Nêu khái niệm kinh độ của một điểm, vĩ độ của một điểm và tọa độ địa lí của một điểm.(3.0 điểm) 
Câu 2: Ý nghĩa của vị trí thứ 3 (theo thứ tự xa dần Mặt trời của Trái Đất)? (1.0 điểm)
Câu 3: Dựa vào tỉ lệ số của bản đồ sau đây: 1: 100.000; 1: 300.000; 1: 500.000. Cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? (3.0 điểm) 
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 6
ĐỀ 2
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1.0 điểm).
Câu hỏi
1
2
3
4
Câu trả lời
b
c
c
b
II. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp (1.0 điểm).
	1 – c. 	2 – b. 	3 – d. 	4 – a. 
III. Hãy điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1.0 điểm). 
 a/ Kinh tuyến Đông. b/ Kinh tuyến Tây. c/ Vĩ tuyến Bắc. d/ Vĩ tuyến Nam.
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Nêu khái niệm kinh độ của một điểm, vĩ độ của một điểm và tọa độ địa lí của một điểm. (Nêu mỗi khái niệm đúng đạt 1 điểm).
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ , từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc .
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).
- Toạ độ địa lí của một điểm chính là kinh độ và vĩ độ của điểm đó. 
Câu 2: (1.0 điểm) Ý nghĩa của vị trí thứ 3 của Trái Đất (theo thứ tự xa dần Mặt trời).
Ý nghĩa của vị trí thứ 3 của Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời.
Câu 3: (3.0 điểm) Mỗi tỉ lệ làm đúng đạt 1 điểm.
- 1: 200.000: 1 cm = 1000 m = 1 km. Vậy 5 cm x 1 km = 5 km.
- 1: 400.000: 1 cm = 3000 m = 3 km. Vậy 5 cm x 3 km = 15 km.
- 1: 600.000: 1 cm = 5000 m = 5 km. Vậy 5 cm x 5 km = 25 km.
TRƯỜNG THCS LONG HẢI	KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌ VÀ TÊN: 	MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 6 	 
LỚP: 	TUẦN 8 – TIẾT 8
ĐIỂM 
LỜI PHÊ
Đề 2
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1.0 điểm). 
Câu 1: Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở: 
a. Vị trí thứ nhất.	b. Vị trí thứ hai.	
c. Vị trí thứ ba. 	d. Vị trí thứ tư. 	
Câu 2: Trên bản đồ, các đường đồng mức càng xa nhau thì địa hình càng: 
a. Dốc. 	b. Thoải. 	c. Cao. 	d. Thấp.
Câu 3: Bản đồ tỉ lệ 1:17000 có nghĩa là bản đồ đã thu nhỏ so với thực tế: 
a. 17 lần.	b. 170 lần. 	c. 1700 lần. 	d. 17000 lần. 
Câu 4: Nếu ta đứng ở vị trí cực Bắc hoặc cực Nam của Trái Đất, việc xác định phương hướng sẽ:
	a. Chẳng xác định được hướng nào cả.
	b. Xác định được như ở mọi nơi khác.
	c. Chỉ xác định được hướng Đông và Tây.
	d. Chỉ xác định được hướng Bắc và Nam.
II. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp (1.0 điểm).
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Vĩ tuyến Bắc 
2. Vĩ tuyến gốc 
3. Kinh tuyến Đông
4. Kinh tuyến
a. Là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
b. Là đường xích đạo.
c. Là những vĩ tuyến nằm phía trên Xích đạo.
d. Là kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
1 "
2 " 
3 "
4 "
III. Hãy điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1.0 điểm). 
Theo quy ước thì phần chính giữa của bản đồ là trung tâm, đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng .., đầu phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng ., đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng , đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng ... 
Những từ, cụm từ gợi ý: Bắc, Đông Bắc, Nam, Tây Nam , Đông, Đông Nam, Tây, Tây Nam. 
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? (1.0 điểm)
Câu 2: Nêu khái niệm kinh độ của một điểm, vĩ độ của một điểm và tọa độ địa lí của một điểm.(3.0 điểm) 
Câu: Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ sau đây: 1 : 200.000; 1 : 400.000; 1 : 600.000, cho biết 7 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? (3.0 điểm) 
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1.0 điểm).
	1 – c. 2 – b. 3 – d. 4 – d. 
II. Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp (1.0 điểm).
	1 – c. 2 – b. 3 – d. 4 – a. 
III. Hãy điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1.0 điểm). 
	.. Bắc . Nam. Đông. Tây. 
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? (1.0 điểm)
Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của bản đồ.
Câu 2: Nêu khái niệm kinh độ của một điểm, vĩ độ của một điểm và tọa độ địa lí của một điểm là gì? (3.0 điểm) 
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ , từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc .
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).
- Toạ độ địa lí của một điểm chính là kinh độ và vĩ độ của điểm đó. 
Câu 3: (3.0 điểm) 
- 1: 200.000: 1 cm = 2000 m = 2 km. Vậy 7 cm x 2 km = 14 km.
- 1: 400.000: 1 cm = 4000 m = 4 km. Vậy 7 cm x 4 km = 28 km.
- 1: 600.000: 1 cm = 6000 m = 6 km. Vậy 7 cm x 6 km = 42 km. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_DIA_6.doc