Đề kiểm tra học kỳ I – Lớp 11 năm học : 2014 – 2015 môn : Vật lý thời gian làm bài : 45 phút

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – Lớp 11 năm học : 2014 – 2015 môn : Vật lý thời gian làm bài : 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I – Lớp 11 năm học : 2014 – 2015 môn : Vật lý thời gian làm bài : 45 phút
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – LỚP 11
ĐỀ 1
TRƯỜNG THCS-THPT VIỆT THANH NĂM HỌC : 2014 – 2015
	 MÔN : VẬT LÝ
	Thời gian làm bài : 45 phút.
a. Điện trường là gì?	(0,5đ)
 	 b. Trong chân không, tại A đặt điện tích q1 = -9nC. Tính cường độ điện trường tại điểm B cách A một khoảng 6cm. (Vẽ hình)	(1đ)
2. a. Phát biểu định luật Jun-Len-Xơ.	(0,5đ)
	b. Một ấm điện có hai dây dẫn có điện trở R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì ấm nước sôi sau thời gian t1 = 10(phút); nếu dùng dây R2 thì ấm nước sôi sau thời gian t2 = 40(phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì ấm nước sôi sau bao lâu?	(1đ)
3. Nêu bản chất dòng điện trong chất khí.	(1đ)
4. Một chiếc thìa có diện tích 6(cm2).
	a. Nêu thao tác và cơ chế hoạt động khi mạ bạc cho chiếc thìa.	(1đ)
	b. Với cơ chế trên, trong thời gian 16 phút 5 giây ta cho dòng điện có cường độ 0,5A chạy qua bình điện phân. Thì chiếc thìa sẽ được phủ một lớp dày bao nhiêu? Biết bạc có khối lượng mol nguyên tử là 108 (g/mol), hoá trị là 1 và khối lượng riêng là 10,5.103(kg/m3) 	(1đ)
5. Vì sao khi gặp mưa giông, ta không nên đứng trên những gò đất cao hoặc trú dưới gốc cây. (1đ)
6. Cho mạch điện gồm : 
 - Đèn mắc song song với một điện trở R1, rồi tất cả mắc nối tiếp với điện trở R2 
Biết :	+ trên đèn có ghi (3V – 1,5W)
+ điện trở R1 có giá trị 4(Ω) 
+ điện trở R2 có giá trị 2(Ω).
 	 - Bộ nguồn gồm 3 pin mắc song song.
Mỗi pin có suất điện động 5,4(V) và điện trở trong là 0,3(Ω)
a. Vẽ mạch	(0,5đ)
b. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.	(1đ)
c. Đèn sáng thế nào?	(1đ)
	d. Tính công suất của mỗi pin.	(0,5đ)
**********************HẾT***********************
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – LỚP 11
ĐỀ 1
TRƯỜNG THCS-THPT VIỆT THANH NĂM HỌC : 2014 – 2015
	MÔN : VẬT LÝ
	Thời gian làm bài : 45 phút.
a. Điện trường là gì?	
- phát biểu đúng	(0,5đ)
b. Trong chân không, tại A đặt điện tích q1 = -9nC. Tính cường độ điện trường tại điểm B cách A một khoảng 6cm. (Vẽ hình)	(1đ)
- vẽ hình : hướng về	(0,25đ)
- công thức đúng 	(0,25đ)
- đáp số : 22500V/m	(0,25đ)
- lời giải	(0,25đ)
2. a. Phát biểu định luật Jun-Len-Xơ.	
- đúng định luật 	(0,5đ)
	b. Một ấm điện có hai dây dẫn có điện trở R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì ấm nước sôi sau thời gian t1 = 10(phút); nếu dùng dây R2 thì ấm nước sôi sau thời gian t2 = 40(phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì ấm nước sôi sau bao lâu?	
- công thức đúng 	(0,25đ)
- lập luận 	(0,5đ)
- đáp số :8 phút	(0,25đ)
Nêu bản chất dòng điện trong chất khí.	
- phát biểu đúng	(1đ)	
4. Một chiếc thìa có diện tích 6(cm2)
	a. Nêu thao tác và cơ chế hoạt động khi mạ bạc cho chiếc thìa.	
