Trang 1/2 - Mã đề thi 217 Họ tên học sinh: ........................................................................... Số BD: .................................. (Đề chính thức) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: HÓA HỌC 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) I. Phần trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm). Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi sau đây: Câu 1: pH của dung dịch thu được sau khi trộn 200 ml dung dịch NaOH 1M với 200 ml dung dịch H2SO4 1M là: A. pH 7. D. pH = 14. Câu 2: Loại phân đạm nào giàu đạm nhất? A. NH4NO3. B. CO(NH2)2. C. (NH4)2SO4. D. Ca(NO3)2. Câu 3: Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4 cho đến khi kết thúc phản ứng. Giả sử đồng sinh ra đều bám vào lá kẽm, thì sau phản ứng: A. khối lượng lá kẽm không thay đổi. B. khối lượng lá kẽm sẽ giảm đi. C. khối lượng lá kẽm sẽ tăng thêm. D. khối lượng dung dịch giảm đi. Câu 4: Công thức của natri hidrosunphit là: A. NaHSO3 . B. Na2SO4. C. Na2SO3. D. NaHSO4. Câu 5: Các chất nào gây ra hiện tượng mưa axit? A. CO, N2. B. SO2, CO2. C. SO2, NO2. D. CO2, NO2. Câu 6: Kim loại không tác dụng được với dung dịch HCl là: A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe. Câu 7: Nung 100g CaCO3 với hiệu suất của phản ứng là 75%. Thể tích khí CO2 thu được là: A. 16,8 lít. B. 22,4 lít. C. 11,2 lít. D. 33,6 lít. Câu 8: Cặp chất nào không cùng tồn tại trong dung dịch? A. KCl, MgSO4. B. Ba(OH)2, Na2CO3. C. NaCl, Ca(NO3)2. D. Zn(NO3)2, AlCl3. Câu 9: Oxit nào không tan trong nước? A. BaO. B. SiO2. C. CaO. D. SO2. Câu 10: Cho phương trình hóa học sau: 2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. Tổng số nguyên tử có trong phân tử các chất tạo thành sau phản ứng là: A. 50. B. 40. C. 44. D. 35. Câu 11: Phản ứng hóa học xảy ra đúng là: A. 2Na + MgCl2 → 2NaCl + Mg. B. SO2 + NaOH → Na2SO4 + H2O. C. Fe + H2SO4 đặc → FeSO4 + H2. D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Mã đề thi 217 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trang 2/2 - Mã đề thi 217 Câu 12: Dãy các kim loại được xếp theo thứ tự hoạt động hóa học tăng dần là: A. Fe Al > Mg. D. Cu > Pb > Ag. Câu 13: Có các phản ứng sau: FeO + Mn 0t Fe + MnO (1) ; Fe2O3 + 3CO 0t 2Fe + 3CO2 (2) 2FeO + Si 0t 2Fe + SiO2 (3) ; FeO + C 0t Fe + CO (4) Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang là: A. (1). B. (3). C. (4). D. (2). Câu 14: Cho phương trình phản ứng sau: 2NaOH + X → 2Y + H2O. X, Y lần lượt phải là: A. H2SO4, Na2SO4. B. HCl, NaCl. C. NO2, NaNO3. D. N2O5, NaNO3. Câu 15: Cho mẫu quì tím vào dd HCl. Thêm từ từ dd NaOH vào cho đến dư, ta thấy màu của quì là: A. màu xanh. B. màu xanh chuyển dần sang đỏ. C. màu đỏ. D. màu đỏ chuyển dần sang xanh. Câu 16: Thuốc thử nào dùng để phân biệt dung dịch H2SO4 và dung dịch HCl? A. quỳ tím. B. dung dịch Na2CO3. C. dung dịch BaCl2. D. dung dịch NaOH. II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) a. Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày? b. Vôi sống để lâu ngày trong không khí sẽ bị giảm chất lượng. Tại sao? Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 2 (1,5 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học sau: a. Mg + H2SO4 đ ? + S + ? b. NaOH + ? Fe(OH)2 + ? c. Fe + ? FeCl3 Câu 3 (3,0 điểm) Cho hợp kim Cu-Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí SO2 và một chất rắn. Để hòa tan hết lượng chất rắn còn lại cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. a. Viết các phương trình hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng hợp kim đã dùng. c. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra khi hòa tan chất rắn trong dung dịch NaOH. (Na = 23, Ca = 40, Al = 27, Cu = 64, H = 1, O = 16, C = 12, S = 32) -----------HẾT---------
Tài liệu đính kèm: