Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn - Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du

doc 17 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1643Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn - Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn - Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
THỜI GIAN: 90'
Câu 1: (3 điểm)
Từ bài báo sau nhận xét về đặc điểm của Phong cách ngôn ngữ báo chí:
"Một ngư dân đảo Vân Đồn tử vong do cá nóc
Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Ca, sinh năm 1956, trú tại thôn Ngọc Nam, xã đảo Ngọc Vừng. Sáng ngày 02/12/2010, bắt được con cá nóc, ông Ca mời một số bạn bè đến uống rượu. Đến chiều cùng ngày, ông có biểu hiện ngộ độc và chết sau đó. Những người cùng ăn do được cấp cứu kịp thời tại chỗ nên đã thoát nạn."
(Báo Công an nhân dân ngày 05/12/2010)
Câu 2: (7 điểm)
"Ai cho tao lương thiện?", câu hỏi của Chí Phèo (tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao) ám ảnh người đọc về nỗi khổ của người nông dân trong xã hội thực dân - phong kiến. Với anh (chị) điều đó có ý nghĩa gì?
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
THỜI GIAN: 90'
Câu 1: (3 điểm)
Yêu cầu học sinh trình bày được 3 đặc điểm cơ bản của pPong cách ngôn ngữ báo chí dựa trên nội dung bài báo:
- Tính thời sự: đưa tin nhanh về một sự kiện mới xảy ra. Thông tin chính xác, tạo sự tin cậy (thời gian, không gian, nạn nhân,...)
- Tính ngắn gọn: câu chữ ít, dung lượng thông tin đảm bảo.
- Tính sinh động, hấp dẫn: Vấn đề được quan tâm thu hút sự chú ý của người đọc (vấn đề đáng lo ngại về cá độc ở biển).
Câu 2: (7 điểm)
1. Yêu cầu:
a, Về Nội dung:
Đây là dạng đề mở nên học sinh có thể biểu hiện suy nghĩ một cách thoải mái nhưng cần hướng tới giá trị nhân đạo của tác phẩm qua cuộc đời, số phận của Chí Phèo.
- Từ một người lương thiện, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại → tố cáo xã hội thực dân phong kiến tàn phá tâm hồn, nhân cách của những con người lương thiện.
- Từ con quỷ dữ, Chí Phèo khát khao được làm người → khẳng định sự bất diệt bản chất lương thiện của con người ngay cả khi họ bị vùi dập đến tận cùng của nỗi khốn khổ.
- Thái độ: xót thương, đồng cảm, trân trọng,...
b, Về hình thức:
- Đảm bảo hình thức của một bài văn nghị luận: thể loại, bố cục,...
- Kết cấu mạch lạc.
- Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc.
2. Biểu điểm
- Điểm 6 - 7: 	Đảm bảo yêu cầu.
Văn có cảm xúc, sáng tạo
- Điểm 4 - 5:	Đảm bảo yêu cầu cơ bản.
	Văn viết có cảm xúc.
	Một số ý chưa sâu, ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 2 - 3:	Chưa phân định rõ ràng về thể loại, nặng về kể.
	Bài làm sơ sài.
	Diễn đạt lúng túng.
- Điểm 1:	Lạc đề.
	Bài làm hời hợt, không có ý thức làm bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Sở GD- ĐT Hải Dương.
Trường THPT Nguyễn Du
	ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D
	Môn: NGỮ VĂN
	Thời gian: 180 phút 
Câu 1: ( 2 điểm )
	Anh (chị ) hãy liệt kê trong bài thơ " Tràng giang" của Huy Cận các hình ảnh thơ gợi lên cảm xúc về:
	1, Cái bé nhỏ, bơ vơ, cô đơn, lạc lõng của con người.
	2, Cái bao la, vô cùng vô tận của vũ trụ.
Câu 2: ( 3 điểm )
	Anh ( chị ) hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ, nêu suy nghĩ của mình về " bệnh thành tích" - một " căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.
Câu 3: ( 5 điểm )
	Truyện ngắn " Vợ nhặt" của Kim Lân gợi cho người đọc những suy nghĩ về thân phận con người, anh ( chị ) hãy làm sáng tỏ điều đó.
	------------------------------------------------------------
Sở GD- ĐT Hải Dương.
Trường THPT Nguyễn Du
	 ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D
	Môn: NGỮ VĂN
Câu 1: ( 2 điểm )
	 Các hình ảnh thơ gợi lên cảm xúc về:
	1, Cái bé nhỏ, bơ vơ, cô đơn, lạc lõng của con người: 
- Con thuyền, cành củi khô, còn nhỏ gió đìu hiu, tiếng làng xa vãn chợ chiều, bến cô liêu, bèo dạt, không một chuyến đò ngang, không cầu, cánh chim nhỏ, hoàng hôn.
	2, Cái bao la, vô cùng vô tận của vũ trụ: 
- Tràng giang, trời rộng sông dài, sóng điệp điệp, trăm ngả, mấy dòng, nắng xuống trời lên sâu chót vót, mênh mông, bờ xanh tiếp bãi vàng, mây cao đùn núi bạc, bóng chiều sa, vời con nước. 
* Lưu ý:	
Đề bài chỉ yêu cầu nêu các hình ảnh biểu hiện cảm xúc, không yêu cầu phân tích vì vậy chỉ cần HS nêu được các hình ảnh đã được điểm tối đa; mỗi ý 1 điểm; tuỳ mức độ thiếu trừ dần.
Câu 2: ( 3 điểm )
Bài làm đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản:	
1: Hình thức:Thể văn nghị luận xã hội, bài văn ngắn, không vượt quy định nhiều quá nhiều về số lượng từ đã quy định.( nội dung ngắn gọn, cách diễn đạt trong sáng; bố cục 3 phần ) ( 0,5 điểm )
2: Nội dung: Nêu được các ý chính:
+ Thế nào là " bệnh thành tích"? ( 0,5 điểm )
+ Biểu hiện của " bệnh thành tích" ( 0,5 điểm )
+ Quan điểm, đánh giá về "bệnh thành tích" trong sự phát triển của xã hội. (1điểm )
+ Đề xuất giải pháp.( 0,5 điểm )
Câu 3: ( 5 điểm )
	Chứng minh với các ý chính:
- Tình huống độc đáo của truyện: một anh chàng xấu trai, nghèo, trong nạn đói khủng khiếp lấy được vợ, "nhặt" được vợ. Tình huống vừa hài hước vừa bi thảm. (1 điểm )
- Ngay ở nhan đề tác phẩm ( "vợ nhặt") đã gây cho người đọc sự chú ý đặc biệt: "nhặt" được vợ. Ngay tên tác phẩm đã nói lên thân phận con người thật rẻ rúng trong xã hội cũ, nhất là vào nạn đói năm 1945. Rẻ rúng đến mức " vợ" có thể"nhặt" được dễ dàng như nhặt cái rơm cái rác bên lề đường.( 1 điểm )
- Lúc đầu có chuyện "tầm phào", chuyện đùa rồi hoá thật. Chuyện hoá thật cũng do hoàn cảnh: đói quá. Chỉ có mấy bát bánh đúc ngoài chợ mà người ta có vợ theo không. Đúng là "nhặt" được vợ. Người đàn bà "vợ nhặt" hy vọng tìm một chỗ dựa để tránh cái đói. Sâu xa hơn có thể người đàn bà ấy cũng khao khát tổ ấm, hạnh phúc gia đình và tin tưởng, hy vọng ở tương lai. ( 2 điểm )
- Qua việc mô tả thân phận con người, tác phẩm nổi bật lên những giá trị sâu sắc:
+ Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã gây ra nạn đói làm cho con người rẻ mạt không hơn gì cái rơm cái rác.
+ Dù trong hoàn cảnh nào, người lao động vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn hướng về sự sống, hạnh phúc. ( 1 điểm )
----------------------------------------------------------------------------------
Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương
Trường THPT Nguyễn Du.
	ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D ( Lần 2 )
	Môn: Ngữ Văn.
	Thời gian: 180 phút.
Câu 1: ( 2 điểm )
	Nêu những nét chính về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng. 
Câu 2: ( 3 điểm )
	Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay.
Câu 3: ( 5 điểm )
	Vẻ đẹp của sông Hương qua bút kí " Ai đã đặt tên cho dòng sông"( Hoàng Phủ Ngọc Tường).
	-------------------------------------
	ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D (Lần 2)
	Môn: Ngữ Văn.
Câu 1: ( 2 điểm )
	Những nét chính về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng:
- Nam Cao đã từ bỏ quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật để tìm đến con đường nghệ thuật vị nhân sinh; phê phán thứ nghệ thuật xa rời thực tế, đòi hỏi nghệ thuật phải bám sát cuộc đời ( " nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ kiếp lầm than..." - "Giăng sáng" - Nam Cao ) ( 0,5 điểm )
- Nhà văn chân chính phải có đôi mắt của tình thương, tác phẩm thực sự giá trị phải có nội dung nhân đạo ( "Ca tụng tình thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn"- "Đời thừa" ) ( 0,5 điểm )
- Đòi hỏi cao sự tìm tòi, sáng tạo, không chấp nhận sự dập khuôn dễ dãi ( " Văn chương chỉ dung náp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" - " Đời thừa" ) ( 0,5 điểm )
- Người cầm bút phải có lương tâm, "viết cẩu thả không những chỉ bất lương mà còn là đê tiện". ( 0,5 điểm )
Câu 2: ( 3 điểm )
- Giới thiệu chung về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay ( 0,25 điểm )
- Khái niệm đồng cảm và chia sẻ: Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng; là sự hiểu nhau giữa người mọi người. Chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng niềm vui hoặc nỗi buồn, nỗi bất hanh. ( 0,5 điểm )
- Biểu hiện của sự chia sẻ và đồng cảm ( 1,5 điểm )
+ Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lí của họ. ( 0,5 điểm )
+ Từ sự hiểu người, hiểu đời đó mà dẫn đến hành động chia sẻ bằng vật chất hoặc tinh thần, tình cảm... ( 0,5 điểm )
+ Từ xưa nhân dân ta đã có những biểu hiện đồng cảm và chia sẻ. Ngày nay xã hội văn minh hiện đại, những tình cảm đó, truyền thống đó không bị mất đi mà vẫn được phát huy. ( 0,5 điểm ) 
- Phê phán những người có thái độ vô cảm ( 0,5 điểm )
- Nhấn mạnh sự đồng cảm và chia sẻ; rút ra bài học ( 0,25 điểm )
Câu 3: ( 5 điểm )
- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm " Ai đã đặt tên cho dòng sông" ; giới thiệu vẻ đẹp của sông Hương xứ Huế. ( 0,5 điểm )
- Phân tích vẻ đẹp của sông Hương xứ Huế ( 4 điểm )
* Vẻ đẹp của sông Hương ở đoạn thượng lưu trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn. ( 1 điểm )
+ Với biện pháp nhân hoá, so sánh sông Hương được ví như một cô gái Digan...
( 0,5 điểm )
+ Khi ra khỏi rừng già, sông Hương được chế ngự để nhanh chóng trở thành người con gái mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ ( 0,5 điểm )
* Vẻ đẹp của sông Hương ở đoạn trung - hạ lưu quan hệ với kinh thành Huế ( 2 điểm )
+ Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đòng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ nét tài hoa, lịch lãm trong lối viết của tác giả ( 1 điểm )
	Giữa cánh đồng Châu hoá đầy hoang dại, sông Hương như "cô gái ngủ mơ màng". Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như nàng tiên được đánh thức bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân...( 0,5 điểm )
	Sông Hương vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng, mềm mại, ánh lên những phản quang đa màu sắc...( 0,5 điểm )
+ Sông Hương khi chảy vào thành Huế được miêu tả đẹp nhất, duyên dáng và trữ tình nhất ( 1 điểm )
	Sông Hương như tìm thấy đường về, tìm thấy chính mình, sông Hương về đến Huế đã mang được linh hồn mảnh đất, con người nơi đây. ( 0,5 điểm )
	Tác giả so sánh với các dòng sông khác để làm nổi bật đặc điểm của sông Hương khi qua thành phố ...( 0,5 điểm )
* Vẻ đẹp của sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử và thơ ca (1 điểm )
+ Với lịch sử: sông Hương mang vẻ đẹp của bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang ( 0,5 điểm )
+ Với thi ca: sông Hương là nguồn cảm hứng vô tận ( 0,5 điểm )
- Nhấn mạnh vẻ đẹp của sông Hương xứ Huế. Khẳng định vị trí, giá trị của tác phẩm, vị trí của tác giả.(0,5 điểm )
Lưu ý: Trân trọng sự sáng tạo của học sinh trong cách viết, cách nghĩ.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương
 Trường THPT Nguyễn Du
	ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
	Môn: Ngữ Văn - 10
	Thời gian: 90 phút.
Câu 1: ( 3 điểm )
	Xác định phép tu từ và phân tích tác dụng của phép tu từ đó trong ví dụ sau:
	" Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
	Người khôn, người đến chốn lao xao.
	Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
	Xuân tắm ao hồ, hạ tắm sen..."
	( Trích " Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm )
Câu 2: ( 7 điểm )
	Hãy phân tích đoạn trích sau:
	" Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
	Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
	 Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
	 Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
	Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
	Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
	 Buồn rầu nói chẳng nên lời,
	 Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
	Gà eo óc gáy sương năm trống,
	Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
	 Khắc giờ đằng đẵng như niên,
	 Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
	Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
	Gương gượng soi lệ lại châu chan,
	 Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
	Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng."
( Trích đoạn" Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - Trích " Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn - Bản dịch của Đoàn Thị Điểm )
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM 
Câu 1: ( 3 điểm )
- Xác định phép tu từ: Phép đối ( 0,5 điểm )
- Từ ngữ biểu hiện phép đối: " Ta - người; khôn - dại; lao xao - vắng vẻ " ( 0,5 điểm )
- Phân tích: ( 2 điểm )
	Bàn về lẽ dại - khôn; bàn về quan niệm sống.
	-> Khẳng định quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tránh xa nơi quan trường , chốn bon chen danh lợi, tìm về với cuộc sống tự cung tự cấp ung dung, tự tại.
	-> Cách nói ẩn ý, nói ngược: tác giả tự hào, tự tin về lối sống của mình.
Câu 2: ( 7 điểm )
	1. Yêu cầu bài làm:
	a. Hình thức:
- Đảm bảo hình thức một bài văn nghị luận: bố cục, kết cấu.
- Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc.
	b. Nội dung:
- Tâm trạng bồn chồn, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi không có tin tức gì của người chồng nơi chiến trận được thể hiện qua hành động...người chinh phụ không biết chia sẻ cùng ai.
- Người chinh phụ thao thức cả đêm, cảm nhận không gian vắng vẻ, thời gian kéo dài như không có kết thúc.
- Hành động của người chinh phụ đều miễn cưỡng, gượng gạo vì sợ điềm gở, sợ sự chia li.
- Niềm khát khao hạnh phúc của người chinh phụ.
=> Tố cáo chiến tranh phong kiến và thể hiện tấm lòng của tác giả.
	2. Biểu điểm:
- Điểm 6 -7: Bài làm đủ ý, ít lỗi,; văn viết trong sáng, sáng tạo.
- Điểm 4 - 5: Bài đủ ý; một số ý chưa sâu.; ít lỗi diễn đạt
- Điểm 2 - 3: Bài thiếu ý, phân tích chưa sâu; diễn đạt chưa thoát ý; tương đối nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Thiếu ý, lạc đề, lúng túng trong diễn đạt, mắc nhiều lỗi.
	--------------------------------------------------------------------------
Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương
Trường THPT Nguyễn Du.	
	ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
	Môn: Ngữ Văn - 11
	Thời gian: 90 phút.
Câu 1: ( 3 điểm )
	Viết một đoạn văn ( từ 10 - 15 dòng ) trình bày suy nghĩ của anh ( chị ) về 
tác hại của " bệnh vô cảm " trong xã hội hiện nay.
Câu 2: ( 7 điểm )
	Cảm nhận của anh ( chị ) về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ "Chiều tối " ( Trích " Nhật kí trong tù " - Hồ Chí Minh ).
	ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu 1: ( 3 điểm )
1. Yêu cầu:
	a. Về nội dung: Nêu được những tác hại của " bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay:
- Con người sống thờ ơ, lãnh đạm, ích kỉ.
- Con người dễ trở thành hèn nhát và tàn nhẫn.
- Cuộc sống không có tình người.
- Cộng đồng xã hội không có sự đoàn kết, gắn bó, xã hội sẽ chậm phát triển.
- Tạo điều kiện cho cái ác, cái xấu lộng hành.
	b. Hình thức:
- Viết một đoạn văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh.
- Ý tập trung chủ đề.
- Không có sai sót về diễn đạt.
2. Biểu điểm:
- 3 điểm: Đáp ứng đủ các yêu cầu. Diễn đạt lưu loát, trong sáng.
- 2 điểm: Đảm bảo cơ bản yêu cầu nội dung nhưng ý trình bày sơ sài còn sai sót về diễn đạt.
- 1 điểm: Nội dung sơ sài; diễn đạt yếu; không đảm bảo dung lượng.
Câu 2: ( 7 điểm )
1. Yêu cầu:
	a. Hình thức:
- Đảm bảo hình thức của một bài nghị luận văn học về: bố cục, kết cấu.
- Văn viết trong sáng; giàu hình ảnh, cảm xúc.
	b. Nội dung:
* Tình yêu thiên nhiên, dạt dào thi hứng; phong thái ung dung, tự tại.( tập trung khai thác 2 câu đầu )
- Bức tranh thiên nhiên miền sơn cước thời điểm chiều tối qua những hình ảnh giàu chất cổ điển: " cánh chim...chòm mây" -> thiên nhiên đẹp nhưng gợi buồn, 
- Thời gian, không gian...-> gợi cảnh ngộ người tù.
-> Hình ảnh ẩn dụ diễn tả tâm trạng mệt mỏi, cô dơn.
=> Vẻ đẹp tâm hồn Bác: sự nhạy cảm, phong phú, cảnh ngộ > không nghĩ đến sự gian khổ của bản thân, hướng về thiên nhiên cái nhìn trìu mến.
* Tấm lòng nhân ái, giàu tình yêu thương con người.( tập trung khai thác 2 câu sau )
- Bức tranh về cuộc sống, sinh hoạt của con người được biểu hiện qua các hình ảnh: 
+ Cô gái xóm núi xay ngô: vẻ đẹp khoẻ khoắn, tươi trẻ, mạnh mẽ của con người trong lao động -> gợi cuộc sống bình yên, no đủ bởi những con người cần cù...
+ Lò than rực hồng: hình ảnh trung tâm của bài thơ 
-> Sự vận động của thời gian từ chiều -> tối.
-> Sự ấm áp của cuộc sống đem lại niềm vui cho người tù Hồ Chí Minh.
-> Sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Bác: tối -> sáng; buồn -> vui; lạnh lẽo, cô đơn -> ấm nóng, chan chứa tình người.
=> Quên hết hoàn ảnh hiện tại Bác hoà vào niềm vui của người lao đông; xúc động trước vẻ đẹp của cuộc sống của con người...Bác là người giàu lòng nhân ái, tinh thần lạc quan...
* Nghệ thuật : khai thác được nét đặc sắc trong thơ Bác -> thể hiện tâm hồn của Người ( lồng vào nội dung )
- Bút pháp cổ điển - hiện đại; chất thép - chất tình.
