Cấu trúc ôn tập học kỳ Inăm học 2015-2016 môn: sinh học - lớp: 6

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1213Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc ôn tập học kỳ Inăm học 2015-2016 môn: sinh học - lớp: 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc ôn tập học kỳ Inăm học 2015-2016 môn: sinh học - lớp: 6
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM NÔNG 
HƯỚNG DẪN CẤU TRÚC ÔN TẬP HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: SINH HỌC - LỚP: 6
*Chương I: Tế bào thực vật.
1.Hình dạng và kích thước của tế bào thực vật.
- Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
* Hình dạng:
- Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau.
Ví dụ: Tế bào rễ cây có hình đa giác.
 Tế bào lá cây có hình trụ dài.
- Trong cùng một cơ quan cũng có nhiều loại tế bào khác nhau:Trong phần rễ cây gồm các tế bào biểu bì hình đa giác xếp xít nhau. Phần thịt vỏ gồm nhiều tế bào có độ lớn khác nhau.
 *kích thước của tế bào thực vật .
STT
TẾ BÀO
CHIỀU DÀI (mm)
ĐƯỜNG KÍNH (mm)
1
Tế bào sợi gai
550
0,04
2
Tế bào tép bưởi
45
5,5
3
Tế bào thịt quả cà chua
0,55
0,55
4
Tế bào mô phân sinh ngọn
0,001 – 0,003
0,001 – 0,003 
- Kích thước tế bào khác nhau.
 Phần lớn tế bào có kích thước nhỏ bé không thể nhìn bằng mắt thường được mà chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi như tế bào thịt quả cà chua, tế bào mô phân sinh ngọn.
Nhưng có những tế bào khá lớn như tế bào sợi đay, tép bưởi mà mắt thường nhìn thấy được.
2.Cấu tạo tế bào thực vật.
- Vách tế bào→ làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Màng sinh chất→ bao bọc ngoài chất tế bào.
- Chất tế bào là chất keo lỏng trong chứa các bào quan → diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
- Nhân có cấu tạo phức tạp→ điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Không bào→ chứa dịch tế bào.
	*Chương III: Thân.
1.Các loại thân.
a)Thân cây gồm những bộ phận nào ?
Thân cây gồm các bộ phận:
-Thân chính
-Cành
-Chồi ngọn
-Chồi nách
b)Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá:
-Chồi hoa:
+Có mầm hoa
+Kích thước lớn hơn
+Chồi hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.
-Chồi lá:
+Có mô phân sinh ngọn
+Kích thước nhỏ
+Chồi lá phát triển thành cành mang lá
c).Có mấy loại thân ? kể tên một số cây có những loại thân đó ?
Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia làm 3 loại: 
-Thân đứng :
+Thân gỗ : Cứng,cao,có cành ( cây xoài,cây mít..)
+Thân cột : Cứng,cao,không cành (cây dừa,cây cao..)
+Thân cỏ : Mềm,yếu,thấp (rau cải, , cây ớt,cây lúa ...)
- Thân leo:
+Tua cuốn ( mướp, bầu, bí,)
+Thân quấn (đậu hà lan..)
-Thân bò: Mềm,yếu,bò sát mặt đât (khoai lang, rau má )
2.Thân dài ra do đâu.
a)Giải thích vì sao thân dài ra được?
V× ë phÇn ngän cã m« ph©n sinh ngän, c¸c tÕ bµo ë m« ph©n sinh ngän ph©n chia vµ lín lªn lµm cho th©n dµi ra.( ë c¸c cµnh còng cã hiÖn tượng như ë ngän c©y).
b)Bấm ngọn,tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn,những loại cây nào thì tỉa cành?cho ví dụ?
- Bấm ngọn, tỉa cành để tăng năng suất
- Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ cho nhiều chồi, hoa,
quả (cây cà phê, bầu bí, cây bông...)
- Còn tỉa những cành sâu, cành xấu, cành dưới gốc để cây
tập trung phát triển chiều cao (cây bạch đàn, cây gai...)
c)Vì sao nói đối với cây lấy gỗ người ta không nên ngắt ngọn mà chỉ tỉa cành?
-phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt và chỉ tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vàothân chính.
3.Dác và ròng.
a)Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?
-đếm dác và ròng có thể xác định được tuổi của cây.
b)Em hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng.
-Ròng :
+Là phần nằm ở bên trong,dày
+Có màu sẫm hơn
+Cấu tạo bằng các tế bào gỗ già chết nên chắc và cứng rắn
+Chức năng: nâng đỡ cho cây
-Dác:
+Là phần nằm ở bên ngoài,mỏng
+Có màu nhạt hơn
+Cấu tạo bằng các tế bào gỗ còn non nên không cứng lắm
+Chức năng: vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
c)Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà,làm trụ cầu,tà vẹt?
Trong làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt, người ta thường lấy phần ròng để làm, vì phần ròng có những tế bào chết, chúng có lớp ngoài rắn chắc và khả năng chịu lực rất là tốt, vì vậy chúng thường dùng để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt.
*Chương IV: Lá.
1.Khái niệm về quang hợp.
- Khái niệm: quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo tinh bột. 
