SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT LÊ TRỰC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN : HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi : 135 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho biết: : H = 1 ; Li = 7 ; N = 14; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Khi cho H2N[CH2]6NH2 tác dụng với axit nào sau đây thì tạo ra nilon-6,6: A. Axit stearic. B. Axit glutamic. C. Axit ađipic. D. Axit oxalic. Câu 2: Một loại polietylen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietylen đó xấp xỉ: A. 920. B. 1230. C. 1529. D. 1786. Câu 3: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Tơ tằm. B. Tơ nilon -6,6. C. Poli(vinyl clorua). D. Tơ nitron. Câu 4: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là A. 1,25. B. 2,00. C. 0,80. D. 1,80. Câu 5: Khi thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit thu được sản phẩm là A. Saccarozơ B. Tinh bột C. Fructo D. Glucozơ Câu 6: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là A. Mg, Fe, Al. B. Fe, Al, Mg. C. Fe, Mg, Al. D. Al, Mg, Fe. Câu 7: Trong các kim loại: Al, Cu, Ag, Au, kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Al B. Cu C. Au D. Ag Câu 8: Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. tinh bột. Câu 9: Cho các polime sau: polietilen; xenlulozơ; protein; tinh bột; nilon-6; nilon-6,6; polibutađien. Số chất thuộc loại polime tổng hợp là : A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 10: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyễn sang màu xanh A. Glyxin B. Lysin C. Axit glutamic D. Anilin Câu 11: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là. A. 4,48 lit. B. 2,24 lit. C. 6,72 lit. D. 67,2 lit. Câu 12: Cho 0,02 mol chất X (X là một -aminoaxit) phản ứng vừa hết với 160 ml dd HCl 0,125 M thì tạo ra 3,67g muối. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh. Vậy công thức cấu tạo của X là : A. HOOC-CH(NH2)-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH. D. CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Câu 13: α–aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3CH2CH(NH2)COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3CH(NH2)COOH. Câu 14: Để trung hòa một dung dịch chứa 3,1 gam một amin đơn chức X cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. C3H7N. C. C3H5N. D. CH5N. Câu 15: Cho dung dịch có chứa 0,1 mol glucozơ và 0,1 mol fructozơ tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m (gam) kết tủa. Giá trị của m là A. 21,6 B. 10,8 C. 32,4 D. 43,2 Câu 16: Cho m (gam) tinh bột thủy phân tạo glucozơ, rồi lên men glucozơ tạo thành ancol etylic (hiệu suất toàn quá trình là 81%). Toàn bộ khí CO2 cho hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 60 (gam) kết tủa. Giá trị của m là A. 60 B. 40 C. 20 D. 30 Câu 17: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 đã dùng là: A. 0,4M. B. 0,5M. C. 0,3M. D. 0,25M. Câu 18: Saccarozơ và glucozơ đều có A. phản ứng thủy phân trong môi trường axit. B. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. D. phản ứng với dung dịch NaCl. Câu 19: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là: A. Fructozơ, metyl fomat, glixerol, anđehit axetic. B. Glucozơ, fructozơ, axit fomic, anđehit axetic. C. Glucozơ, glixerol, fructozơ, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, metyl fomat, saccarozơ. Câu 20: Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các α - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là A. Ala-Val-Phe-Gly. B. Val-Phe-Gly-Ala. C. Gly-Ala-Phe -Val. D. Gly-Ala-Val-Phe. Câu 21: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh. A. Poli(vinyl clorua). B. Polietilen. C. Xenluzơ. D. Amilopectin. Câu 22: Có các hóa chất sau: anilin, metylamin, etylamin, natri hđroxit. Chất có tính bazơ yếu nhất là A. metylamin B. natri hđroxit C. anilin D. etylamin Câu 23: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 24: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH2CH2CH3. D. HCOOCH(CH3)2. Câu 25: Một este có công thức phân tử là C4H6O2 thủy phân trong môi trường axit thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là A. HCOOCH=CHCH3. B. CH2=CHCOOCH3. C. CH3COOCH=CH2. D. HCOOC(CH3)=CH2. Câu 26: Khi xà phòng hoá triolein bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm là. A. natri stearat và glixerol. B. natri stearat và etylen glicol. C. natri oleat và etylen glicol. D. natri oleat và glixerol. Câu 27: Trong các chất: Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, có tối đa bao nhiêu chất có thể hòa tan được Cu(OH)2 (trong nước) tạo thành dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ thường? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 28: Tỉ khối hơi của este no, đơn chức, mạch hở X so với không khí bằng 2,552. Công thức phân tử của X là A. C3H6O2 B. C4H8O2 C. C2H4O2 D. CH2O2 Câu 29: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure (2) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau (3) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic (4) Để chuyển chất béo ở thể lỏng sang thể rắn, người ta đun chất béo với H2 (xúc tác Ni) Sô phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 30: Cho 19,2 gam hỗn hợp X gồm: CH3COOC2H5, CH3COOH, CH3CHO tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 thì thu được 21,6 gam Ag. Nếu cho 19,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cô can dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan. A. 16,4 B. 8,2 C. 24,6 D. 20,4 Câu 31: Chất nào sau đây là chất béo? A. C15H31COOC3H5 B. (C15H31COO)3C3H5 C. (C2H5COO)3C3H5 D. C2H5COOC3H5 Câu 32: Trong các chất Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, có tối đa bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng tráng bạc (tráng gương) A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 33: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 11,25. B. 45. C. 14,4 D. 22,5. Câu 34: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại? A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p6 Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol etyl amin (C2H5NH2), sinh ra CO2, H2O và V (lít) khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48 B. 2,24 C. 1,12 D. 3,36 Câu 36: X + NaOH CH3COONa + C2H5OH. X có thể là chất nào sau đây? A. Metyl axetat B. Etyl axetat C. Axit axetic D. Metyl propionat Câu 37: Cho 1,68 (gam) Fe tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch chứa m (gam) muối khan và V (ml) khí NO (sản phẩm khử duy nhất, điều kiện chuẩn). m và V có giá trị là A. 5,40 và 0,448 B. 7,26 và 672 C. 7,26 và 0,672 D. 5,40 và 448 Câu 38: Khi cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH khối lượng muối khan tạo thành là A. 19,4 B. 4,5 C. 9,7 D. 20,0 Câu 39: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Saccaro B. Glucozơ C. Tinh bột D. Fructozơ Câu 40: Thuốc thử để nhận biết Gly-Ala và Gly-Ala-Gly là. A. Quỳ tím B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2/OH- D. dung dịch Br2 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: