Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2003 - 2004 môn: Hóa – Lớp:10 - Đề 1 thời gian làm bài: 60 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1174Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2003 - 2004 môn: Hóa – Lớp:10 - Đề 1 thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2003 - 2004 môn: Hóa – Lớp:10 - Đề 1 thời gian làm bài: 60 phút
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học:2003-2004
Trường Trung học Thực hành	 Môn: HÓA – Lớp:10- Đề 1 
	Thời gian làm bài: 60 phút
(Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu gì kể cả hệ thống tuần hòan)
Câu 1: (3,0 điểm) Cho các nguyên tố: A (Z=15); X có tổng số e trên lớp M là 4); D (có tổng số hạt mang điện là 14).
Viết cấu hình electron và gọi tên A, X, D. 
 Xác định vị trí của A, X, D trong bảng tuần hoàn.
c. A, X, D là kim loại hay phi kim? Công thức hidrôxit tương ứng? Cho biết các hidrôxit có tính axit hay bazơ? So sánh tính chất đó.
Câu 2: (2,0 điểm): A là oxit bất kì của nguyên tố R, tỉ khối của A với oxi là 2. Cho biết Oxi chiếm 50% khối lượng phân tử của A.
a. Xác định khối lượng phân tử của A.Tìm tên của nguyên tố R. 
b. Viết công thức electron, công thức cấu tạo về hợp chất của R với hidro. 
Câu 3: (2,0 điểm) 	Cho các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa–khử? Cân bằng phản ứng oxi hóa–khử đó bằng phương pháp thăng bằng electron:
Cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Mg tạo ra muối, S và nước.
Cho dung dịch (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra khí NH3, muối và nước.
Cho dung dịch thuốc tím (KMnO4) tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 2 muối, khí Cl2 và nước.
Câu 4: (3,0 điểm) Hoà tan 8,4g kim loại M vào 300ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, thu được dung dịch muối kim loại hoá trị II và khí hidrô. Để trung hòa lượng axit dư, người ta dùng hết 200ml dung dịch NaOH 1,5M.
a. Xác định tên kim loại M.
Cũng cho lượng kim loại trên vào H2SO4 đậm đặc vừa đủ, sẽ thu được một dung dịch (A) chứa muối kim loại có hoá trị III, một oxit của lưu huỳnh (biết oxit này nặng hơn không khí 2,21 lần). Hãy viết và cân bằng phản ứng trên. Tính thể tích khí oxit lưu huỳnh thu được ở điều kiện chuẩn.
Hỏi cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M cho từ từ vào dung dịch (A) để thu được kết tủa hết lượng ion kim loại.
Cho : H=1, C=12, O=16, N=14, S=32, Fe=56, Na=23, Al=27, Mg=24, Cu = 64, Mg = 24, Cl=35,5.
***Hết***
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học:2003-2004
Trường Trung học Thực hành	 Môn: HÓA – Lớp:10- Đề 2 
	Thời gian làm bài: 60 phút
(Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu gì kể cả hệ thống tuần hoan)
Câu 1: (3,0 điểm) Cho 3 nguyên tố như sau: A có tổng số hạt mang điện bằng 38, X có điện lượng của hạt nhân bằng + 1,76.10-18 ( C ), D có 3 electron ở lớp M.
a. Viết cấu hình electron và gọi tên A, X, D. b. Xác định vị trí của A, X, D trong bảng tuần hoàn.
c. Cho biết A, X, D là kim loại hay phi kim? Công thức hidrôxit tương ứng? Cho biết các hidrôxit có tính axit hay bazơ? So sánh tính chất đó.
Câu 2: (2,0 điểm) Cho hỗn hợp khí A gồm: CH4 và ROn có tỷ lệ số mol tương ứng là 3:2. Tỷ khối của A đối với không khí là 0,93791. 
Xác định công thức phân tử của ROn.
Viết công thức electron, công thức cấu tạo của ROn và xác định hóa trị của R,O trong ROn.
Câu 3: (2,0 điểm) Cho các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa–khử? Cân bằng phản ứng oxi hóa–khử đó bằng phương pháp thăng bằng electron:
Cho HNO3 loãng tác dụng với Mg tạo ra muối, muối NH4NO3 và nước.
Cho dung dịch NH4HCO3 tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối, khí CO2 và nước.
Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối, khí Cl2 và nước.
Câu 4 : (3,0 điểm) Cho 27,2 g hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl vừa đủ. Sau phản ứng, ta thu được dung dịch B và 2464 ml khí D ( ở 27,30C và 2atm).
Xác định thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Cho 13,6 g hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau phản ứng thu được một khí NO duy nhất và dung dịch E ( chỉ chứa một loại muối duy nhất). Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thể tích khí NO thu được ở điều kiện chuẩn.
Xác định V dung dịch NaOH 1M cần dùng để kết tủa hết ion sắt trong dung dịch (B).
