Phòng GD-ĐT Việt trì đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 8 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ THCS lý Tự Trọng Lê Thị Kim Thịnh THCS Gia Cẩm Tuần:11 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời Câu 1: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng ............ A: Thẳng đứng từ dưới lên . B: Thẳng đứng từ trên xuống . C Từ trái sang phải. D: Từ phải sang trái. Câu 2: Công thức tính lực đẩy acsimét FA = d.V. trong đó d, V là gì? A: d là trọng lượng riêng của vật , V là thể tích của vật. B: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật . C: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ Câu 3: Độ lớn của lực đẩy acsmét lên vật nhúng trong chất lỏng .............trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. A: Lớn hơn. B: Nhỏ hơn. C: Bằng. Câu 4: Công thức tính độ lớn lực đẩy acsimét: A: FA = d.V B: FA = D.V C: FA = d/V Câu 5: Lực đẩy acsimét phụ thuộc vào yếu tố nào? A: Trọng lượng riêng của chất lỏng. B: Thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C: Kết hợp A và B. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hướng của lực đẩy acsimét ? A: Hướng thẳng đứng lên trên B: Hướng thẳng đứng xuống dưới. C Theo mọi hướng Câu 7*: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước . Thỏi nào chịu lực đẩy acsimét lớn hơn? A: Thỏi nhôm B: Thỏi thép C: Lực đẩy acsimét lên hai thỏi bằng nhau Câu 8*: Một vật làm bằng kim loại được nhúng chìm vào bình chứa có vạch chia làm cho mực nước trong bình dâng lên thêm 100 cm3 .Tính lực đẩy acsimét lên vật ? A: FA = 1N B: FA = 10N FA = 0,1N Câu9** : Treo một vật nặng vào lực kế , lực kế chỉ P = 4,5 N,khi nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ P1 = 3 N. Xác định độ lớn lực đẩy acsimét ? A: FA = 7,5N B: FA = 1,5N C: FA = 4,5N Câu10**: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy acsimét lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước : A: : FA = 10N B: FA = 15N C: FA = 20N D: FA = 25N Phòng GD-ĐT Việt trì đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 8 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ THCS lý Tự Trọng Lê Thị Kim Thịnh THCS Gia Cẩm Tuần:13 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời Câu1: Nhúng một vật vào chất lỏng , vật chìm xuống khi trọng lượng P......lực đẩy ăcsimét FA . A: Bằng B: Nhỏ hơn C: Lớn hơn Câu2: : Nhúng một vật vào chất lỏng,vật nổi lên khi: A: P > FA B: P < FA C: P = FA Câu3: Một vật lơ lửng trong chất lỏng khi: A: P = FA B: P FA Câu4 : Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy ăcsimét FA = d.V .Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng , V là....... A:Thể tích của vật. B: Thể tích của chất lỏng. C: Thể tích của phần vật chìm tron chất lỏng. Câu5: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì trọng lượng của vật ........lực đẩy acsimét. A: Bằng B: Nhỏ hơn C: Lớn hơn Câu6: Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P có chiều từ trên xuống, lực đẩy acsimét FA có chiều từ dưới lên.Hãy chọn câu trả lời đúng? A: Vật chìm xuống khi: P > FA B: Vật lơ lửng khi P = FA C: Vật nổi lên khi: P < FA D: Cả A,B,C đúng. Câu7*:Thả một hòn bi thép vào thuỷ ngân thì hòn bi nổi hay chìm? A: Nổi B: Chìm C: Lơ lửng Câu8*: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy acsimét được tính như thế nào? A: Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng. B: Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C: Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật Câu9*: Vật M và vật N có cùng thể tích, được nhúng ngập trong nước .Vật M chìm xuống đáybình, vật N lơ lửng trong nước . Gọi PM và PN là trọng lượng của hai vật.So sánh PM với PN ? A: PM = PN B: PM > PN C: PM < PN Câu10** Vật 1 và vật2 có cùng thể tích, được nhúng ngập trong nước .Vật1 chìm xuống đáybình, vật2 lơ lửng trong nước . Gọi FA 1 , FA 2 lực đẩy acsimét lên hai vật1 và vật2. So sánh FA 1 với FA 2 ?. A: FA 1 > FA 2 B: FA 1 = FA 2 C: FA 1 < FA 2 Phòng GD-ĐT Việt trì đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 8 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ THCS lý Tự Trọng Lê Thị Kim Thịnh THCS Gia Cẩm Tuần:14 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời Câu1: Trong những trường hợp dưới đây , trường hợp nào có công cơ học ? A: Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp đến cao. B: một học sinh đang ngồi học bài. C: Máy xúc đất đang làm việc . D: Cả A và C. Câu2: Công thức tính công cơ học : A: A = F.s B: A = C: A = Câu3: Công cơ học phụ thuộc vào : A: lực tác dụng vào vật. B: Quãng đường vật dịch chuyển . C: kết hợp Avà B Câu4: Đơn vị nào là đơn vị của công cơ học trong các đơn vị sau? A: N. m 2 B: N.m C: Jun (J ) D: Cả B,C đúng Câu5: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có công cơ học ? A:Lực kéo của con bò làm xe chuyển động B: Lực sĩ cử tạ giữ quả tạ đứng yên trên tay . C: Cả A và B Câu6: Đầu tầu hoả kéo toa xe với lực F = 5000N , toa xe chuyển động được 1000m . Tính công lực kéo của đầu tầu ? A: A = 5000 000 (J ) B: A = 500 000 (J ) C: A = 50 000 (J ) Câu7*: Một quả dừa khối lượng 1,5kg rơi từ trên cây xuống cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực? A: A = 90 (J ) B: A = 120 (J ) C: A = 9 (J ) Câu8*: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo F = 600N đi được 90m. Tính công của lực? A: A = 54000 (J ) B: A = 54000 (N.m ) C: A = 5400 (J ) D: Cả A,B đều đúng. Câu9**:Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào trọng lực thực hiện công ? A: Đầu tầu kéo đoàn tầu chuyển động B: Ôtô chuyển động trên mặt đường nằm ngang C: quả bưởi rơi từ trên cao xuống. Câu10**: Dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500kg lên cao 8m .Tính công thực hiện ? A: A = 200 000 (J ) B:A = 200 (kJ ) C: Cả A,B đều đúng. Phòng GD-ĐT Việt trì đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 8 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ THCS lý Tự Trọng Lê Thị Kim Thịnh THCS Gia Cẩm Tuần: 15+16 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời Câu1: Định luật về công được phát biểu: A: Không một máy đơn giản nào cho ta lợi về công. B: Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại . C: Kết hợp cả A và B. Câu2: Khi sử dụng các máy đơn giản có máy nào cho lợi về công không ? A:Ròng rọc. B: Mặt phẳng nghiêng. C: Không máy nào cho lợi về công. D: Đòn bẩy. Câu3: Đơn vị công suất : A: W B: kW C: MW D: Cả A,B,C. Câu4: Để chuyển một vật nặng lên cao người ta dùng nhiều cách , có cách nào dưới đây cho ta lợi về công không ? A: Dùng ròng rọc động. B: Dùng mặt phẳng nghiêng. C: Dùng ròng rọc cố định. D: Cả ba cách trên đều không cho lợi về công. Câu5 Công thức tính công suất : A: P = A.t B: P = C: P = Câu6: Bạn An khẳng định kéo một vật lên bằng ròng rọc cố định dễ dàng hơn vì : A: Lợi về lực. B: Lợi về công. C: Lợi cả về lực và công . D: Đổi hướng của lực. Câu7*: Khi sử dụng các máy đơn giản có một kết luận giống nhau ? A: Được lợi về lực. B: Thiệt về đường đi.: C Đổi hướng của lực. D: Không được lợi về công Câu8*: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công trong một giây là: A Công suất . B: Hiệu suất. C: công cơ học. D: Vận tốc . Câu9**: Em hiểu thế nào khi nói công suất của một chiếc quạt là 35W? A: Trong 1s quạt thực hiện một công bằng 35 J. B: Quạt thực hiện một công bằng 35W trong 1s. C: Cả A,B đúng. Câu10**: Một con ngựa kéo xe thực hiện một công là 1 800 000J trong một giờ . Tính công suất của con ngựa đã thực hiện? A: P = 500 W B:P = 50 W C: P = 5000 W Phòng GD-ĐT Việt Trì Đáp án đề trác nghiệm môn Vật Lý lớp 8 Đề tuần Phương án trả lời các câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 11 a c c a c a c a b c 13 c b a c a d a b b b 14 d a c d a a a d c c 15,16 c c d d b d d a a a Người làm đề và đáp án : 1- Nguyễn Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng. 2- Lê Thi kim Thịnh - THCS Gia Cẩm.
Tài liệu đính kèm: