Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Sinh 6. Tuần:11 Người ra đề: Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm Chọn và đánh dấu vào 1phương án đúng nhất Câu 1: Các bộ phận của lá gồm: A.Phiến và cuống. C. Cuống. B . Phiến D. Phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân Câu 2: Lá có gân hình mạng là: A . Lá gai C. Lá địa liền. B. Lá rẻ quạt D. Lá bèo nhật bản Câu 3: Lá có gân song song là: A . Lá gai C. Lá địa liền B. Lá rẻ quạt D. Lá bèo nhật bản Câu 4: Lá có gân hình cung là: A . Lá gai C. Lá địa liền. B. Lá rẻ quạt D. Lá dâu Câu 5: Một bộ phận của lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá giúp lá hứng được nhiều ánh sáng. A. Phiến lá. C. Gân lá. B. Cuống lá. D. Phiến và cuống Câu 6: Lá thuộc loaị lá kép là: A. Lá mồng tơi. C. Lá dâu. B. Lá phượng. D. Lá mít. Câu 7: Cây dâu có kiểu xếp lá trên thân và cành thuộc kiểu: A. Mọc cách. C. Mọc vòng. B. Mọc đối. D. Không theo quy luật nào. Câu 8: Cây dừa cạn có kiểu xếp lá trên thân và cành thuộc kiểu: A. Mọc cách. C. Mọc vòng. B. Mọc đối. D. Không theo quy luật nào. Câu 9: Lá cây dây huỳnh có kiểu xếp lá trên thân và cành thuộc kiểu: A. Mọc cách. C. Mọc vòng. B. Mọc đối. D. Không theo quy luật nào. Câu10: Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành: A. 1 kiểu C. 3 kiểu B. 2 kiểu D. 4 kiểu Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Sinh 6. Tuần:12 Người ra đề: Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm Chọn và đánh dấu vào 1phương án đúng nhất Câu 1: Một bộ phận của phiến lá có chức năng bao bọc phiến lá: A . Biểu bì. C . Gân lá. B . Thịt lá. D . Lục lạp. Câu 2: Gân lá có chức năng: A . Bảo vệ. C . Vận chuyển các chất. B. Đóng mở. D . Nâng đỡ. Câu 3: Một bộ phận của thịt lá có chức năng thu nhận ánh sáng : A . Biểu bì. C . Gân lá. B . Thịt lá. D . Lục lạp. Câu 4: Lớp tế bào biểu bì mặt dưới của lá có rất nhiều: A . Lục lạp. C . Biểu bì. B . Lỗ khí. D . Gân lá. Câu 5: Hoạt động đóng mở lỗ khí giúp lá: A . Trao đổi các chất. C . Trao đổi khí với môi trường B . Thoát hơi nước. D. Trao đổi khí với môi trườngvà thoát hơi nước Câu 6: Khi dùng dung dịch Iốt nhỏ vào tinh bột thì tinh bột sẽ chuyển thành màu: A - Màu xanh. C - Màu xanh tím đặc trưng. B - Màu đen. D - Màu vàng. Câu 7: Bạn Hà lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày, sau đó dùng băng giấy đen bịt kín phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt. Thí nghiệm của bạn Hà nhằm mục đích gì: A - Tìm hiểu vai trò của ánh sáng. C - Tìm hiểu điều kiện của quang hợp. B - Tìm hiểu chất khí lá nhả ra môi trường ngoài. D - Tìm hiểu vai trò của khí Cacbôníc. Câu8: Trong quá trình chế tạo tinh bột lá cây nhả ra ngoài môi trường : A. Khí o xy C. Khí ni tơ B. Khí cácbônic D. Cả A,B đúng Câu 9: Người ta thả rong vào bể nuôi cá cảnh có tác dụng : A. Tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn C. Làm mát nước B. Làm đẹp bể D.Tăng lượng khí cácbôníc Câu 10: Tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, lá cây còn chế tạo được nhiều chất hữu cơ khác. Khi chế tạo những chất này lá cây: A - Không cần ánh sáng. C - Không cần nước. B - Cần ánh sáng. D - Không cần muối khoáng. Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Sinh 6. Tuần:13 Người ra đề: Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm Chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất Câu 1: Khi chế tạo tinh bột lá cây sử dụng các nguyên liệu nào: A . ánh sáng. C . Nước. B . Khí cácbôníc. D . Nước + khí Cácbôníc. Câu 2: Khi chế tạo tinh bột từ nước và khí cácbôníc cây xanh cần có các điều kiện: A - Khí cácbôníc. C - ánh sáng. B - Diệp lục. D - ánh sáng và chất diệp lục. Câu 3: Bạn Huệ đặt 2 chậu cây vào chỗ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết. Sau đó đặt mỗi chậu lên 1 tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thuỷ tinh để A và B để úp ra ngoài mỗi chậu cây. Trong chuông A có thêm cốc nước vôi trong để dung dịch này hấp thụ hết khí Cacbônic của không khí trong chuôngBạn Huệ làm thí nghiệm nhằm mục đích: A - Tìm hiểu vai trò của ánh sáng. B - Tìm hiểu chất khí lá nhả ra môi trường ngoài. C - Tìm hiểu điều kiện của quang hợp. D - Tìm hiểu vai trò của khí Cacbôníc. Câu 4: ở những thành phố lớn đông dân cư người ta hay trồng nhiều cây xanh có tác dụng: A - Tạo bóng mát. C - Tăng lượng khí ôxy. B - Giảm lượng khí Cácbôníc. D - Cả 3 ý A, B, C đều đúng. Câu 5: Cây xương rồng, cành giao quang hợp nhờ bộ phận nào: A - Lá. C - Cành. B - Thân. D - Cả thân và cành. Câu 6: Các điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp: A - ánh sáng và nhiệt độ. C - Nước. B - Hàm lượng khí CO2 D - Cả 3 ý A, B, C đều đúng. Câu 7: Người ta cần trồng cây theo đúng thời vụ vì : A - Đáp ứng được nhu cầu về ánh sáng cho cây quang hợp. B - Đáp ứng được về nhiệt độ cho cây quang hợp. C - Cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp. D - Cả 2 ý A, B là đủ. Câu 8: Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật hiện nay trên trái đất vì: A - Mọi sinh vật trên trái đất hô hấp đều cần oxy do cây xanh quang hợp nhả ra. B - Mọi sinh vật trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh quang hợp tạo ra. C - Con người và hầu hết các loài ĐV trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí 02 do cây xanh tạo ra. D - Con người và ĐV cần cây xanh để lấy bóng mát. Câu 9: Những cây cảnh trồng trong nhà vẫn xanh tốt vì đó là loại cây: A - Cây ưa sáng. C - Cây phát triển nhanh. B - Cây ưa bóng. D - Cây phát triển chậm. Câu 10: Trong những nhóm cây sau, nhóm nào toàn loại cây ưa bóng: A - Lá lốt, trầu không, hoàng tinh. C - Phi lao, thông, xà cừ. B - Nghệ, lúa, cỏ lau. D - Ngô, mía, khoai lang. Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Sinh 6. Tuần:14 Người ra đề: Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm Chọn và đánh dấu vào 1 phương án đúng nhất. Câu 1: Trong thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây, nhóm Lan và Hải không cần dùng dụng cụ, hoá chất gì: A - Hai cốc nước vôi trong. C - I ốt. B - Chuông A, chuông B. D - Băng giấy đen. Câu 2: Trong quá trình hô hấp cây cần chất khí gì: A - Khí ôxy. C - Khí Nitơ. B - Khí cácbôníc. D - Khí hyđrô. Câu 3: Quá trình hô hấp của cây diễn ra vào thời gian nào : A - Ban ngày. C - Khi có ánh sáng mạnh B - Ban đêm. D - Suốt ngày đêm. Câu 4: Những cơ quan nào của cây tham gia vào hô hấp: A - Rễ. C - Lá. B - Thân. D - Tất cả các cơ quan của cây. Câu 5: Để tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây hô hấp cần có các biện pháp kỹ thuật: A - Làm đất tơi xốp. C - Vun sới. B - Làm cỏ. D - Cả 3 phương án A, B, C đều đúng. Câu 6: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài môi trường nhờ hiện tượng: A - Quang hợp. C - Đóng mở lỗ khí. B - Hô hấp. D - Thoát hơi nước do các lỗ khí ở lá. Câu 7: Sự thoát hơi nước qua lá có vai trò: A - Tạo sức hút làm cho nước và muối khoáng hoà tan vận chuyển được từ rễ lên lá. B - Làm cho lá được dịu mát. C - Giúp cho lá quang hợp. D - Cả 2 ý A, B là đúng. Câu 8: Cần phải chú ý tước đủ nước đủ cho cây vào những thời gian nào: A - Mưa nhiều. C - Khô hạn. B - Trời râm mát. D - Khô hạn, nắng nóng. Câu 9: Câu tục ngữ “ Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”Nói về vai trò của kỹ thuật gieo trồng đối với quá trình nào: A - Quang hợp. C - Hút nước. B - Hô hấp D - Hút muối khoáng. Câu 10: Khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn để làm giảm: A - Quá trình quang hợp. C - Quá trình thoát hơi nước. B - Quá trình hô hấp D - Quá trình hút nước Phòng GD - ĐT Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Sinh 6. Tuần:15 Người ra đề: Nguyễn Thị Mai Hương Trường THCS Gia Cẩm Chọn và đánh dấu vào 1phương án đúng nhất Câu 1: Cây xương rồng có lá biến dạng thành gai có chức năng: A - Giảm bớt sự quang hợp. C - Giảm bớt sự hô hấp. B - Giảm bớt sự thoát hơi nước D - Giảm bớt sự hút nước. Câu 2: Một số lá chét của cây đậu Hà Lan biến đổi thành tua cuốn giúp cây: A - Giúp cây leo lên cao. C - Giảm bớt sự thoát hơi nước. B - Dự trữ chất hữu cơ. D - Bắt mồi Câu 3: Củ hành là phần bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng có chức năng : A - Giúp cây leo lên cao. C - Giảm bớt sự thoát hơi nước. B - Dự trữ chất hữu cơ. D - Bắt mồi. Câu 4: Cây bèo đất có lá thuộc loại lá biến dạng: A - Tay móc. C - Lá dự trữ. B - Lá vảy. D - Lá bắt mồi. Câu 5: Cây củ giềng có lá thuộc loại lá biến dạng: A - Tay móc. C - Lá dự trữ. B - Lá vảy. D - Lá bắt mồi. Câu 6: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cơ thể mới từ một phần của cơ quan: A - Sinh dưỡng. C - Thân. B - Rễ D - Lá. Câu 7: Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: A - Sinh sản bằng thân bò. C - Sinh sản bằng bằng lá. B - Sinh sản bằng thân rễ, rễ củ. D - Cả 3 phương án A, B, C đúng. Câu 8: Cây rau má có hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là: A - Sinh sản bằng thân bò. C - Sinh sản bằng rễ củ B - Sinh sản bằng thân rễ. D - Sinh sản bằng Câu 9: Củ khoai lang có hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên A - Sinh sản bằng thân bò C - Sinh sản bằng rễ củ B - Sinh sản bằng thân rễ. D - Sinh sản bằng lá. Câu 10: Cây thuốc bỏng có hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên A - Sinh sản bằng thân bò. C - Sinh sản bằng rễ củ B - Sinh sản bằng thân rễ. D - Sinh sản bằng lá.
Tài liệu đính kèm: