SỞ GD –ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRAHỌC KỲ I. NĂM HỌC 2014-2015 TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Môn: Vật Lý – Khối 10 -Thời gian: 45 phút . Họ và tên học sinh: Số báo danh: Câu 1: a/ Phát biểu và viết biểu thức định luật II Newton? b/ Quán tính là gì? Đại lượng nào đặc trưng cho mức quán tính của một vật? Vì sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được? Câu 2: a/Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn? b/Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì ? Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế ta phải làm gì? Câu 3 : a/ Định nghĩa momen lực và nêu điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định(Quy tắc momen lực)? b/ Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20cm. Tính mômen lực tác dụng lên vật rắn đó? Câu 4: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 20m so với mặt đất với vận tốc vo. Vật đạt tầm ném xa bằng 20m. Lấy g = 10m/s2. a/ Tính thời gian khi vật chạm đất? Tính vận tốc ban đầu vo và vận tốc khi vật chạm đất? b/ Viết phương trình quỹ đạo của vật? Chọn gốc thời gian và gốc tọa độ tại vị trí ném. Câu 5: Kéo một vật có khối lượng 6 kg chuyển động thẳng trên sàn nhà. Biết rằng lúc đầu vật đứng yên, lực kéo có phương ngang và có độ lớn 30 N, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. a/Tính gia tốc của vật. Sau khi đi được quãng đường 15m thì vật có vận tốc là bao nhiêu? b/Nếu lực kéo có phương hợp với phương chuyển động một góc 45o thì vật chuyển động với gia tốc là bao nhiêu ..HẾT.. ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ KHỐI 10 NĂM HỌC 2014-2015. Câu Nội dung Điểm Câu1 (2đ) - Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. hay (Thiếu véc tơ thì không chấm điểm) -Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vật tốc về cả hướng và độ lớn. -Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật. -Vì máy bay có khối lượng lớn nên có quán tính lớn do đó phải chạy quãng đường dài mới cất cánh được. 0,25đ*2 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ Câu2 (2đ) a/Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. F = G b/+Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay là trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế. +Muốn tăng mức vững vàng của mặt chân đế ta phải hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế của vật. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25*2 Câu3 (2đ) a/-Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. -Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng,thì tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại. b/ M = F.d = 10. 0,2 = 2 (N.m) 0,25*2 0,5đ 0,5đ*2 Câu4 (2đ) t = = 2s vo= = 10m/s v= = 10 m/s = 22,36 m/s y = Þ y = 0,25*2 0,25*2 0,25*2 0,25*2 Câu5 (2đ) O x y a.Áp dụng định luật II Newton: (1) Chiếu (1) lên trục Oy: -P + N = 0 Þ N = P Þ Fms = mmg Chiếu (1) lên trục Ox: F – Fms = ma (*) Þ a = 3m/s2. b. Theo định luật II Niu-tơn: Chiếu (2)lên 0y: N = P - Fsin Chiếu (2) lên 0x: Fx -Fms= ma Þ a= Hvẽ 0,25 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25*2 *Chú ý:-Học sinh làm theo cách khác nhưng nếu xét thấy ĐÚNG thì vẫn cho điểm tối đa. Nếu xét thấy SAI phần nào thì cứ trừ theo tỉ lệ . -Thiếu hoặc sai mỗi đơn vị trừ 0,25 điểm (trừ không quá 0,5 điểm toàn bài thi ). Tổ trưởng CM: Nguyễn Thị Thơ
Tài liệu đính kèm: