Đề kiểm tra môn: lịch sử 6 tuần 19

doc 16 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1857Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn: lịch sử 6 tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn: lịch sử 6 tuần 19
Phòng GD - ĐT Việt Trì
 Đề kiểm tra tnkq
Môn: Lịch sử 6
Tuần 19 
Trường THCS Dữu Lâu
Người ra đề: Phạm Thị Sơn
Câu 1: Cư dân thuộc văn hoá Đông Sơn là người:
A. Lạc Việt 	B. Chăm pa
C. Phù Nam	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. Thế kỉ IV TCN	C. Thế kỉ VI TCN
B. Thế kỉ V TCN	D. Thế kỉ VII TCN
Câu 3: Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội là:
A. Đúng 	B. Sai
Câu 4: Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu thời gian nào?
A. Năm 207 TCN	C. Năm 179 TCN
B. Năm 111 TCN	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Đền thờ An Dương Vương được xây dựng tại đâu?
A. Bạch Hạc ( Việt Trì)	C. Cổ Loa ( Hà Nội)
B. Phong Châu ( Phú Thọ)	D. Cả A, B, C đúng
Câu 6: Các công trình văn hoá tiêu biể thời Văn Lang Âu Lạc 
A. Trống đồng	C. A, B đúng
B. Thành Cổ Loa	D. A, B sai
Câu 7: Thành Cổ Loa được xây dựng ở:
A. Phong Khê ( Đông Anh – Hà Nội)	C. Bạch Hạc ( Việt Trì)
B. Mê Linh ( Hà Nội)	D. Phong Châu ( Phú Thọ)
Câu 8: Truyện truyền thuyết nào phản ánh truyền thống quật cường chống ngoại xâm của tổ tiên ta:
A. Sơn Tinh – Thuỷ Tinh	C. Thánh Gióng
B. Bánh chưng, bánh giày	D. Cả A, B, C đúng
Câu 9: Ngôi sao nhiều cánh giữa mặt trống đồng của cư dân Văn Lang tượng trưng cho:
A. Thần mặt trời	C. Thần mặt trăng
B. Thần đất	D. Cả A, B, C đúng
Câu 10: Thời Văn Lang - Âu Lạc để lại cho chúng ta:
A. Tổ quốc, phong tục tập quán
B. Thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa nước
C. Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước
D. Cả A, B, C đúng 
Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịnh sử Lớp: 6 Tuần: 20
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
Câu1: Năm 179 TCN Âu Lạc chia thành mấy quận
A.Hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân
B.Hai quận : Cửu Chân, Nhật Nam
C.Ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
D. Hai quận: Giao Chỉ, Nhật Nam
Câu2: Âu Lạc bị nhà Hán gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao và chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam vào năm:
A.179 TCN	B.111 TCN	C.40 TCN	D.938
Câu3: Đứng đầu châu, quận là:
A. Người Việt	B. Người Hán
C. Các quan lại người Hán
Câu4: Đứng đầu các huyện là:
A. Bồ chính	B. Các lạc tướng người Việt
C. Người Hán
Câu5: Việc gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao và đặt dưới sự chỉ huy của người Hán nói lên:
A.Nước ta bị mất chủ quyền phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc ( bắc thuộc)
B.Nước ta bị đô hộ
C.Nước ta bị đồng hoá
Câu6: Dân Châu Giao ngoài nộp thuế cho người Hán, còn phải:
A. Đi lao dịch
B. Nộp sản, phục dịch gia đình quan lại
C. Cống nạp sản vật quý: ngà voi, sừng tê, ngọc trai và theo phong tục tập quán của người Hán
Câu7: Vùng Mê Linh có hai con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi vua Hùng dựng cờ khởi nghĩa là:
A.Triệu Trinh, Triệu Đạt	B.Trưng Trắc, Trưng Nhị
C.Thái Bình, Thái Dương
Câu8: Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa năm:
A.Mùa xuân năm 40	B. 981
C.938
Câu9: Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục tiêu
A.Rửa hận	B.Trả thù riêng
C.Trả thù nhà, đền nợ nước
Câu10: Nghĩa quân hai bà đã toàn thắng sau khi :
A. Làm chủ Mê Linh, đánh chiếm Cổ Loa và Luy Lâu
B.Tô Định bỏ trốn
C.Làm chủ tình hình
Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịnh sử Lớp: 6 Tuần:21
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
Câu 1: Sau khi giành độc lập cho đất nước, Hai Bà Trưng đã:
Xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, phong chức tước cho người có công, lập lại chính quyền, xá thuế cho dân.
Cho quân nghỉ ngơi
Xây dựng đất nước 
Câu 2: Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, chọn Mê Linh làm nơi đóng đô có ý nghĩa:
	A. Lòng tự tôn dân tộc	C. Một triều đại mới thành lập
	B. Khẳng định vị trí, vai tò người phụ nữ	D. Phụ nữ nắm quyền
	 trong lịch sử dân tộc
Câu 3: Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa dành độc. Vua Hán đã:
	A. Thắt cổ tự tử	C. Tức giận, chuẩn bị đem quân sang
	B. Xin giảng hoà	 đàn áp khởi nghĩa 
Câu 4: Lãng Bạc nằm phía Đông Cổ Loa là nơi:
	A. Địa thế hiểm trở 	C. Nghênh chiến quyết liệt của quân Hai 
	B. Vùng đồi cao	 Bà với quân xâm lược
	D. Cả A, B, C, mới đúng
Câu5: Cấm Khê ( Ba Vì - Hà Tây ) là:
Nơi cầm cự quyết liệt và Hai 	C. Vùng đát lịch sử
 Bà Trưng hi sinh 	
Vùng đất linh thiêng
Câu 6: Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê: vào thời gian:
	A. 3 - 42	C. 3 - 43 ( 6- 2 âm lịch)	
	B. 5 - 43	D. 9 - 42
Câu 7: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng tồn tại:
	A. 5 năm ( 40 - 45 )	C. 3 năm ( 40 - 43 )
	B. 2 năm (40 - 42 )	D. 10 năm ( 43 - 53 )
Câu 8: Buộc phải thu quân về nước, đi 10 phần về chỉ còn 4 - 5. Quân do tên tướng nào chỉ huy:
	A. Mã viện	C. Hạng Vũ
	B. Lưu Bang	D. Tần Thuỷ Hoàng
Câu 9: Việc dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng nói lên:
	A. Sự nhớ tới của dân ta	B. Để tri ân
Lòng kính trọng biết ơn của nhân dân ta với người có công với đất nước
Câu 10: Thành phố Hải Phòng có quận Lê Chân. Em hiểu gì về tên đơn vị hành chính đó:
	A. Tên vị anh hùng dân tộc	C. Tên người có công với nước
	B. Một tên hay	D. Tên vị nữ tướng của Hai Bà quê ở Hải Phòng. Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịch sử Lớp 6 Tuần 22
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
Câu 1: Giao Châu gồm những quận:
Cửu Châu, Nhật Nam	C. Giao Chỉ, Cửu Chân
Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam.	D. Nhật Nam, Giao Chỉ.
Câu 2: Sau khởi nghĩa Hai Bà. Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh nhằm:
Kiểm soát chặt hơn.	C. Trực tiếp cai quản xuống tận huyện	
Đồng hoá	D. Hán hoá Âu Lạc
Câu 3: Nhà Hán bóc lột nhân dân Giao Châu bằng:
Thuế khoá	 C. Cống nạp sản vật quý
Nhiều thứ thuế khác, lao dịch 	 D. Cống nạp sản phẩm thủ công và thợ giỏi
và cống nạp.	
Câu 4: Hậu quả chính sách bóc lột của nhà Hán với Giao Châu:
Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng	C. Đất nước xơ xác
Thôn xóm tiêu điều	D. Người dân chán ngán
Câu 5: Việc đưa người Hán sang Giao Châu, bắt dân nói, học chữ Hán, tuân theo phong tục tập, luật pháp người Hán nhằm:
Khai hoá văn minh	C. Đồng hoá dân ta
Hán hoá dân ta	D. Xoá tên tộc Việt
Câu 6: Việc chính quyền đô hộ thời Hán nắm độc quyền đồ sắt và đặt chức quan kiểm soát việc khai thác và mua bán sắt nói lên:
Chính sách thâm độc nhầm hạn chế phát	C. Tính độc quyền
 triển sản xuất và quốc phòng ở Giao Châu 	D. Sự thâu tóm
B. Sự vơ vét tàn bạo	
Câu 7: Tại các di chỉ mộ cổ thuộc thế kỷ I _ VI tìm thấy nhiều đồ sắt: Rìu, mai, cuốc, dao, kiếm, giáo.....Đã cho ta biết điều gì
Nghề luyện kim duy trì	C. Rèn vũ khí được chú ý
Công cụ sản xuất phát triển 	D. Mặc dù bị nhà Hán hạn chế, nhưng 
 nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển
Câu 8: Từ thế kỷ I ở Giao Châu cày bừa do trâu bò kéo phổ biến, có đê phòng lụt, nhiều kênh ngòi, trồng lúa 2 vụ.... Chứng tỏ :
Nền công nghiệp Giao Châu vẫn phát triển	C. Đê điều được chú ý
B. Nền công nghiệp được coi trọng 	D. Trồng lúa phát triển
Câu 9: Sách Nam phương thảo mộc ghi lại: “Người Giao Châu nuôi loại kiến vàng cho làm tổ ngay trên cành cam” để:
Sinh vật phong phú 	C. Giữ đa dạng sinh học
B.Làm cảnh sinh thái	D. Chống sâu bọ đục thân cây cam, dùng côn	trùng diệt côn trùng	
Câu 10: Sự ra đời của chợ làng, các trung tâm lớn như: Luy Lâu, Long Biên....Nói lên
Buôn bán đương thời khá phát triển	C. Kinh tế đi lên
Trao đổi mở rộng	D. Nông nghiệp phồn thịnh
 Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịch sử Lớp 6 Tuần 23
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
Câu 1: Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, đưa nho giáo, phật giáo và đạo giáo, luật lệ, tập quán người Hán du nhập vào nước ta nhằm mục đích:
Truyền bá tư tưởng Hán vào nước ta	C. Đồng hoá dân tộc ta
Hán hoá người Việt	D. Khai thông dân chí
Câu 2: Từ thế kỷ I - VI, thời kỳ bị đô hộ nước ta không còn vua, quan lại đô hộ nắm quyền gọi là thời kỳ:
	A. Bị đô hộ ( Bắc thuộc)	C. Bị lệ thuộc
	B. Không còn chủ quyền 	D. Mất tự chủ
Câu 3: Người Việt giữ sinh hoạt theo nếp sống riê: tục xăm mình, nhuộm răng ăn trầu, học chữ Hán bổ sung làm phong phú thêm tiếng việt nói lên:
A. Nếp sinh hoạt văn hoá 	C. Dân ta không bị đồng hoá mà vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc	
	B. Tập quán cổ xưa	D. Nguồn gốc từ Hán Việt
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm:
	A. 648	C. 842
	B. 428	D. 248
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Thị Trinh nổ ra ở quận:
	A. Cửu Chân	C. Giao Chỉ
	B. Nhật Nam	D. Giao Châu
Câu 6: Năm 19 tuổi Triệu Thị Trinh cùng anh trai tập hợp nghĩa sĩ chuẩn bị khởi nghĩa để lại cho em suy nghĩ:
A. Rất kính nể	C. Bà Triệu là người trẻ tuổi mà có ý chí lớn thật đáng học tập
	B. Anh em họ Triệu đoàn kết	 D. Cả nhà đánh giặc
Câu 7: Hình ảnh Triệu Thị Trinh mặc áo giáp, đi guốc ngà, cưỡi voi ra trận nói lên:
	A. Sức mạnh của người phụ nữ	C. Trang phục chủ tướng
	B. Khí thế, dũng khí mạnh mẽ của cuộc khởi nghĩa	D. Dữ tợn
Câu 8: Sử nhà Ngô chép “ năm 248 toàn thể Giao Châu đều chấn động” thật đúng với diễn biến khởi nghĩa:
Khí thế ngút trời	
B.Từ Phú Điền ( Hân Lộc _Thanh Hoá) nghĩa quân đột phá các thành ấp ở quận Cửu Chân đánh lan khắp Giao Châu	
Quân đi rầm rập, gió quấn cành khô 
Trúc trẻ tro bay
Câu 9: Tướng Lục Dận đem 6000 quân đàn áp khởi nghĩa Triệu Thị Trinh_Bà Triệu hy sinh tại 
	A. Yên Thế - Bắc Giang	C. Hương Sơn - Hà tĩnh
	B. Hát Môn - Hải Dương	D. Tại núi Tùng ( Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá)
Câu 10: Hiện nay ở núi Tùng ( Thanh Hoá) còn lăng Bà Triệu nói lên 
	A. Lòng biết ơn sự ghi công của nhân dân ta với Bà Triệu	 C. Địa danh nhân kiệt một thời
	B. Di tích còn lại của cuộc khởi nghĩa	 D. Quê hương Thanh Hoá anh hùng
Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịch sử Lớp 6 Tuần 24
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
Câu 1: Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành 3 quận:
A. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam	C. Nhật Nam, Giao Chỉ, Châu Giao
B. Giao Chỉ, Cửu Chân, Châu Giao	D. Cả A, B, C đúng
Câu 2: Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú. Những viên quan này đều là người Hán:
A. Đúng 	B. Sai
Câu 3: Nhân dân Châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào?
A. Nhân dân Châu Giao phải chịu nhiều thứ thuế ( nhất là muối và sắt)
B. Cống nạp những sản vật quý: Ngà voi, sừng tê, ngọc trai...
C. Bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán.
D. Cả A, B, C mới đúng
Câu 4: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa thời gian nào?
A. Mùa xuân năm 40	C. Mùa xuân năm 43
B. Mùa xuân năm 42
Câu 5: Nghe tin Hai Bà Trưng nổi dậy, nhân dân ở khắp nơi kéo quân về tụ nghĩa ở Mê Linh. Việc đó nói lên:
A. ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta rất tàn bạo 
B. Nhân dân ở khắp nơi đều căm giận muốn nổi dậy chống nhà Hán.
C. Mục tiêu cuộc khởi nghĩa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
D. Cả A, B, C mới đúng
Câu 6: Hai Bà Trưng đã hy sinh oanh liệt trên đất:
A. Mê Linh	C. Cấm Khê
B. Lãng Bạc	D. Cổ Loa
Câu 7: Nhân dân Giao Châu phải cống nộp cho nhà Hán:
A. Các sản vật quý 	C. Thợ khéo tay
B. Sản phẩm thủ công	D. Cả A, B, C mới đúng
Câu 8: Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển:
A. Việc cày bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
B. Biết trồng hai vụ lúa trong một năm. Lúa rất tốt
C. Đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú
D. Cả A, B, C đúng
Câu 9: Bà Triệu là người: 
A. Có sức khoẻ	C. Giàu mưu trí
B. Có chí lớn	D. Cả A, B, C đúng
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm:
A. 148	B. 248	C. 348	D. 448
Phòng GD - ĐT Việt Trì
 Đề kiểm tra tnkq
Môn: Lịch sử 6
Tuần 25 
Trường THCS Dữu Lâu
Người ra đề: Phạm Thị Sơn
Câu 1: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở:
A. Mê Linh	B. Hát Môn	C. Chu Biên	D. Từ Liêm	
Câu 2: Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng ở:
A. Huyện Mê Linh ( Vĩnh Phúc)	C. Hát Môn ( Hà Tây)
B. Cấm Khê 	( Hà Tây)	D. Cả A, B, C sai
Câu 3: Nhà Hán đã dùng những thủ đoạn gì để “ đồng hoá” dân tộc ta:
A. Đưa người Hán sang Giao Châu	
B. Buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán
C. Tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán
D. Cả A, B, C đúng
Câu 4: Phật giáo ra đời ở:
A. Trung Quốc	B. ấn Độ	C. Việt Nam	D. Lào	
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 bùng nổ ở:
A. Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh Hoá)	C. Núi Nưa ( Thanh Hoá)
B. Thiệu Yên ( Thanh Hoá)	D. Cả A, B, C sai
Câu 6: Loại vải nào của miền đất Âu Lạc cũ được các nhà sử học gọi là “ Vải Giao Chỉ”
A. Vải lụa tơ tằm	C. Vải tơ chuối
B. Vải thổ cẩm	D. Cả A, B, C đúng
Câu 7: Nhà Hán giữ độc quyền về sắt để:
A. Hạn chế sự phát triển sản xuất ở Giao Châu	C. Cả A, B đúng
B. Hạn chế sự chống đối của nhân dân Giao Châu	D. Cả A, B sai
Câu 8: Mùa xuân năm 40( tháng 3 dương lịch) ở Hát Môn ( Hà Tây) đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa	C. Hai Bà Trưng xưng vương
B. Hai Bà Trưng đánh tan quân Hán	D. Cả A, B, C sai.
Câu 9: Nhà Hán chiếm Âu Lạc năm:
A. Năm 179 TCN	C. Năm 40
B. Năm 111 TCN	D. Năm 43
Câu 10: Mục tiêu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
A. Giành lại độc lập cho Tổ Quốc	C. Trả thù nhà
B. Nối lại sự nghiệp của các vua Hùng	D. Cả A, B, C đúngPhòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịch sử Lớp 6 Tuần 26
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
Câu 1: Đầu thế kỷ thứ VI chính quyền đô hộ nhà Lương chia nước ta thành:
6 châu: Giao Châu, ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Ninh Châu, Hoàng Châu
3 châu: Lợi Châu, Ninh Châu, Hoàng Châu
4 châu: Giao Châu, ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu
Câu 2: Việc nhà Lương chủ trương: những chức vụ quan trọng chỉ giao cho những người thuộc tôn thất và dòng họ lớn nói lên:
Tập trung quyền lực
Nhà Lương nắm chặt nền thống trị, siết chặt ách đô hộ
Thâu tóm toàn bộ
Câu 3: Nhằm siết chặt ách đô hộ, Tiêu Tư ( thứ sử Giao Châu ) đã
A.Cử nhiều quan cai trị	C.Đặt ra nhiều quy định vô lý
B.Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý
Câu 4: Lý Bí 
Quê ở Nghệ Tĩnh
Dòng dõi vua Hùng 
Người quê Thái Bình, giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu, ghét bọn đô hộ ông từ quan bỏ về tập hợp hào kiệt nổi dậy
Câu 5: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm 
A.Mùa xuân năm 542	C. Năm 543
B. Năm 245
Câu 6: Triệu Túc, Tinh Thiều, Phạm Tu là:
Ba người tài 
Hào kiệt có tiếng theo về hưởng ứng khởi nghĩa Lí Bí
Danh tướng thời Trần
Câu 7: Khởi nghĩa Lí Bí - trong vòng 3 tháng khởi nghĩa thắng lợi:
A. Quân Lương bị giết 	C.Nghĩa quân chiếm hầu hết quận huyện Tiêu 
B. Giặc bỏ chạy	 Tư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc
Câu 8: Khởi nghĩa thắng lợi Lí Bí đã:
A.Lên ngôi hoàng đế ( Lí Nam Đế)	C.Giết voi khao quân
B.Ăn mừng chiến thắng
Câu 9: Việc Lí Bí đặt tên nước là Vạn Xuân nói lên:
Phỏng theo một tên hay
Ước nguyện của ông cha ta, muốn đất nước mãi mãi mùa xuân, thanh bình
Bắt chước Trung Quốc
Câu 10: Lập chính quyền mới: Triệu Túc giúp vua trông coi việc nước, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu ban võ. Nói lên:
Lí Bí trọng dụng người tài giỏi
Lí Bí thưởng công cho người cộng sự
Sự cắt đặt mới
Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịch sử Lớp 6 Tuần 27
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
Câu 1: Quân Lương do tướng Trầ Bá Tiên tấn công Vạn Xuân vào năm:
	A. 455	C. 445
	B. 5 - 545	D. 554
Câu 2: Thế giặc mạnh, Lí Nam Đế buộc phải lui quân về các nơi:
Sông Tô Lịch ( Hà Nội), Gia Ninh( Việt Trì), Hồ Điển Triệt( Vĩnh Phúc)
Tuyên Quang - Yên Bái
Lạng Sơn - Thái Nguyên
Câu 3: Hồ Điển Triệt bị đánh úp, Lí Nam Đế rút về:
