Họ và tên................................. Lớp 7/..... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN SINH 7 Năm học 2014-2015 ( Thời gian làm bài: 45 phút) Điểm: I. Phần trắc nghiệm: (3,5điểm) Câu 1(1điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1). Động vật đa dạng và phong phú do: a. Số cá thể và số loài nhiều. b. Nhờ thích nghi cao với điều kiện sống. c. Động vật sống khắp nơi trên trái đất. d. Cả a, b, c đều đúng. 2). Ngành đông vật nào sau đây cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống ? a. Ngành ruột khoang. b. Ngành giun dẹp. c. Ngành giun tròn. d. Ngành động vật nguyên sinh. 3). Là động vật đa bào, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, đối xứng tỏa tròn các đặc điểm này có ở động vật nào dưới đây: a. Giun tròn. b. Giun đốt c. Ruột khoang. d. Động vật nguyên sinh. 4). Nhóm động vật nào sau đây sống ký sinh và gây hại cho cơ thể người? a. Sán lá gan, giun đũa, giun kim. b. Sán lá máu, sán dây, giun đũa. c. Sán bã trầu, sán dây, sán lá gan. d. Sán bã trầu, giun kim, giun rễ lúa. Câu 2(1,5điểm): Điền vào ô trống các đặc điểm của ốc, trai, mực trong bảng sau: TT Động vật có đặc điểm tương ứng Đặc điểm cần quan sát Ốc Trai Mực 1 Số lớp cấu tạo vỏ 2 Số chân (hay tua) 3 Số mắt 4 Có giác bám Câu 3(1điểm): Hãy xếp lại số thứ tự đúng với tập tính Bắt mồi ở nhện: A. Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. B. Nhện ngoạm chặt con mồi, chích nọc độc. C. Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi . D. Trói chặt con mồi treo lơ lững một thời gian. II. Phần tự luận: (6,5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Giun đốt phân biệt với giun tròn ở các đặc điểm nào? Nêu vai trò của giun đốt ở địa phương em? Câu 2 (2 điểm): Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm? Kể tên 5 ví dụ về thân mềm ở địa phương em. Câu 3 (2,5 điểm): Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung là gỉ? Các em cần phải làm gì để bảo vệ các động vật có ích? BÀI LÀM .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ma trận đề kiểm tra học kỳ một môn sinh 7: Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Ngành ĐV nguyên sinh Biết được đặc điểm chung ngành ĐVNS (1 câu) Hiểu được sự đa dạng, phong phú của động vật (1 câu) 5% = 0,5 đ 2,5% = 0,25 điểm 2,5% = 0,25 điểm 2. Ngành ruột khoang và ngành giun - Biết được đặc điểm chung của ruột khoang và ngành giun (2 câu) Phân biệt được giun đốt với giun tròn (1/2câu) Vai trò của giun đốt trong thực tiển sản xuất (1/2câu) 25% = 2,5 đ 5% = 0,5 điểm 10% = 1điểm 10% = 1điểm 3. Ngành thân mềm Biết được sự đa dạng của các động vật thân mềm...... (1câu) Nêu được đặc điểm chung của thân mềm (1câu) 35% = 3,5 đ 15 % = 1,5 điểm 20 % = 2 điểm 4. Ngành chân khớp Biết được tập tính của hình nhện và đặc điểm nhận dạng của châu chấu (1 câu) Hiểu được vai trò của con trong việc bảo vệ môi trường sống của động vật có ích (1câu) 35% = 3,5 đ 20% = 2 điểm 25% = 1,5điểm 10% = 1điểm 10% = 1điểm 9 câu 10 điểm (100%) 5 câu 4,25 điểm 3 câu 3,75 điểm 1/2 câu 1 điểm 1/2 câu 1 điểm HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN CHẤM ĐIỂM. I. Phần trắc nghiệm (3,5 điểm) Câu1: Mỗi ý đúng trong câu 1, 2, 3, 4 được 0,25 điểm 1-d. 2-d. 3-c. 4b. Câu 2: 1,5điểm(điền đúng mỗi cột ốc, trai, mực 0,5điểm) TT Động vật có đặc điểm tương ứng Đặc điểm cần quan sát Ốc Trai Mực 1 Số lớp cấu tạo vỏ 3 3 1 lớp đá vôi 2 Số chân (hay tua) 1 1 2+8 3 Số mắt 2 không 2 4 Có giác bám không không Nhiều Câu 3 : mỗi thứ tự đúng 0,25 điểm : Thứ tự đúng 4- 1- 2 -3 II. Phần tự luận(6,5 điểm) Câu 1(2 điểm): - Giun đốt phân biệt với Giun tròn ở các đặc điểm: Cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có một đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức. (1đ) - Vai trò của giun đốt: làm thức ăn cho các động vật khác; làm cho đất trồng tơi xốp, thoáng; làm cho đất trồng màu mỡ; làm thức ăn cho cá...Đồng thời cũng gây hại cho người và động vật. (1đ) Câu 2 (2điểm) Đặc điểm chung của ngành thân mềm: - Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa. (0,5đ) - Cơ quan di chuyển thường đơn giản. (0,5đ) - Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. (0,5đ) * Ví dụ: Nêu tên 5 loài ĐV thân mềm (0,5đ) Câu 3( 2,5 điểm) : *Ba đặc điểm gúp nhận dạng châu chấu... - Cơ thể châu chấu gồm ba phần rõ rệt: Đầu, ngực, bụng (0,25đ) - Phần đầu có 1đôi râu, cơ quan miệng (0,25đ) - Ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh (0,25đ) - Bụng có nhiều đốt, mỗi đốt có đôi lỗ thở . (0,25đ) * Bảo vệ môi trường sống của động vật có ích. - Có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường sống của động vật nói chung, ô nhiễm môi trường nước nói riêng. (0,5đ) - Không sử dụng thuốc nổ, chất độc hóa học, không đánh bắt động vật còn nhỏ, trong mùa sinh sản làm tận diệt nguồn lợi của động vật có ích (0,5đ) - Hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, không thải các chất có hại trong sinh hoạt hằng ngày ra môi trường. (0,25đ) - Cần thực hiện thu gom chất thải hằng ngày theo kế hoạch của địa phương, cũng như của nhà trường. (0,25đ).
Tài liệu đính kèm: