KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 12 Năm học: 2016 – 2017 Cho nguyên tử khối: C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; Na = 23; K = 39; Ag = 108; Cl = 35,5 Câu 1: Tơ nilon-6,6 là một loại: A. tơ axetat. B. tơ vinylic. C. tơ polieste. D. tơ poliamit. Câu 2: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit? A. tristearin. B. tinh bột. C. protein. D. glucozơ. Câu 3: Chất có phản ứng màu biure là A. tinh bột. B. Gly-Val. C. tristearin. D. Ala-Glu-Gly. Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? A. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. C2H5NHCH3. D. C2H5NH3Cl. Câu 5: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ? A. Policaproamit. B. Poli(vinyl clorua). C. Polietilen. D. Polibutađien. Câu 6: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron? A. H2N-[CH2]6-NH2. B. CH2=CH-CN. C. CH2=CH-CH3. D. H2N-[CH2]5-COOH. Câu 7: Xà phòng hóa hoàn toàn 13,2 gam CH3COOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 19,2. B. 10,2. C. 12,3. D. 14,4. Câu 8: Cho các este: etyl fomat, vinyl axetat, triolein, metyl acrylat, phenyl axetat. Số este phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng sinh ra chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm? A. H2NCH2COOH. B. C6H5NH3Cl. C. CH3COONH3CH3. D. H2NCH2COOCH3. Câu 10: Chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường ? A. anilin. B. alanin. C. etylamin. D. glyxin. Câu 11: Xét sơ đồ chuyển hóa: Glyxin X Y Y là chất nào sau đây? A. ClH3NCH2COONa. B. ClH3NCH2COOH. C. H2NCH2COOH. D. H2NCH2COONa. Câu 12: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là A. PVC. B. PE. C. amilopectin. D. cao su lưu hóa. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Các amino axit đều là những chất rắn ở nhiệt độ thường. B. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin. C. Số đồng phân cấu tạo amino axit có cùng công thức phân tử C4H9NO2 là 5. D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Câu 14: Isoamyl axetat có mùi chuối chín được điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm axit axetic, ancol isoamylic và H2SO4 đặc. Phản ứng điều chế trên được gọi là phản ứng: A. xà phòng hóa. B. hiđrat hóa. C. este hóa. D. thủy phân. Câu 15: Glucozơ và fructozơ đều A. có nhóm –CH=O trong phân tử. B. có phản ứng tráng bạc. C. thuộc loại đisaccarit. D. có công thức phân tử C6H10O5. Câu 16: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là A. tinh bột. B. glicogen. C. saccarozơ. D. xenlulozơ. Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. Công thức phân tử của X là A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N. Câu 18: Chất nào sau đây là chất béo lỏng? A. glixerol. B. tristearin. C. tripanmitin. D. triolein. Câu 19: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Dung dịch protein bị đông tụ khi đun nóng. B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit. D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các a-amino axit. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. C. Saccarozơ làm mất màu nước brom. D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Câu 21: Giải pháp thực tế và ứng dụng nào sau đây không hợp lý? A. Thực hiện phản ứng cộng hiđro để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn. B. Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn. C. Muối mononatri glutamat được dùng làm gia vị (gọi là mì chính hay bột ngọt). D. Trùng ngưng axit ω-aminoenantoic để tổng hợp thủy tinh hữu cơ. Câu 22. Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam. Câu 23: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? A. Trùng hợp vinyl xianua. B. Trùng ngưng axit e-aminocaproic. C. Trùng hợp metyl metacrylat. D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. Câu 24: Số đồng phân este của C3H6O2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Chất X có công thức phân tử C5H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là A. etyl acrylat. B. metyl acrylat. C. metyl axetat. D. etyl metacrylat. Câu 26: Lên men 90 kg glucozơ với hiệu suất của quá trình lên men là 75% thu được lượng ancol etylic là A. 46,0 kg. B. 61,3 kg. C. 34,5 kg. D. 17,25 kg. Câu 27: Cho các chất: caprolactam (1), axit glutamic (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5). Những chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là A. (1), (3) và (5). B. (1), (2) và (3). C. (3), (4) và (5). D. (1), (2) và (5). Câu 28: Norađrenalin có vai trò quan trọng trong truyền dẫn xung thần kinh. Ađrenalin là hormon tuyến thượng thận có tác dụng làm tăng huyết áp. Norađrenalin Ađrenalin Bậc của amin trong Norađrenalin và Ađrenalin lần lượt là A. 3 và 2. B. 2 và 3. C. 1 và 2. D. 2 và 1. Câu 29: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thủy phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là A. HCOOCH2CH2CH2OH. B. CH3COOCH2CH2OH. C. CH3CH(OH)CH(OH)CHO. D. HCOOCH2CH(OH)CH3. Câu 30: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 178,2 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là A. 98 lít. B. 140 lít. C. 110 lít. D. 162 lít. Câu 31: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (0C) 182 184 -6,7 -33,4 pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây đúng? A. Y là C6H5OH. B. X là NH3. C. Z là CH3NH2. D. T là C6H5NH2. Câu 32: Thủy phân 21,6 gam vinyl fomat trong môi trường axit với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X rồi cho tác dụng với AgNO3 trong NH3 lấy dư, phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị m là A. 103,68. B. 51,84. C. 116,64. D. 110,16. Câu 33: Dung dịch X chứa m (g) hỗn hợp glucozơ và saccarozơ. X tráng bạc thì thu được 0,03 mol Ag. Nếu đun nóng X trong H2SO4 loãng, trung hòa dung dịch rồi tráng bạc thì thu được 0,07 mol Ag. Giá trị của m là A. 6,12. B. 10,24. C. 3,60. D. 5,22. Câu 34: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): (a) X + 2NaOH ® X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 ® X3 + Na2SO4 (c) nX3 + nX4 ® nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3 ® X5 + 2H2O Phân tử khối của X5 là A. 198. B. 174. C. 216. D. 202. Câu 35: Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,07 mol, thu được dung dịch Z chứa 6,0 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là A. 1,64 gam. B. 3,40 gam. C. 2,46 gam. D. 0,82 gam. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với 1 loại axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 5a). Hiđro hóa hoàn toàn m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 86,2 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,5 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là A. 104,4. B. 104,6. C. 109,0. D. 52,6. Câu 37: Cho 12 gam hỗn hợp gồm etyl amin và glyxin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là A. 15,65. B. 19,30. C. 16,30. D. 14,80. Câu 38: Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H13O2N) và B (C4H11O2N) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối và 2,24 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 19. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 8,2. B. 9,6. C. 6,8. D. 11,0. Câu 39: Oligopeptit X tạo nên từ α-aminoaxit Y, công thức phân tử của Y là C4H9NO2. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì thu được 27 gam nước. Vậy X là A. pentapeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit D. đipeptit. Câu 40: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH2COOCH3. C. HCOOH3NCH=CH2. D. CH2=CHCOONH4. ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: