Đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hòa Hội

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hòa Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hòa Hội
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016-2017 
Môn: Sinh học 7
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Ngành ĐVNS
 Số tiết: 4
Hiểu được vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra nhiều ở vùng núi 
1đ =10%
1đ = 100%
Ngành ruột khoang
 Số tiết: 3
Nêu được vai trò của ngành ruột khoang
1đ = 10% 
 1đ = 100% 
Các ngành giun
Số tiết: 6
Trình bày được vòng đời của giun đũa.
Giải thích được các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người
Giải thích được vì sao hệ tuần hoàn thì đơn giản đi còn hệ thống ống khí lại phát triển? 
3đ = 30%
1 đ = 33,3% 
1đ = 33,3%
1 đ = 33,3% 
Ngành thân mềm
Số tiết: 4
Tìm và nêu rõ tác hại của một số thân mềm.
Giải thích được ý nghĩa về cách dinh dưỡng của trai sông. 
1đ = 10% 
0,5đ = 50% 
0,5 đ = 50% 
Ngành chân khớp
Sồ tiết: 8
Hiểu được đặc điểm chung của ngành chân khớp. 
Giải thích được cơ sở của việc đặt tên cho ngành.
Nêu ý nghĩa của vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm
4đ = 40%
2 đ = 50%
0,5đ = 12,5%
1,5đ = 37,5%
Tổng số câu: 5
100% =10đ
30% = 3 đ
30% = 3đ
30% = 3 đ
10% = 1 đ
TRƯỜNG THCS HÒA HỘI
KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Sinh học Lớp: 8
Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1:( 4điểm) 
 a. Đặc điểm chung của ngành chân khớp?
 b. Dựa vào đặc điểm nào để người ta đặt tên cho ngành? 
 c. Ý nghĩa của vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?
Câu 2: (2điểm) 
 a. Trình bày vòng đời của giun đũa ?
 b. Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
 Câu 3: (1điểm)
 a. Kể tên và nêu tác hại của một số thân mềm ?
 b. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước?
 Câu 4: (2điểm) 
 a. Nêu vai trò của ngành ruột khoang?
 b. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở vùng núi nhiều?
 Câu 5:(1điểm) 
 Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
------------- Hết ----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN SINH HỌC 7
Câu
Nội dung
Điểm
1. a
 Đặc điểm chung của ngành chân khớp.
 - Phần phụ chân khớp phân đốt. Các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt. 
 - Có vỏ kitin vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ.Do đó có chức năng như xương,gọi là bộ xương ngoài. 
 - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. 
0,75đ
0,75đ
0,5đ
1.b
 Dựa vào đặc điểm :chúng có phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. 
0,5đ
1.c
 - Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn làm cơ sở cho các cử động và bảo vệ
 - Nhờ các sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù
0,75đ
0,75đ
2.a
 Vòng đời của giun đũa: 
 - Trứng theo phân ra ngoài gặp ẩm và thoáng khí , phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải thức ăn có trứng giun sẽ bị nhiễm giun. 
 - Khi giun vào ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi lại về ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đó.
0,5đ
0,5đ
2.b
 * Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
 - Vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi 
 - Rửa sạch tay trước khi ăn 
 - Tẩy giun định kì 1 -2 lần trong 1 năm
 - Tìm được các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3.a
 Kể được mỗi ví dụ và nêu tác hại của chúng được 
VD: - Ốc sên: hại cây trồng nông nghiệp.
 - Ốc đĩa, ốc mút : là trung gian truyền bệnh giun sán..
 - Hà biển, hà sông đục tàu thuyền và các công trình bằng gỗ
0,25
0,25
3.b
 Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa đối với môi trường nước là:
 Nhờ cơ chế lọc vụn hữu cơ,ĐVNS có trong nước làm thức ăn khoảng 40 l nước/ngày đã góp phần làm trong lành nguồn nước bằng cơ chế sinh học không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
0,5đ
4.a
 Ruột khoang rất đa dạng và phong phú ở biển nhiệt đới và biển nước ta. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển.
 - Cung cấp nguyên liệu làm vật trang trí, đồ trang sức, sản xuất vôi(San hô).
 - Là vật chỉ thị trong nghiên cứu dịa chất.
 - Làm thức ăn cho con người.VD: Sứa sen,...
 - Tạo cảnh quan độc đáo ở đại dương.
 - Một số hại cho con người: ngứa, bỏng da, cản trở giao thông.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
4.b
 Bệnh sốt rét hay xảy ra ở vùng núi vì đây là môi trường thuận lợi cho nhiều loài muỗi A-nô-phen phát triển như nhiều cây cối, rừng rậm, vùng lầy lội.
1đ
5
 Ở sâu bọ hệ tuần hoàn chỉ giữ vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào. Còn hệ thống ống khí lại phân bố rộng đảm bảo sự trao đổi khí đến các tế bào của cơ thể. Do đó hệ thống ống khí phát triển hơn hệ tuần hoàn. 
1đ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học 8
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Khái quát về cơ thể người
( 3t)
Giải thích được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
10%=1đ
 1đ
Hệ vận động
(6t)
Phân biệt dược các loại khớp xương
 Đề ra được những biện pháp chống cong vẹo cột sống 
20%=2đ
50%=1đ
 50% = 1đ
Hệ tuần hoàn
(8t)
Nêu được thành phần cấu tạo của máu, chức năng của huyết tương, hồng cầu
Giải thích được Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền
30%= 3đ
 75%=2đ
 25% =1đ
 Hệ hô hấp
(4 t)
Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? 
Hô hấp có liên quan như thế nào đến các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
20% = 2đ
 50%=1đ
 50%=1đ
Hệ tiêu hoá
(6t)
Phân biệt được sự khác nhau cơ bản trong tiêu hoá ở dạ dày và ở ruột non
Vận dụng giải thích câu nói: “Nhai kĩ no lâu”
20%=2đ
 50%=1đ
 50%=1đ
Tổng: 5 câu
100%=10đ
30%= 3đ
30%=3đ
30%=3đ
10%=1đ
TRƯỜNG THCS HÒA HỘI
KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Sinh học Lớp: 8
Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (2điểm)
 a. Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? 
 b. Hô hấp có liên quan như thế nào đến các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
Câu 2 ( 3điểm )
 a. Nêu thành phần cấu tạo của máu, Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu ?
 b. Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền? 
Câu 3 (2 điểm )
 a. Sự tiêu hoá thức ăn trong dạ dày và ở ruột non có điểm khác nhau cơ bản nào ?
 b. Vì sao nói: “ Nhai kĩ no lâu”?
Câu 4 ( 2 điểm )
Phân biệt 3 loại khớp xương ?
 b. Là học sinh em phải làm gì để chống cong vẹo cột sống ?
Câu 5 (1điểm) 
 Vì sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
  Hết 
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN SINH HỌC 8
Câu
Nội dung
Điểm
1.a
 - Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí các bon nic ra ngoài cơ thể.
 - Hô hấp gồm 3 giai đoạn : + Sự thở 
 + Trao đổi khí ở phổi
 + Trao đổi khí ở tế bào.
0,5 đ
0,5 đ
1.b
 - Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng(ATP) cần cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ thể.
1đ
2.a
* Máu gồm những thành phần:
- Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích 
- TB máu : Chiếm 45% thể tích, đặc quánh màu đỏ thẫm . Gồm : Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu 
* Chức năng của huyết tương : 
- Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch 
- Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải 
* Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2. b
* Khi truyền máu cần phải xét nghiệm trước để lựa chon loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
1 đ
3.a
a. Điểm khác cơ bản giữa tiêu hoá ở dạ dày và ở ruột non là:
Tiêu hoá ở dạ dày
Tiêu hoá ở ruột non
-Biến đổi lí học là cơ bản( Thức ăn được nghiền nhỏ thấm đều dịch vị....)
-Biến đổi hoá học chỉ là bước đầu không đáng kể(chỉ có Prôtêin biến đổi từ dạng chuỗi dài thành dạng chuỗi ngắn)
-Biến đổi lí học là không đáng kể(tạo lực đẩy thức ăn và trộn thức ăn với dịch tiêu hoá)
-Biến đổi hoá học là cơ bản (Tất cả các chất trong thức ăn đều được biến đổi thành chất đơn giản cơ thể sử dụng được)
0,5 đ
0,5 đ
3.b
- Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn.
 - No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn. 
- Cần ăn chậm nhai kỹ
0,5 đ
0,5 đ
4.a
+ Khớp bất động: là loại khớp không thể cử động được.
+ Khớp bán động là loại khớp cử động hạn chế.
+ Khớp động: Là loại khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn bao đầu khớp nằm trong bao chứa dịch khớp.
0,5 đ
0,5 đ
4.b
Những biện pháp chống cong vẹo ở học sinh là :
- Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo
- Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay
- Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân.
0,5 đ
0,5 đ
5
Cơ thể cấu tạo từ tế bào. Mà các hoạt động sống của cơ thể có cơ sở là các hoạt động sống của tế bào:
+ sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
+ Sự sính sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể
+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường ngoài
Vậy tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi.doc