	A. Phong Khê	C. Bạch Hạch - Việt Trì
Động Khuất Lão( Tam Nông- Phú Thọ)
Câu 4: Lí Nam Đế mất năm:
	A. 458	C. 548
854	
Câu 5: Triệu Quang Phục là:
Con Triệu Túc- người có công lớn được Lí Bí tin cậy trao quyền chỉ huy kháng chiến chống quuan Lương
Quan văn
Quan võ
Câu 6: Triệu Quang Phục chọn căn cứ ở:
	A. Lập Thạch- Vĩnh Phúc	C. Dạ Trạch- Hưng Yên
Yên Tử- Quang Ninh
Câu 7: Năm 550 nhà Lương có loạn tướng Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Tình thế đó là:
Cơ hội tốt để quân ta tấn công giành thắng lợi
Thế địch khó khăn
Thế ta lớn mạnh
Câu 8: Đánh thắng quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi xưng là:
	A. Phục Vương	C. Triệu Việt Vương
Phục Việt Vương
Câu 9: Hai mươi năm sau, Lí Phật Tử cướp ngôi lập ra:
	A. Triều đại mới	C. Triều Lí Phật Tử
	B. Triều đại Hậu Lí Nam Đế
Câu 10: Nhà Tuỳ tấn công Vạn Xuân, Lí Phật Tử bị bắt, nước Vạn Xuân kết thúc vào năm:
	A. 455	C. 603
	B. 503	
Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịch sử Lớp 6 Tuần 28
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
Câu 1: Nước ta bị nhà Đường đô hộ năm:
	A. 618	C. 68
	B. 806	D. 186
Câu 2: Dưới thời Đường, Giao Châu đổi thành:
	A. Đường Phủ	C. Phủ đô hộ
	B. An Nam Đô Hộ Phủ
Câu 3: Phủ đô hộ đặt ở:
	A. Cửa sông Tô Lịch	C. Tống Bình - Hà Nội
B. Cổ Loa
Câu 4: Dưới thời Đường, ngoài thuế khoá, cống nạp sản phẩn quý, còn có điểm mới:
	A. Nạp sừng tê 	 C. Nạp đồi mồi
	B. Cống nạp vải quả mỗi mùa vụ đến 
Câu 5: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra năm:
	A. 227	C. 722
	B. 720
Câu 6: Mai Thúc Loan xưng đế, dân thường gọi tên thân thuộc:
	A. Mai Hắc Đế	C. Vua Đế
	B. Vua Mai
Câu 7: Hiện nay còn đền thờ Mai Hắc Đế ở:
	A. Núi Vệ- Hùng Sơn	C. Ninh Bình
B. Đền Hùng
Câu 8: Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra năm:
	A. 676	C. 700
	B 776	D.760
Câu 9: Khởi nghĩa Phùng Hưng đã:
	A. Làm địch kinh hồn	C. Làm chủ Đường Lâm, bao vây Tống Bình
	B. Giết chết tên quan đô hộ
Câu 10: Hiện nay còn đền thờ Phùng Hưng ở:
	A. Đường Lâm- Hà Tây	C. Hà Nội
	B. Cổ Loa	D. Vĩnh Phúc
Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịch sử Lớp 6 Tuần 29
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
 Câu 1: Người Chăm cổ sinh sống ở đâu:
	A. Sa Huỳnh	C. Giao Châu 
	B. Huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam	D. Hoành Sơn
Câu 2: Nhân dân Tượng Lâm nổi dậy chống nhà Hán năm:
	A. 200	C. 192 - 193
	B. 195	D. 402
Câu 3: Sau khi giành độc lập- Khu Liên xưng vua đặt tên nước là: 
	A. Vạn Xuân 	C. Đại Việt
	B. Lâm ấp	D. Đại Cổ Việt
Câu 4: Quốc gia Lâm ấp có nét nổi bật:
	A. Lực lượng quân sự khá mạnh 	C. Lãnh thổ rộng lớn
	B. Đông dân	D. Vua anh minh
Câu 5: Sau khi mở rộng lãnh thổ từ Hoành Sơn đến Phan Rang, Lâm ấp đổi tên thành:
	A. Đại Việt	C. ChămPa
	B. Vạn Xuân 	D. Nam Việt 
Câu 6: Kinh đô nước ChămPa đóng ở:
	A. Sin ha pu ra ( Trà Kiệu_ Quảng Nam)	C. Phong Khê ( Đông Anh_ Hà Nội)
	B. Bạch Hạc - Phú Thọ	D. Cổ Loa -Đông Anh
Câu 7: Nguồn sống chính của người Chăm là:
	A. Đánh cá biển 	C. Nông nghiệp trồng lúa nước
	B. Buôn bán 	D. Khai thác lâm sản
Câu 8: Người Chăm có nền nghệ thuật đặc sắc là:
	A. Đền đài	C. Tượng phật
	B. Tháp Chăm	D. Trạm khắc
Câu 9: Biểu tượng của văn hoá Chăm là:
A. Khu thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam)	C. Ăng co
B. Thành cổ loa	D. Tháp Bình Sơn
Câu 10: Người Chăm quan hệ chặt chẽ lâu đời với cư dân Việt, biểu hiện
Khi nhân dân Tượng Lâm, Nhật Nam nổi	dậy cũng được nhân dân Giao Châu ủng hộ 
Khi khởi nghĩa 2 Bà Trưng nổ ra, nhân dân Tượng Lâm, Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng
Nhân dân Tượng Lâm, Nhật Nam cùng nhân dân Cửu Chân, Giao Chỉ đều chống kẻ thù chung
Cả A, B, C mới đúng
Phòng GD-ĐT Đề kiểm tra tnkq Môn:lịch sử Lớp 6 Tuần 30
 Việt Trì Người ra đề: Trần Đình Cẩn Trường THCS Gia Cẩm
Câu 1: Gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 trước công nguyên đến thế kỷ X là Bắc thuộc vì:
	A. Thời ấy nước ta không còn vua quan	C. Bị lệ thuộc
	B. Mất tự chủ	D. Không có chủ quyền 
Câu 2: Chính sách cai chị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với dân ta thời Bắc thuộc nhằm:
	A. Vơ vét của cải	C. Tàn sát dân ta
Đồng hoá dân tộc biến nước ta 	D. Xoá tên nước ta
thành quận huyện của Trung Quốc
Câu 3: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa năm:
	A. 240	C. Mùa xuân năm 40
	B. 80	D. 140
Câu 4: Sau khi dành độc lập cho đất nước Hai Bà Trưng đã:
	A. Xưng vương, đặt đô ở Mê Linh	C. Xá thuế cho dân
	B. Phong chức cho người có công	D. Cả A,B,C mới đúng
Câu 5: Cấm Khê ( Ba Vì - Hà Tây ) là:
	A. Vùng đất nhiều người tài	C. Nơi cầm cự quyết liệt và là nơi 
	 Hai Bà Trưng hi sinh
	B. Vùng đất linh thiêng	D.Vùng đất lịch sử
Câu 6: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng tồn tại:
	A. 5 năm( 40 - 45 )	C. 10 năm ( 43 - 53 )
	B. 2 năm ( 40 - 42 )	D. 3 năm ( 40 - 43 )
Câu 7:Khởi nghĩa Bà Triệu Thị Trinh nổ ra ở quận:
A. Cửu Chân 	C. Giao Chỉ
B. Nhật Nam	D. Giao Châu
Câu 8: Năm 19 tuổi Triệu Thị Trinh cùng anh trai tập hợp nghĩa sĩ để chuẩn bị khởi nghĩa, đã để lại cho em suy nghĩ:
	A. Kính trọng	C. Bà Triệu là người trẻ tuổi mà
	 có trí lớn thật đáng học tập.
	B. Anh em họ Triệu đoàn kết 	D. Cả nhà đánh giặc.
Câu 9: Tướng Lục Dận đem 6000 quân đàn áp khởi nghĩa Triệu Thị Trinh - Bà Triệu hi sinh tại:
	A. Yên Thế - Bắc Giang	C. Hương Sơn - Hà Tĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_SU_6_NONG_TRANG_T1932.doc