Đề kiểm tra kiểm tra 1 tiết học kì I - Địa lí 6 năm học: 2015 - 2016

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1197Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kiểm tra 1 tiết học kì I - Địa lí 6 năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra kiểm tra 1 tiết học kì I - Địa lí 6 năm học: 2015 - 2016
MA TRẬN NHẬN THỨC KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I - ĐỊA LÍ 6
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Các chủ đề
Mức độ nhận biết
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
I. TRÁI ĐẤT
1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ
- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ; hình dạng và kích thước của Trái Đất. 
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ và biết một số yếu tố cơ bản của bản đồ : tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương hướng trên bản đồ ; lưới kinh, vĩ tuyến.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
- Thế nào là kinh độ, vĩ độ của một điểm. Tọa độ địa lí của một điểm là gì?
- Xác định được kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây trên bản đồ và trên quả Địa cầu.
- Tính đơn giản được độ dài bản đồ trên thực tế so với độ dài trên bản đồ.
- Xác định được tọa độ địa lí của các điểm. 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I - ĐỊA LÍ 6
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Mức độ Nhận thức
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Trắc nghiệm
Tự luận
I. TRÁI ĐẤT
1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ
- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- biết một số yếu tố cơ bản của bản đồ : tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phương hướng trên bản đồ ; lưới kinh, vĩ tuyến.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
- Hiểu được ý nghĩa của hệ thống kinh vĩ tuyến.
- Thế nào là kinh độ, vĩ độ của một điểm.
- Tọa độ địa lí của một điểm.
- Tính đơn giản được độ dài bản đồ trên thực tế so với độ dài trên bản đồ.
- Xác định được tọa độ địa lí của các điểm.
100% 
10 điểm
Số câu: 6
15%
 1,5điểm
Số câu: 3
60% 
6điểm
Số câu: 5
 25% 
 2,5 điểm
Số câu: 2
Sở GD&ĐT Ninh Thuận
Trường PTDTNTTHCS Ninh Phước
KIỂM TRA KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Địa Lí 6
Thời gian: 45 phút
Họ và tên:.. Lớp: 
Điểm
 Lời phê của giáo viên
GK
GT I
GT II
Đề bài
Trắc nghiệm :(3,0đ) 
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng.
Câu 1: Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (Theo thứ tự xa dần Mặt Trời) là?
A. Thứ nhất	B. Thứ hai	C. Thứ ba	D. Thứ tư
Câu 2: Vĩ tuyến là ?
A. Những đường tròn song song với đường xích đạo.
B. Những đường nối từ cực Bắc đến cực Nam.
C. Những đường nối từ xích đạo đến cực Bắc.
D. Những đường nối từ xích đạo đến cực Nam.
Câu 3: Có mấy dạng kí hiệu bản đồ?
A. 2	B. 3	
C. 4	D. 5
Câu 4: Có mấy dạng tỉ lệ bản đồ?
A. 2	B. 3
C. 4	D.5
Câu 5: Tọa độ địa lí là?
A. Nơi có đường kinh tuyến đi qua	
B. Nơi có đường vĩ tuyến đi qua	
C. Giữa đường kinh tuyến và vĩ tuyến. 
D.Chỗ cắt nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó
Câu 6: Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỷ lệ 1:2.000.000 tương ứng ở thực địa là?
A. 2km	B. 12km	C. 20km	D. 200km
B. Tự luận:(7,0đ)
Câu 1:(3,0đ) 
Thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến?
Hệ thống kinh vĩ tuyến có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2:(4,0đ) 
Kinh độ của một điểm là gì? Vĩ độ của một điểm là gì ? 
Tìm tọa độ địa lí của điểm A, B, C, D.
C
B
0o
Kinh tuyến gốc
20o
10o
20o
10o
20o
20o
30o
10o
30o
D
A
0o xích đạo
10o
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM đề 1
I. Trắc nghiệm:
Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
B
A
D
A
II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1:(3 điểm) 
a. - Kinh tuyến: là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam, có độ dài bằng nhau. (1 điểm)
 - Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến, có đặc điểm nằm song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ Xích đạo về 2 cực. (1 điểm)
b. - Ý nghĩa: nhờ có hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến người ta xác định được vị trí của mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất. (1 điểm)
Câu 2 (4 điểm) 
a. - Kinh độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến gốc. (1 điểm)
 - Vĩ độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. (1 điểm)
b. Tọa độ của các điểm:
A. 20Đ / 20B.
B. 20T / 10B.
C. 10T / 10N.
D. 10Đ / 10N.
Phước Dân, ngày 13 tháng 10 năm 2015 GVBM
 Nguyễn Phước Vũ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_dia_li_678.doc