- Từ ngữ: hàm súc, giàu sức gợi.
2. Biểu điểm:
- Điểm 6 -7 : Đáp ứng yêu cầu bài làm.
- Điểm 4 -5 : Đáp ứng yêu cầu bài làm; một số ý, hình ảnh khai thác chưa sâu
	 Một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2 - 3 : Bài làm thiếu ý , cảm nhận hời hợt; nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 : Bài làm sơ sài; lạc đề; diễn đạt lúng túng, nhiều lỗi.
	* Lưu ý : Trân trọng những bài sáng tạo trong cách viết, cách nghĩ.
	-------------------------------------------------------------------
Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương
 Trường THPT Nguyễn Du
 BÀI VIẾT SỐ 3 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Thời gian làm bài: 90 phút.
I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình lớp 11, học kì I. 
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học , viết một bài văn nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm " Hai đứa trẻ": Thiên nhiên và con người phố huyện trong tác phẩm.
 	Cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá các chuẩn sau:
+ Sự cần thiết và cách kết hợp các thao tác lập luận ( phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận )
+ Biết tìm ý, lập dàn ý, xây dựng và triển khai luận điểm cho bài viết; biết viết hoàn chỉnh bài văn nghị luận văn học.
Đề kiểm tra phải đánh giá mức độ tư duy như sau:
+ Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết một bài văn nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức: tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài trong 90 phút
III.THIẾT LẬP MA TRẬN:.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
Làm văn
- Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản.
Nhớ một số nét cơ bản về tác giả,hoàn cảnh sáng tác và những chi tiết tiêu biểu trong tác phảm; xác định đúng kiểu bài NLVH.
Hiểu được nội dung biểu đạt, phát hiện được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, nhận ra được ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm; biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc của tác phẩm và cách làm một bài văn nghị luận văn học.
- Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt; biết cách làm bài nghị luận văn học: phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người phố huyện trong tác phẩm " Hai đứa trẻ".của Thạch Lam.
Điểm 10.
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
	Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người phố huyện trong tác phẩm 
" Hai đứa trẻ " của Thạch Lam.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
	HS biết làm một bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm văn xuôi Việt Nam trước cách mạng;biết khai thác các hình ảnh, chi tiết, yếu tố nghệ thuật tạo nên khung cảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện và ý nghĩa sâu sắc của nó; biết cách sử dụng kết hợp các thao tác tạo lập văn bản. Bài viết có kết cấu chặt chẽ; biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, trong sáng, thuyết phục.
	Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách song cần đảm bảo các ý sau:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, giá trị của tác phẩm và những nét độc đáo trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam. ( 1 điểm )
2. Hình ảnh thiên nhiên phố huyện ( 4 điểm )
- Thiên nhiên với những biểu hiện cụ thể qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị => Khung cảnh êm ả, đượm buồn, thấm đậm cảm xúc trìu mến, nâng niu của một người nặng tình với quê hương. ( 2 điểm )
- Vai trò của hình ảnh thiên nhiên trong tác phẩm: Gợi đúng đặc trưng của không gian phố huyện, làm nền cho hoạt động của con người, gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật, tạo chất trữ tình cho tác phẩm. ( 1 điểm )
- Nghệ thuật miêu tả của tác giả: Đặt thiên nhiên dưới con mắt quan sát của Liên tạo chất tình cho cảnh, câu văn nhịp điệu giàu chất thơ, hình ảnh gợi cảm xúc; sự hoà hợp giữa các yếu tố tạo nên khung cảnh: hình ảnh màu sắc, âm thanh, mùi vị... ( 1 điểm )
3. Hình ảnh con người phố huyện: ( 5 điểm )
- Các nhân vật và hoạt động:( 3 điểm )
+ Những người bán hàng về muộn...mấy đứa trẻ lom khom nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre...
+ Mẹ con chị Tí..Bác phở Siêu...gia đình bác xẩm...bà cụ Thi điên...chị em Liên
=> Những mảnh

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ky i lop 11 Nguyen Du - ok.doc