Cho : H=1, C=12, O=16, N=14, S=32, Fe=56, Na=23, Al=27, Mg=24, Cu = 64, Mg = 24, Cl=35,5.
***Hết***
Câu 2: 2,0 ( điểm )
	Cho hỗn hợp khí A gồm: CH4 và ROn có tỷ lệ số mol tương ứng là 3:2. Tỷ khối của A đối với không khí là 0,93791. 
Xác định công thức phân tử của ROn.
Viết công thức electron, công thức cấu tạo của ROn và xác định hóa trị của R,O trong ROn.
Câu 3: 2,0 ( điểm ) 
	Cho các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxihóa – khử? Cân bằng phản ứng đó bằng phương pháp thăng bằng electron.
	a) Cl2 	+ NaOH	= NaCl	+	NaClO	 +	H2O.
	b) NaHCO3 + KOH = Na2CO3 + K2CO3 + H2O.
	c) KMnO4 + HCl = KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
Câu 4: 3,0 ( điểm )
	Cho 27,2 g hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 tác dụng với dung dịch axit HCl vừa đủ. Sau phản ứng, ta thu được dung dịch B và 2464 ml khí D ( ở 27,30C và 2atm).
Xác định thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Cho 13,6 g hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau phản ứng thu được một khí NO duy nhất và dung dịch E ( chỉ chứa một loại muối duy nhất). Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thể tích khí NO ( đkc) thu được.
Xác định V dung dịch NaOH 1M cần dùng để phản ứng vừa đủ với dung dịch B.
Câu 1: (3 điểm ):Cho 3 nguyên tố như sau :R có tổng số hạt mang điện bằng 38 , Q có điện lượng của hạt nhân bằng + 1,76.10-18 ( C ) , Y có 3 electron ở lớp M .
	a. Viết cấu hình electron , định vị trí của mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn
	b. Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của từng nguyên tố
	c. Xếp các hidroxit trên theo trật tự tính bazơ tăng dần
Câu 2: (2 điểm ): A là oxit bất kì của nguyên tố R , tỉ khối của A với oxi là 2 .Cho biết Oxi chiếm 50% khối lượng phân tử của A
	a. Xác định khối lượng phân tử của A .Tìm tên của nguyên tố R 
	b. Viết công thức electron , công thức cấu tạo về hợp chất của R với hidro 
Câu 3: ( 2 điểm ):Dùng phương pháp thăng bằng electron để cân bằng phản ứng sau
 	a. H2SO4 đặc nóng tác dụng Mg tạo ra muối , S và nước .
	b. Đốt FeS2 với oxi thu được sắt III oxit và khí SO2 .
Câu 4: ( 3 điểm ): Cho 5,4 gam một kim lọai M có hóa trị không đổi , tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng , thu được 6,72 lít khí ( ở ĐKC )
 a. Viết phương trình phản ứng , xác định tên kim loại .
	 b. Nếu cho lượng kim loại trên tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được muối ,khí SO2 và nước .Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% đã dùng
Câu 1 : 3 điểm 
Cho 3 nguyên tố : A có số hiệu nguyên tử là 12, B có tổng cộng 13 electron, ion C2+ có 18 electron.
	a.Viết cấu hình electron A, B, C, xác định tên và vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn.
	b.Chúng là kim loại hay phi kim. Sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất đó.
	c.Viết công thức oxit cao nhất và hydroxit tương ứng. So sánh tính chất của chúng (axit hay bazơ).
Câu 2 : 2 điểm 
Một hợp chất khí A có tỉ khối đối với hidrô là 8.
	a.Xác định khối lượng phân tử, công thức phân tử,công thức cấu tạo và công thức electron của A.Biết khí này gồm 2 nguyên tố cacbon và hidrô.
	b.Cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí, nitơ bao nhiêu lần ?
Câu 3 : 2 điểm
Cho các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử. Hãy cân bằng phản ứng đó bằng phương pháp thăng bằng electron (4 bước) :
 	a.NH3 + HCl à NH4Cl.
	b.Fe + H2SO4 à Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
	c.MnO2 + HCl à MnCl2 + Cl2 + H2O.
Câu 4 : 3 điểm
Hoà tan 8,4 g kim loại M vào 300ml dd H2SO4 loãng 1M thu được dd muối kim loại hoá trị II và khí hidrô. Để trung hòa lượng axit dư, người ta dùng hết 200ml dd NaOH 1,5M.
	a.Xác định tên kim loại M.
	b.Cũng cho lượng kim loại trên vào H2SO4 đậm đặc sẽ thu được một dd muối kim loại có hoá trị III, một oxit của lưu huỳnh (biết oxit này nặng hơn không khí 2,21 lần) và nước. Hãy viết và cân bằng phản ứng trên. Tính thể tích khí oxit lưu huỳnh thu được ở điều kiện chuẩn.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoa10_HKI.0304.doc