Đề kiểm tra Môn Ngữ văn lớp 9

doc 4 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1169Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Môn Ngữ văn lớp 9
- 2016
MÔN : NGỮ VĂN 9
 	Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Lựa chọn rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng 
Câu 1: 
Trong truyện Kiều câu thơ: ‘‘ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh’’ để diễn tả sự ghen tức của thiên nhiên đối với vẻ đẹp của ai ?
 A. Thúy Vân B. Đạm Tiên 
 C. Thúy Kiều 	 D. Hoạn Thư
Câu 2: 
Nhận định nào không đúng với nội dung tác phẩm:“Chuyện người con gái Nam Xương” ? 
 	A. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa 
B. Ca ngợi phong cảnh thiên nhiên 
 	C. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ 
 	D. Tố cáo chế độ phong kiến nam quyền 
Câu 3: 
Huy cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào ?
 	 A. Kháng chiến chống Pháp B. Kháng chiến chống Mĩ
 	 C. Sau cách mạng tháng Tám D.Trước cách mạng tháng Tám
Câu 4: 
Câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng phép tu từ gì?
 	A. So sánh B. Hoán dụ
 	C. Ẩn dụ D. Nói quá
Câu 5: 
Theo Tác giả Lê Anh Trà quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
A. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời khác người
B. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng
C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng
D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao
Câu 6:
 Chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” là :
 A. Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh. 
 B. Tình yêu quê hương, đất nước.
 C. Hình ảnh người nông dân có phẩm chất lương thiện. 
 D. Vẻ đẹp những người lao động thầm lặng.
Câu 7: 
 Các cách nói : nói leo, nói hớt, nói móc đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? 
 A. Phương châm lịch sự. B. Phương châm quan hệ . 
 C. Phương châm về lượng. D. Phương châm cách thức.
Câu 8: 
Người kể trong văn bản “Chiếc lược ngà” là:
 	A. Anh Sáu. 	 B. Bé Thu. 	
 	C. Bác Ba. 	 D. Mẹ bé Thu. 
Câu 9: 
Điền một trong các cụm từ sau: Yếu tố nghị luận, yếu tố miêu tả, yếu tố tự sự, yếu tố biểu cảm vào dấu () cho phù hợp: 
“Trong bài văn thuyết minh  làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng”.
Câu 10: Ghép một tên văn bản ở cột A với một nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
A
(Tên văn bản)
B
(Thể loại)
Nối
1. Đồng chí 
A. Thơ năm chữ
1 - 
2. Lặng lẽ Sa Pa
B. Thơ tám chữ
2 - 
3. Ánh trăng
C. Truyện ngắn
3 -
4. Bếp lửa 
4 - 
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Cho khổ thơ sau : 
‘‘Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. ..’’
 (Bếp lửa -Bằng Việt)
Em hiểu như thế nào về hình ảnh ‘‘ngọn lửa’’ trong khổ thơ ?
Câu 2.(1điểm)
Từ "xuân " trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ " xuân " ấy?
 a. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
 b. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Câu 3:( 4 điểm)
 Nhập vai ông Hai trong văn bản “Làng” – Ngữ văn 9, tập 1, kể lại diễn biến tâm lý của ông khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN : NGỮ VĂN 9
Câu hỏi
Nội dung cần đạt
Điểm
Phần trắc nghiệm
(3đ)
 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
B
D
C
D
D
B
C
Yếu tố miêu tả
2 - C
3 - A
4 - B
Từ câu 1 đến câu 9 mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
 Riêng câu 10 mỗi ý đúng được 0,25 đ
2,25
0,75
Phần tự luận (7 đ)
Câu 1
(2đ)
Cho khổ thơ sau : 
‘‘Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. ..’’
 (Bếp lửa-Bằng Việt)
Em hiểu như thế nào về hình ảnh ngọn lửa trong khổ thơ ?
- Hình ảnh ‘‘ngọn lửa’’ thực sớm chiều bà chi chút, tần tảo nhóm lên mỗi sớm mai, chăm lo từng bữa ăn cho cháu trong cuộc sống thường ngày.
- ‘‘Ngọn lửa lòng bà ’’, ‘‘Ngọn lửa chứa niềm tin. ..’’ đó là hình ảnh ẩn dụ: Ngọn lửa đó là tình bà ấm nóng, là niềm tin là niềm hi vọng, là sức mạnh mà bà muốn truyền cho cháu. Ngọn lửa đó có sức tỏa sáng diệu kì nâng đỡ cháu trên bước đường đời cháu đi.
 1
 1
Câu 2
(1đ)
Từ "xuân " trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ " xuân " ấy?
 a. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
 b. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
- Từ xuân ở câu a mang nghĩa gốc, nghĩa là: Mùa xuân 
- Từ xuân ở câu b mang nghĩa chuyển, nghĩa là: Tuổi trẻ 
0,5 0,5
Câu 3 (4đ)
Nhập vai ông Hai trong văn bản “Làng” – Ngữ văn 9, tập 1, kể lại diễn biến tâm lý của ông khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. 
+Về nội dung:
1. Mở bài
- Giới thiệu 
+ Hoàn cảnh xuất thân ( Quê quán, đi tản cư, luôn yêu và nhớ làng mình)
+ Tình huống:Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. 
2. Thân bài
- Kể theo diễn biến như sau:
* Trước khi nghe tin: Đang rất vui, sung sướng khi nghe nhiều tin chiến thắng
 * Khi nghe tin dữ: 
+ Cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân  Tin đến đột ngột, bất ngờ làm Tôi sững sờ, bẽ bàng, bàng hoàng, đau đớn, tê tái. 
+ Dáng vẻ, cử chỉ: Lảng tránh, cúi gằm mặt vì xấu hổ, chột dạ, trống ngực đập thình thịch
+ Về nhà: nằm vật ra, không tin điều đó, kiểm điểm lại từng người ở làng, dằn vặt, lo sợ, gắt gỏng vợ con...
+ Tâm sự với con cho vơi nỗi buồn, tấm lòng chung thủy sắt son với đất nước với cụ Hồ
* Khi nghe tin làng được cải chính: vui sướng, khoe tây đốt nhà, đốt làng với mọi người...
 3. Kết bài
 Tình yêu Làng sâu nặng, gắn bó hòa quyện với tình yêu nước. Nỗi buồn vui gắn với nỗi buồn vui của làng quê, của kháng chiến....
+Về hình thức:
- Xưng hô : Tôi
- Bố cục đủ 3 phần, kể theo trình tự, có kết hợp đối thoại độc thoại, miêu tả, nghị luận.
0,5
0, 25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • dochoc_ki_toan_6.doc