Đề kiểm tra một tiết môn Sinh học 6 - Năm học 2016-2017

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 601Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Sinh học 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết môn Sinh học 6 - Năm học 2016-2017
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- HKII- MÔN SINH 6
 Mức độ 
Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các loại quả
C.I.3
0,25 đ
C.I.4
0,25 
2 Câu
0.5 đ
Hạt và các bộ phận của hạt
C.I.5,6
0,5 đ
2 Câu
0.5 đ
Phát tán của quả và hạt
C.II
0,5 đ
1 Câu
0.5 đ
Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
C.I
1 đ
C.I
1 đ
2 Câu
2 đ
Tổng kết về cây có hoa
C.III.A
1 đ
1 Câu
1 đ
Tảo
C.II
1 đ
C.II
1 đ
CI. 1
0,25
2 Câu
2,25 đ
Rêu
C.III.B
1 đ
C.III
1 đ
1 Câu
2 đ
Dương Xỉ
CI.2
0,25đ
C.III
1 đ
1 Câu
1,25 đ
Cộng
5 Câu
3,75 đ
4 Câu
3,75 đ
2 Câu
1,25 đ
1 Câu
 1,25 đ
12 Câu
10 đ
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KÌ II - MÔN SINH HỌC 6 - NĂM HỌC 2016-2017
Họ tên:.
Lớp: 6B
Điểm
Lời phê của GV
Phần A: Trắc nghiệm (4điểm )
Câu I: (1,5đ) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau rồi ghi vào giấy làm bài.
1. Tảo xoắn sinh sản hữu tính bằng:
 A. Hoa B. Quả C..Hạt D.Sự tiếp hợp
2. Những cây thuộc dương xỉ là:
A. Rong mơ, tảo xoắn, rong đuôi chó; B. Cây cải, cây lúa, cây bưởi;
C. Cây rau bợ,cây lông cu li; D. Rau câu, cây rau bợ, rau diếp biển.
3/ Ở quả có áo hạt, áo hạt do bộ phận nào phát triển thành:
A. Cuống noãn	 B. Bầu nhụy C. Noãn	 D. Vòi nhụy
4/ Quả phức (mít, dứa, sung ) được hình thành từ:
 A. 1 hoa B. 2 hoa C. 3 hoa D. Nhiều hoa
5/ Các bộ phận của hạt gồm:
A. Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng	B. Lá mầm, thân mầm, chồi mầm
C. Vỏ, phôi và lá mầm	D. Phôi, thân mầm và chất dinh dưỡng
6/ Trong các ví dụ sau, ví dụ nào tất cả đều là cây có hạt một lá mầm:
A. Dừa, ổi, phượng B. Dừa, chà là, cau C. Chà là, mận, cam D. Bưởi, cau, xoài
Câu II: (0,5đ) Trong các quả và hạt sau, quả và hạt nào phát tán nhờ động vật; quả và hạt nào tự phát tán:
 Quả chò, quả cải, quả bồ công anh, quả ké đầu ngựa, quả chi chi, hạt thông, quả đậu bắp, quả cây xấu hổ, quả trâm bầu, hạt hoa sữa. 
Câu III: (2 đ) Điền các cụm từ sau vào ô trống cho thích hợp
	A. Nguồn nước, rễ phụ, đứng vững, lớn nhanh, lá rất nhỏ, lá to, rễ ngắn, rễ dài.
Cây sống nơi đầm lầy thường có nhiều....(1).................... giúp cho nó (2)......................
Cây sống nơi khô hạn thiếu nước có(3)..hoặc lá biến thành gai, (4).., vảy dày.
B. Rễ, thân, lá, hoa, quả, mạch dẫn, bào tử, túi bào tử, dưới lá già, ngọn.
Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có thân, lá, chưa có(5) thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có.(6) Rêu sinh sản bằng bào tử được chứa trong...(7)..Cơ quan này nằm ở(8)..
Phần B: Tự luận (6đ):
Câu I: (2đ) Cho biết những điều kiện nào cần cho hạt nảy mầm? Hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
Câu II: (2đ) Cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ có gì giống và khác nhau? Cho biết vai trò của tảo?
Câu III: (2đ) Vận dụng kiến thức đã học ở Rêu và Dương xỉ. Em hãy làm rõ điểm khác nhau về sự sinh sản của rêu và dương xỉ?
Đáp án: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT –HKII- MÔN SINH 6
Phần A: Trắc nghiệm (4đ)
Câu I: Mỗi ý đúng 0.25đ: 1D, 2C, 3A, 4D, 5A, 6B
Câu II: (0.5đ) Phát tán nhờ ĐV: Quả ké đầu ngựa, quả cây xấu hổ, hạt thông.
Tự phát tán: Quả cải, quả chi chi, quả đậu bắp.
Câu III: Mỗi ý đúng 0.25đ
1- Rễ phụ, 2-Đứng vững, 3-Lá rất nhỏ, 4-Rễ dài.
5-Rễ, 6-Mạch dẫn, 7-Túi bào tử, 8- Ngọn.
Phần B: Tự luận (6đ)
Câu I: (2đ) Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
* Muốn cho hạt nảy mầm cần có đủ các điều kiện:
- Nước. - Không khí. - Nhiệt độ thích hợp. - Chất lượng hạt giống tốt.
* Thiết kế thí nghiệm: Lấy hai cốc thủy tinh, bỏ vào mỗi cốc có lót bông ẩm 10 hạt giống (cốc A hạt giống tốt, cốc B hạt giống bị sâu sẹo). Sau vài ngày cốc A hạt nảy mầm, cốc B không nảy mầm.
Câu II: (2đ)
 So sánh cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ:
+ Giống nhau: Đều chưa có rễ thân lá thật sự, nhưng đều có diệp lục.
+ Khác nhau: Hình dạng và màu sắc.
* Vai trò của tảo:
- Cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật trong nước.
- Làm thức ăn cho con người và gia súc.
- Làm thuốc, phân bón...
Ngoài ra 1 số loại tảo gây hại như : Làm nước nhiễm bẩn, tảo vòng quấn gốc lúa.
Câu III: Điểm khác nhau về sự sinh sản của rêu và dương xỉ:
Cây Rêu
Cây Dương xỉ
- Túi bào tử: Nằm ở ngọn cây, có nắp đậy.
- Sự phát triển không có nguyên tản. 
- Thụ tinh xảy ra trước khi hình thành bào tử. 
- Nằm dưới mặt lá già có vòng cơ. 
- Có nguyên tản.
- Xảy ra sau khi hình thành bào tử.

Tài liệu đính kèm:

  • docMa tran, de, hdc 1tiet. hk2, SINH 6.16.17.doc