Đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 7 (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 645Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 7 (Có đáp án)
ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN: SINH 7
Thời gian: 45
MA TRẬN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Sáng tạo
Lớp Chim
4 tiết
Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu
Giải thích được tác dụng của đá, sỏi trong tiêu hóa thức ăn
20% = 2đ
50% = 1đ
Câu 2. a
50% = 1đ
Câu 2. a
Lớp Thú
7 tiết
Nêu được đặc điểm chung và vai trò của lớp thú
Phân tích được các đặc điểm tiến hóa trong hình thức sinh sản
Giải thích được vai trò của dơi trong việc phát tán cây trồng
40%=4đ
50% = 2đ
Câu 1. a
25% = 1đ
Câu 1. b
25% = 1đ
Câu 1. c
Sự tiến hóa của động vật
4 tiết
Phân tích được các đặc điểm tiến hóa của 
Hệ tuần hoàn trong ngành động vật
20% = 2đ
100% = 2đ
Câu 4
Động vật và đời sống con người
4 tiết
Nêu được các biện pháp để duy trì tính đa dạng sinh học
20% = 2đ 
100% = 2đ
Câu 3
 100% 
3đ = 30%
2đ = 20%
3đ = 30%
 2đ = 20%
ĐỀ THI
Câu 1: (4đ)
 a. Nêu đặc điểm chung vai trò của Thú?
 b. Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh?
 c. Tại sao nói dơi là động vật gieo hạt lí tưởng nhất 
Câu 2: (2đ)
 a. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu?
 b. Giải thích tại sao trong dạ dày cơ của chim, gà thường có các hạt sỏi?
Câu 3: (2đ) Nêu các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học?
Câu 4: (2đ) Nêu sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật?
 ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm
1. a
 * Đặc điểm chung
 Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất:
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
- Là động vật hằng nhiệt
- Bộ răng phân hóa 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
* Vai trò
- Cung cấp thực phẩm, Sức kéo: Trâu, bò, ngựa,...
- Cung cấp nguồn dược liệu quí: sừng, nhung của hươu, nai, mật gấu,...
- Làm đồ mĩ nghệ có giá trị: ngà voi, da, lông hổ, báo,...
- