Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử lớp 6

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 518Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử lớp 6
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I môn Lịch Sử lớp 6
 MÔN: LỊCH SỬ- KHỐI 6
BÀI 1: SƠ LƢỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con
người và xã hội loài người.
Câu 2: Học lịch sử để làm gì ?
- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc.
- Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài
người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.
- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và
biết mình phải làm gì trong tương lai.
Câu 3 : Dựa vào đâu để biết và khôi phục lại lịch sử ?
+ Tư liệu truyền miệng.
+ Tư liệu hiện vật.
+ Tư liệu chữ viết.
BÀI 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 4 : Theo em có mấy cách làm lịch ? Nêu những cách đó ?
- Có 2 cách làm lịch.
- Dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất: âm lịch.
- Dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: dương lịch.
Câu 5: Theo em thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ? Vì sao ?
- Thế giới cần một thứ lịch chung. Vì: Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa
các quốc gia ngày càng lớn. Nhu cầu cách tính thời gian được đặt ra nên cần có lịch chung
gọi là Công lịch.
Câu 6: Công lịch đƣợc tính nhƣ thế nào ?
- Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê- xu ra đời làm năm đầu tiên của Công
nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).
BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 7: Ngƣời tối cổ khác với loài Vƣợn cổ ở những điểm nào và đƣợc tìm thấy ở đâu ?
- Người tối cổ đi đứng bằng hai chi sau (chân), dùng hai chi trước (tay) để cầm, nắm,
đôi tay trở nên khéo léo, biết sử dụng những hòn đá, cành cây...làm công cụ.
- Nơi tìm thấy: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu.
Câu 8: Ngƣời tinh khôn khác với Ngƣời tối cổ nhƣ thế nào ?
- Ở Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, cả cơ thể còn phủ một
lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước; thể tích sọ não từ 850 cm3 đến 1100cm3.
- Ở Người tinh khôn: mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi
thẳng, bàn tay nhỏ, khéo léo, thể tích sọ não lớn: 1450 cm3.
Câu 9: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
- Khoảng 4000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại làm
công cụ lao động.
- Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai thác đất hoang, tăng diện tích
trồng trọt... sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.
 - Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có... xã hội phân hóa thành kẻ
giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã.
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƢƠNG ĐÔNG
Câu 10: Các quốc gia cổ đại phƣơng Đông hình thành ở đâu và tự bao giờ ?
- Ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN.
- Địa điểm: Hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin ở Ai Cập; Ơ- phơ- rát và
Ti- gơ- rơ ở Lưỡng Hà; sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ; Hoàng Hà và Trường Giang ở
Trung Quốc.
Câu 11: Vì sao các quốc gia cổ đại phƣơng Đông hình thành trên lƣu vực các con sông
lớn ?
Vì đất đai ven sông màu mở, nước tưới đầy đủ, dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa
ngày càng phát triển nên trở thành ngành kinh tế chính. Lúa gạo ngày càng nhiều. Trong xã
hội xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Nhà nước ra đời.
Câu 12: Xã hội cổ đại phƣơng Đông bao gồm những tầng lớp nào ?
Bao gồm 3 tầng lớp chính:
+ Nông dân công xã, đông đảo nhất và là tầng lớp lao động sản xuất chính trong xãhội.
+ Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại, tăng lữ.
+ Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì convật.
Câu 13: Em hiểu thế nào là nhà nƣớc chuyên chế cổ đại phƣơng Đông ?
Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do :
- Vua đứng đầu, có quyền hành tuyệt đối, giải quyết mọi việc.
- Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương do quan lại,
quý tộc đứng đầu.
BÀI 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƢƠNG TÂY
Câu 14: Các quốc gia cổ đại phƣơng Tây hình thành ở đâu và tự bao giờ ?
- Xuất hiện đầu thiên niên kỉ I TCN.
- Địa điểm: trên bán đảo Ban Căng và I- ta- li- a đã hình thành hai quốc gia: Hy Lạp
và Rô- ma.
Câu 15: So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phƣơng Đông và phƣơng Tây ?
+ Phương Đông ra đời cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN trên lưu vực
các con sông lớn có nhiều phù sa màu mở thuận lợi phát triển nông nghiệp.
+ Phương Tây: ra đời đầu thiên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I- ta- li- a có ít
đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng, nhưng lại có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho
buôn bán đường biển.
Câu 16: Tại sao ở phƣơng Tây, các quốc gia cổ đại lại hình thành muộn hơn nhiều so
với phƣơng Đông ?
Vì ở phương Tây đất đai xấu, không thuận lợi cho sự phát triển của việc trồng lúa,
do đó không có nền kinh tế sớm ổn định, cần cho sự hình thành một quốc gia.
Câu 17: Thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ ?
Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó
giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ.
BÀI 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI
Câu 18: Các dân tộc phƣơng Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì ?
 - Biết làm lịch và dùng lịch âm: năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày;
biết làm đồng hồ đo thời gian.
- Sáng tạo chữ viết, gọi là chữ tượng hình, viết trên giấy pa- pi- rút, trên thẻ tre...
- Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được
số Pi bằng 3,16.
- Kiến trúc: các công trình kiến trúc đồ sộ: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba- bi- lon ở
Lưỡng Hà.
Câu 19: Ngƣời Hy Lạp, Rô- ma đã có những đóng góp gì về văn hóa ?
- Biết làm lịch và dùng lịch dương, chính xác hơn: 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia
thành 12 tháng.
- Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c...có 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái La tinh, đang được
dùng phổ biến hiện nay.
- Các ngành khoa học:
+ Phát triển cao đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.
+ Một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực: Ta- lét, Pi- ta- go, Ơ- cơ- lít
(Toán học); Ác- si- mét (Vật lý); Pla- ton, A- ri- xtốt (Triết học); Hê- rô- đốt, Tu- xi- đít
(Sử học); Stơ- ra- bôn (Địa lý)...
- Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng: đền Pac- tơ- nông ở A- ten;
đấu trường Cô- li- dê ở Rô- ma; tượng Lực sĩ ném đĩa, thần vệ nữ ở Mi- lô...
Câu 20: Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn đƣợc sử dụng đến
ngày nay ?
- Chữ viết a, b, c, chữ số, lịch, một số thành tựu khoa học: toán học; thiên văn, triết
học, sử học...
Câu 21: Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào ?
- Phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà; Trung Quốc, Ấn Độ.
- Phương Tây: Hy Lạp, Rô- ma.
 BÀI 8: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƢỚC TA
Câu 22: Những dấu tích của Ngƣời tối cổ đƣợc tìm thấy ở đâu ?
- Lạng Sơn: tìm thấy răng của Người tối cổ, cách đây 40- 30 vạn năm.
- Thanh Hóa, Đồng Nai: phát hiện nhiều mảnh đá được ghè mỏng ở nhiều chỗ, có
hình thù rõ ràng, dùng để chặt, đập.
Câu 23: Dấu tích của Ngƣời tinh khôn đƣợc tìm thấy ở đâu ? Họ làm gì để sinh sống ?
- Giai đoạn đầu: những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ
ràng, tìm thấy ở Thái Nguyên, Sơn Vi có niên đại kkhoảng 2- 3 vạn năm cách ngày nay.
- Giai đoạn phát triển: những công cụ được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai, một
số công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm, được tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh
Văn, Hạ Long có niên đại từ 12000 đến 4000 cách ngày nay.
- Họ sống chủ yếu bằng chăn nuôi và trồng trọt.
BÀI 9: ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƢỚC TA
Câu 24: Những điểm mới trong đời sống vật chất của ngƣời nguyên thủy thời Hòa
Bình- Bắc Sơn- Hạ Long là gì ? Theo em, việc xuất hiện nghề trồng trọt và chăn nuôi
có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với đời sống của ngƣời nguyên thủy ?
- Thời Hòa Bình- Bắc Sơn họ biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại
công cụ như rìu, bôn, chày.
- Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm; biết trồng trọt
và chăn nuôi...
- Ý nghĩa: giúp con người tự tạo lương thực thức ăn cần thiết bớt phụ thuộc vào tự
nhiên, có thể ở lại lâu dài một nơi thuận tiện nào đó.
Câu 25: Nêu đời sống tinh thần của ngƣời nguyên thủy trên đất nƣớc ta ?
- Họ biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ sò, đất nung...
- Biết vẽ trên vách hang động mô tả cuộc sống tinh thần của mình.
- Hình thành một số phong tục, tập quán: thờ vật tổ, biết chôn người chết, trong mộ
táng có chôn theo lưỡi cuốc đá.
Câu 26: Ngƣời tinh khôn tiến bộ hơn Ngƣời tối cổ nhƣ thế nào về tổ chức xã hội, công
cụ sản xuất ?
* Tổ chức xã hội:
+ Người tối cổ sống theo bầy vài chục người.
+ Người tinh khôn sống theo thị tộc biết làm nhà, làm chòi để ở.
* Công cụ sản xuất:
+ Người tối cổ: chủ yếu bằng đá.
+ Người tinh khôn đa dạng: đá, xương, sừng, tre, gỗ, đồng.
BÀI 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
Câu 27: Nghề nông trồng lúa nƣớc ra đời ở đâu và trong điều kiện nào ?
- Với nghề nông vốn có và công cụ được cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở
đồng bằng ven sông, ven biển thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
Câu 28: Theo em, sự ra đời của nghề nông trồng lúa nƣớc có ý nghĩa và tầm quan
trọng nhƣ thế nào trong quá tiến hóa của con ngƣời ?
- Ý nghĩa của nghề nông trồng lúa nước: từ đây con người có thể định cư lâu dài ở
đồng bằng ven các con sông lớn; cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật
chất và tinh thần.
BÀI 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Câu 29: Sự phân công lao động đã đƣợc hình thành nhƣ thế nào ?
- Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.
- Sự phân công lao động hình thành:
+ Phụ nữ ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệtvải.
+ Nam giới một phần làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá; mọt phần chuyên hơn làm
công việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức.
 BÀI 12: NƢỚC VĂN LANG
Câu 30: Nhà nƣớc Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Vào khảng các thế kỉ VIII- VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn. Sản xuất phát triển,
mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
- Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn
thường xuyên phải đối mặt với hạn hán, lụt lội. Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra
tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng.
- Các làng, bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột. Ngoài xung đột giữa người
Lạc Việt với các tộc người khác còn xảy ra xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau. Để
có cuộc sống yên ổn cần phải chấm dứt các cuộc xung đột đó. Nhà nước Văn Lang ra đời.
Câu 31: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nƣớc Văn Lang. Nêu nhận xét về tổ chức của Nhà nƣớc
đầu tiên này ?
* Nhận xét: Tổ chức nhà nước còn sơ khai, chưa có quân đội, luật pháp.
BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƢ DÂN VĂN LANG
Câu 32: Đời sống vật chất của cƣ dân Văn Lang ra sao ?
- Ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng
gừng làm gia vị.
- Nhà ở: ở nhà sàn, mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng
gỗ, tre, nứa, lá. Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển.
- Họ đi lại bằng thuyền.
- Về trang phục: nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực,
tóc cắt ngắn hoặc bỏ xõa, búi tó hoặc tết đuôi sam.
- Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông
chim hoặc bông lau.
Câu 33: Đời sống tinh thần của cƣ dân Văn Lang có gì mới ?
- Xã hội Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp xã hội khác nhau: quyền quý, dân tự
do, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
- Thường tổ chức lễ hội, vui chơi.
- Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán.
BÀI 14: NƢỚC ÂU LẠC
Câu 34: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tần diễn ra nhƣ thế nào ?
- Năm 218 TCN, nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
- Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt
cùng sống với người Tây Âu, vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời.
- Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết, nhưng nhân dân Âu-
Lạc Việt không chịu đầu hàng. Họ tôn người kiệt tuấn tên là Thục Phán lên làm tướng,
ngày ở trong rừng, đêm đến ra đánh quân Tần.
- Năm 214 TCN, người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư. Kháng
chiến thắng lợi vẻ vang.
Câu 35: Em hãy mô tả nét chính về thành Cổ Loa ? Vì sao Cổ Loa đƣợc xem là một
quân thành ?
- Thành Cổ Loa được xây dựng ở vùng đất Phong Khê. Thành gồm 3 vòng khép kín
với chu vi khoảng 16000m như hình trôn ốc, sau này gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.
- Các thành đều có hào bao quanh và thông nhau.
- Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc
tướng.
- Thành Cổ Loa là một quân thành vì: Đây là khu thành phòng thủ, bảo vệ kinh đô,
có lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh vả thủy binh, với vũ khí lợi hại đặc biệt là nỏ.
Câu 36: Tại sao An Dƣơng Vƣơng thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm
lƣợc Triệu Đà ? Sự thất bại của An Dƣơng Vƣơng để lại cho đời sau bài học gì ?
- Thất bại vì:
+ Nội bộ bị chia rẽ, mất hết tướng giỏi (Cao Lỗ, Nội Hầu bỏ về quê)
+ An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, quá tự tin vào lực lượng của mình.
+ Để lộ bí mật.
- Bài học:
+ Phải nêu cao cảnh giác với kẻ thù xâm lược.
+ Phải tin tưởng ở trung thần.
+ Vua phải dựa vào dân để đánh giặc, bảo vệ đất nước.
Chia sẻ:
Bạn cảm thấy bài blog này như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_su_8.doc