Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn Ngữ văn 7

pdf 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1029Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014 - 2015 môn Ngữ văn 7
PHÒNG GD & ĐT QUY NHƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015
MÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm (Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất hoặc những câu
trả lời đúng sau mỗi câu hỏi)
Câu 1: Bài thơ “Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thuộc loại thơ gì?
A. Thơ Đường B. Thơ Đường luật.
C. Thơ hiện đại D. Thơ Mới
Câu 2: Điền vào chỗ trống tên tác giả trong câu nhận xét sau:
Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam là...
A . Nguyễn Trãi B. Trần Nhân Tông
C. Bà Huyện Thanh Quan D. Nguyễn Khuyến
Câu 3: Cảm hứng nhân đạo ở bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương thể hiện ở
những điểm nào?
A. Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ
B. Khẳng định sức sống bất diệt của người phụ nữ
C. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ
D. Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
Câu 4: Trong văn bản nào, tác giả gửi đến người đọc thông điệp: Tổ ấm gia đình là vô
cùng quý giá và quan trọng?
A . Mẹ tôi B. Cổng trường mở ra.
C. Cuộc chia tay của những con búp bê D. Cả A, B,C đều đúng.
Câu 5: Thể loại văn học nào sau đây không thuộc văn biểu cảm.
A . Thơ trữ tình B. Thơ tự sự.
C. Ca dao trữ tình D. Tùy bút
II. Phần tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1:
a. Nêu các lỗi thường gặp về QH từ
b. Câu dưới đây mắc lỗi gì về QH từ ? Hãy sửa lại câu cho hoàn chỉnh
Qua bài thơ “Tiếng gà trưa của xuân Quỳnh cho ta hiểu: tình cảm gia đình đã
làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Câu 2. Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây, bãi biển...) quê
hương.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B D A,C C B
Điểm 0.5 0.5 1 0.5 0.5
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: (2 điểm)
a. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ: (0.25đ/trường hợp)
- Thiếu quan hệ từ.
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
- Thừa quan hệ từ.
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
b. - Lỗi sai của câu đã cho: Thừa quan hệ từ. (0.5đ)
- Sửa lại: + Bỏ quan hệ từ “qua” (0.25đ)
+ Viết lại câu như sau: Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh cho ta
hiểu: tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước.
Câu 2: (5 điểm)
Mở bài: - Giơí thiệu đối tượng biểu cảm: dòng sông/cánh đồng/ bãi biển/ 
- Nêu khái quát tình cảm của mình với đối tượng đó.
Thân bài: - Trình bày những nét đặc sắc, gợi cảm của đối tượng (kết hợp miêu tả)
- Hình ảnh đối tượng trong cuộc sống:
+ Gắn bó với em, với gia đình em như thế nào (hiện tại hoặc lâu đời)?
+ Nếu thiếu nó, cuộc sống của em ra sao?
+ Em có thể nghĩ đến những kỉ niệm gì về đối tượng?
+ Nếu chẳng may phải xa nơi ấy thì em sẽ buồn và nuối tiếc ra sao?
Kết bài: - Khẳng định lại cảm nghĩ.
- Lời mong ước, hứa hẹn.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_Ngu_van_lop_7_nam_hoc_2014_2015_Phong_GDDT_Quy_Nhon.pdf