Thao tác :	- Cực dương là bạc.	0,125đ
Gắn chiếc thìa vào cực âm.	0,125đ
Cho dung dịch AgNO3 vào bình điện phân.	0,125đ
Cho dòng điện một chiều chạy qua bình điện phân.	0,125đ
Cơ chế:	- AgNO3 phân li thành Ag+ và NO3-.	0,125đ
Ag+ chạy về cực âm bám vào chiếc thìa.	0,125đ
NO3- chạy về cực dương, tác dụng với Ag tạo ra AgNO3 0,125đ
- AgNO3 tan vào dung dịch và tiếp tục phân li.	0,125đ	
	b. Với cơ chế trên, trong thời gian 16 phút 5 giây ta cho dòng điện có cường độ 0,5A chạy qua bình điện phân. Thì chiếc thìa sẽ được phủ một lớp dày bao nhiêu? Biết bạc có khối lượng mol nguyên tử là 108 (g/mol), hoá trị là 1 và khối lượng riêng là 10,5.103(kg/m3) 	
- đổi đơn vị	(0,25đ)
- công thức đúng 	(0,25đ)
- đáp số : 0,086mm	(0,25đ)
- lời giải	(0,25đ)
Vì sao khi gặp mưa giông, ta không nên đứng trên những gò đất cao hoặc trú dưới gốc cây.	
Khi có cơn giông, các đám mây ở gần mặt đất tích điện âm còn mặt đất tích điện dương. Giữa đám mây và mặt đất có điện thế lớn. Những chỗ nhô cao là nơi có điện trường mạnh, dễ bị phóng tia lửa điện. 	 (1đ)
6. Cho mạch điện gồm : 
 - Đèn mắc song song với một điện trở R1, rồi tất cả mắc nối tiếp với điện trở R2 
Biết :	+ trên đèn có ghi (3V – 1,5W)
+ điện trở R1 có giá trị 4(Ω) 
+ điện trở R2 có giá trị 2(Ω).
 	 - Bộ nguồn gồm 3 pin mắc song song.
Mỗi pin có suất điện động 5,4(V) và điện trở trong là 0,3(Ω)
Vẽ mạch	(0,5đ)
Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.
- RN= 4,4(Ω)	(0,25đ)	
- ξb = 5,4(V); rb=0,1(Ω)	(0,25đ)
- Im= 1,2(A)	(0,25đ)
- lời giải	(0,25đ)
Đèn sáng thế nào?	
- I13 = 1,2A	(0,25đ)
- U13 = 2,88V	(0,25đ)
- U3 = 2,88V	(0,25đ)
- đèn sáng hơi yếu.	(0,25đ)	
	c. Tính công suất của mỗi pin.	
- Ing = 0,4(A)	(0,25đ)
	- Png = 2,16(W)	(0,25đ)	
***********************HẾT***********************
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – LỚP 11
ĐỀ 2
TRƯỜNG THCS-THPT VIỆT THANH NĂM HỌC : 2014 – 2015
	 MÔN : VẬT LÝ
	Thời gian làm bài : 45 phút.
a. Nêu sự tương tác giữa các điện tích.	(0,5đ)
b. Trong chân không, tại A đặt điện tích q1 = -6nC và tại B đặt điện tích q2 = 3µC. Tính lực tương tác giữa hai điện tích q1 và q2. Điểm B cách A một khoảng 6cm. (Vẽ hình)	(1đ)
2. a. Phát biểu định luật Jun-Len-Xơ.	(0,5đ)
	b. Một ấm điện có hai dây dẫn có điện trở R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì ấm nước sôi sau thời gian t1 = 10(phút); nếu dùng dây R2 thì ấm nước sôi sau thời gian t2 = 40(phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì ấm nước sôi sau bao lâu?	(1đ)
3. Nêu bản chất dòng điện trong kim loại.	(1đ)
4. Một chiếc thìa có diện tích 6(cm2).
	a. Nêu thao tác và cơ chế hoạt động khi mạ đồng cho chiếc thìa.	(1đ)
	b. Với cơ chế trên, trong thời gian 16 phút 5 giây ta cho dòng điện có cường độ 0,5A chạy qua bình điện phân. Thì chiếc thìa sẽ được phủ một lớp dày bao nhiêu? Biết đồng có khối lượng mol nguyên tử là 64 (g/mol), hoá trị là 2 và khối lượng riêng là 8,9.103(kg/m3) 	(1đ)
5. Vì sao khi gặp mưa giông, ta không nên đứng trên những gò đất cao hoặc trú dưới gốc cây. (1đ)
6. Cho mạch điện gồm : 
 - Đèn mắc song song với một điện trở R1, rồi tất cả mắc nối tiếp với điện trở R2 
Biết :	+ trên đèn có ghi (3V – 1,5W)
+ điện trở R1 có giá trị 4(Ω) 
+ điện trở R2 có giá trị 2(Ω).
 	 - Bộ nguồn gồm 3 pin mắc nối tiếp.
Mỗi pin có suất điện động 2(V) và điện trở trong là 0,2(Ω)
a. Vẽ mạch.	(0,5đ)
b. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.	(1đ)
c. Đèn sáng thế nào?	(1đ)
	d. Tính công suất của mỗi pin.	(0,5đ)
**********************HẾT***********************
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – LỚP 11
ĐỀ 2
TRƯỜNG THCS-THPT VIỆT THANH NĂM HỌC : 2014 – 2015
	MÔN : VẬT LÝ
	Thời gian làm bài : 45 phút.
a. Nêu sự tương tác giữa các điện tích.	
- trái dấu hút nhau 	(0,25đ)
- cùng dấu đẩy nhau 	(0,25đ)
b. Trong chân không, tại A đặt điện tích q1 = -6nC và tại B đặt điện tích q2 = 3µC. Tính lực tương tác giữa hai điện tích q1 và q2. Điểm B cách A một khoảng 6cm. (Vẽ hình)
- vẽ hình : hút nhau	(0,25đ)
- công thức đúng 	(0,25đ)
- đáp số : 0,045N	(0,25đ)
- lời giải	(0,25đ)
2. a. Phát biểu định luật Jun-Len-Xơ.	
- đúng định luật 	(0,5đ)
	b. Một ấm điện có hai dây dẫn có điện trở R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì ấm nước sôi sau thời gian t1 = 10(phút); nếu dùng dây R2 thì ấm nước sôi sau thời gian t2 = 40(phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì ấm nước sôi sau bao lâu?	
- công thức đúng 	(0,25đ)
- lập luận 	(0,5đ)
- đáp số :8 phút	(0,25đ)
Nêu bản chất dòng điện trong kim loại.	
- phát biểu đúng	(1đ)	
4. Một chiếc thìa có diện tích 6(cm2)
	a. Nêu thao tác và cơ chế hoạt động khi mạ đồng cho chiếc thìa.	
Thao tác :	- Cực dương là đồng.	0,125đ
Gắn chiếc thìa vào cực âm.	0,125đ
Cho dung dịch CuSO4 vào bình điện phân.	0,125đ
Cho dòng điện một chiều chạy qua bình điện phân.	0,125đ
Cơ chế:	- CuSO4 phân li thành Cu2+ và SO2-.	0,125đ
Cu2+ chạy về cực âm bám vào chiếc thìa.	0,125đ
SO2- chạy về cực dương, tác dụng với Cu tạo ra CuSO4 0,125đ
- CuSO4 tan vào dung dịch và tiếp tục phân li.	0,125đ	 
	b. Với cơ chế trên, trong thời gian 16 phút 5 giây ta cho dòng điện có cường độ 0,5A chạy qua bình điện phân. Thì chiếc thìa sẽ được phủ một lớp dày bao nhiêu? Biết đồng có khối lượng mol nguyên tử là 64 (g/mol), hoá trị là 2 và khối lượng riêng là 8,9.103(kg/m3) 	
- đổi đơn vị	(0,25đ)
- công thức đúng 	(0,25đ)
- đáp số : 0,03mm	(0,25đ)
- lời giải	(0,25đ)
Vì sao khi gặp mưa giông, ta không nên đứng trên những gò đất cao hoặc trú dưới gốc cây.	
Khi có cơn giông, các đám mây ở gần mặt đất tích điện âm còn mặt đất tích điện dương. Giữa đám mây và mặt đất có điện thế lớn. Những chỗ nhô cao là nơi có điện trường mạnh, dễ bị phóng tia lửa điện. 	 (1đ)
6. Cho mạch điện gồm : 
 - Đèn mắc song song với một điện trở R1, rồi tất cả mắc nối tiếp với điện trở R2 
Biết :	+ trên đèn có ghi (3V – 1,5W)
+ điện trở R1 có giá trị 4(Ω) 
+ điện trở R2 có giá trị 2(Ω).
 	 - Bộ nguồn gồm 3 pin mắc nối tiếp.
Mỗi pin có suất điện động 2(V) và điện trở trong là 0,2(Ω)
Vẽ mạch	(0,5đ)
Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.
- RN= 4,4(Ω)	(0,25đ)	
- ξb = 6(V); rb=0,6(Ω)	(0,25đ)
- Im= 1,2(A)	(0,25đ)
- lời giải	(0,25đ)
Đèn sáng thế nào?	
- I13 = 1,2A	(0,25đ)
- U13 = 2,88V	(0,25đ)
- U3 = 2,88V	(0,25đ)
- đèn sáng hơi yếu.	(0,25đ)	
	d. Tính công suất của mỗi pin.	
- Ing = 1,2(A)	0,25đ
	- Png = 2,4(W)	0,25đ	
***********************HẾT***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docLý 11.doc