 -Viết sơ đồ quang hợp:
Nước + Khí cacbonic ---------------------------> tinh bột + O2
- Nước lấy từ đất qua lông hút của rễ hấp thụ, thân cây vận chuyển tới lá
- Cacbonic lấy từ không khí
- Tinh bột ở trong lá
- O2 nhả ra ngoài môi trường
*Thân non có màu xanh có tham gia quang hợp không?vì sao?cây không có lá hoặc lá rụng sớm(cành giao,xương rồng)thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận?vì sao em biết?
-Có thể tham gia quang hợp được vì thân có màu xanh là có chất diệp lục.
-Do thân đảm nhận .Bởi vì thân của những cây này đều có màu xanh
2.Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp.
quang hợp của cây xanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh, trong đó có các yếu tố chính: Ánh sáng, nước, hàm lượng CO2 trong không khí và nhiệt độ
2.1Tại sao người ta không nên trồng cây với mật độ quá dày ?
+ Trồng cây với mật độ quá dày để tận dụng triệt để đất, cây phải mọc chen chúc sẽ bị thiếu ánh sáng, thiếu không khí, nhiệt độ không khí sẽ tăng cao, không đủ nguồn nước gây trở ngại cho quá trình quang hợp, cây chế tạo được ít chất hữu cơ, thu hoạch sẽ thấp. 
2.2.Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt ? Cho ví dụ 
+ Nhiều loại cây cảnh có nhu cầu ánh sáng không cao vì thế trồng trong nhà cây vẫn quang hợp được và xanh tốt. 
+ Ví dụ: thiết mộc lan, trúc nhật, vạn niên thanh,.
2.3Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt phải chống nóng và chống rét cho cây? 
+ Nhằm tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp, cây sẽ tạo nhiều chất hữu cơ hơn, cây lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
2.4Khí oxi do quang hợp nhả ra cần cho sự hô hấp của những sinh vật nào ?
Con người và động vật.
2.5.Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí cacbonic vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí không tăng ?
Khi quang hợp, cây xanh lấy vào khí cacbonic góp phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí.
3. ý nghĩa của quang hợp.
- Trong quá trình quang hợp, cây xanh nhả ra O2 cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
- Hô hấp của các sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thảo ra cacbonic, nhưng nhờ có cây xanh nên tỉ lệ chất khí này đã được giảm rất nhiều
- Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh chế tạo ra được con người, động vật & các sinh vật khác sử dụng.
 Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên TĐ kể cả con người
a)Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh chế tạo ra đã được những sinh vật nào sử dụng ?
Hầu hết các loài động vật và con người đều có thể sử dụng trực tiếp chất hữu cơ của cây xanh làm thức ăn hoặc sử dụng gián tiếp thông qua các động vật ăn thực vật.
b)Hãy kể những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp cho đời sống của con người ?
-Lương thực, thực phẩm
-Thuốc men
-Các nguyên liệu
Trang trí 
4.Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá.
- Tạo ra sức hút góp phần làm cho nước và muối khoáng hoà tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
- Giữ cho lá được dịu mát để cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.
*Tại sao khi mang cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn ?
Nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá . Vì bộ rễ bị tổn thương nên chưa thể hút nước. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước có thể héo rồi chết.
*Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính.
1.Cấu tạo và chức năng của hoa.
a)Các bộ phận của hoa:
- Hoa gồm các bộ phận chính: Đài, tràng, nhị, nhụy
+ Đài: thường có màu xanh
+ Tràng: gồm nhiều cánh hoa, màu sắc khác nhau tùy loại
+ Nhị: gồm chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn)
+ Nhụy: gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy (chứa noãn)
b)Tràng hoa có màu sắc rực rỡ để thực hiện chức năng gì?
- Thu hút côn trùng
c)Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu ? Vì sao ?
Nhị và nhụy hoa có chức năng sinh sản chủ yếu vì có tế bào sinh dục đực chứa trong hạt phấn của nhị và tế bào sinh dục cái chứa trong noãn của nhụy.
d)Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa . Bộ phận nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
*Đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa 
-Đài :
+Cấu tạo : phần loe ra, trên đế và cuống hoa.
+Chức năng : bảo vệ nhị và nhụy.
-Tràng :
+Cấu tạo : gồm nhiều cánh hoa, tạo thành bao hoa, màu hoa khác nhau.
+Chức năng : thu hút côn trùng, bảo vệ nhị và nhụy hoa.
-Nhị :
+Cấu tạo : gồm chỉ nhị và bao phấn, chứa hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
+Chức năng : cơ quan sinh sản của hoa
-Nhụy:
+Cấu tạo : gồm bầu nhụy, vòi nhụy và đầu nhụy, có chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
+Chức năng : cơ quan sinh sản của hoa.
*Bộ phận quan trọng nhất của hoa: là nhị và nhụy hoa .Vì nhị và nhụy hoa chứa tế bào sinh dục đực và sinh dục cái và là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa.
2.Các loại hoa.
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy kể tên ba loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà bạn biết?
-Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhuỵ
+Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy (hoa cải ,hoa bưởi,hoa cam)
+Hoa đơn tính là: hoa chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái (hoa mướp,hoa bí,dưa chuột)
2. Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho ví dụ?
-Có 2cách:hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm
-Hoa mọc đơn độc: mỗi cuống chỉ mang một hoa(hoa sen,hoa súng,hoa hồng...)
-Hoa mọc thành cụm: Trên 1 cuống chính mang nhiều hoa(hoa cải,hoa cúc ,hoa ngâu)
3*. Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?
Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác,chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn,quả sẽ đậu được nhiều hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_I_sinh_6_nam_hoc_20152016.doc