TRƯỜNG THPT THĂNG LONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014- 2015 Môn : Hóa Học Lớp 12 Đề có 02 trang, gồm 30 câu trắc nghiệm (Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề) Họ và tên :......................................................................Lớp:12..... Số báo danh:............ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/A Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/A Lưu ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 1: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là A. Fe, Al, Cr B. Fe, Al, Ag C. Fe, Al, Cu D. Fe, Zn, Cr Câu 2: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là [Al=27; Cu=64; Cl=35,5; H=1] A. 7,30gam. B. 6,40gam. C. 8,40gam. D. 5,95gam. Câu 3: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở catot xảy ra sự: A. oxi hóa phân tử nước B. oxi hóa ion Na+ C. khử phân tử nước D. khử ion Na+ Câu 4: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là [Fe=56] A. 5,60. B. 0,56. C. 1,12. D. 11,2. Câu 5: Cho 28 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là [O=16; Mg=24; Fe=56; Cu=64] A. 80 gam. B. 53 gam. C. 68 gam. D. 76 gam. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 28g Fe vào dd AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là [Fe=56; Ag=108; N=14; O=16] A. 108 (g) B. 216 (g) C. 162 (g) D. 154 (g) Câu 7: Có 5 dung dịch muối CuCl2, CrCl2, FeCl3, AlCl3, CaCl2 riêng biệt. Nếu thêm dung dịch NaOH dư vào 5 dung dịch muối trên thì sau cùng số chất kết tủa thu được là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 8: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối đem điện phân là [Li=7; Na=23; K=39; Rb=85] A. RbCl B. KCl C. NaCl D. LiCl Câu 9: Dẫn 17,6g CO2 vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa? [C=12; O=16; Ca=40; H=1] A. 30 gam. B. 25 gam. C. 40 gam. D. 20 gam. Câu 10: Trộn 350 ml dung dịch NaOH 2M với 100 ml dung dịch AlCl3 2M. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa? [O=16; Na=23; Al=27; Cl=35,5; H=1] A. 11,7g B. 15,6g C. 7,8g D. 18,2g Câu 11: Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: A. K, Na, Ca, Ba B. Cu, Pb, Rb, Ag C. Fe, Zn, Li, Sn D. Al, Hg, Cs, Sr Câu 12: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion: A. Na+, K+. B. Ca2+, Mg2+. C. Ca2+, Ag+. D. Al3+, Fe3+. Câu 13: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là: A. +1, +2, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +3, +4, +6. D. +2; +4, +6. Câu 14: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch: A. KCl, NaNO3. B. K2SO4, KOH. C. NaOH, KCl. D. NaOH, H2SO4. Câu 15: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. kết tủa trắng xuất hiện. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. D. bọt khí và kết tủa trắng. Câu 16: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số (a và b) là: A. 24. B. 15. C. 11. D. 25. Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 10,4g crom trong dung dịch HCl dư thì thu được thể tích khí H2 (đktc) là [Cr=52] A. 5,60 lit. B. 4,48 lit. C. 6,72 lit. D. 3,36 lit. Câu 18: Ngâm một đinh sắt sạch trong 100(ml) dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô thấy đinh sắt tăng 0,8(g). Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là [O=16; S=32; Fe=56; Cu=64] A. 1,5M B. 0,1M C. 0,5M D. 1,0M Câu 19: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử giảm dần là A. Cu, Zn, Mg B. Cu, Mg, Zn C. Zn, Mg, Cu D. Mg, Zn, Cu Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là [Al=27; N=14; O=16; H=1] A. 6,72. B. 4,48. C. 2,24. D. 3,36. Câu 21: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật bị gỉ sắt chậm nhất là sắt tráng A. đồng B. niken C. kẽm D. thiếc Câu 22: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính axit. B. tính bazơ. C. tính khử D. tính oxi hóa. Câu 23: Câu nào sau đây không đúng? A. Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 B. Fe có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 C. Fe có khả năng tan trong dung dịch CuCl2 D. Ag có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 Câu 24: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là [O=16; Na=23; Fe=56; Cu=64] A. 0,810 gam B. 1,080 gam C. 1,808 gam D. 0,504 gam Câu 25: Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gì? A. Ngâm chúng trong dầu hoả B. Ngâm chúng vào nước C. Giữ chúng trong lọ có nắp đậy kín D. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất Câu 26: Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây ? A. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim B. Tínhdẻo,tínhdẫnđiện,dẫnnhiệt,nhiệtđộnóngchảycao C. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng D. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim Câu 27: Chất khử được dùng trong quá trình sản xuất gang là A. than cốc. B. nhôm. C. hiđro. D. cacbon monooxit. Câu 28: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là [Al=27] A. 16,2 gam. B. 5,4 gam. C. 10,4 gam. D. 2,7 gam. Câu 29: Cho dãy các chất: Cr2O3, Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 30: Kim loại Cu không thể bị hòa tan trong A. HNO3 loãng B. hỗn hợp HCl và NaNO3 C. muối Fe2+ D. muối Fe3+ ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: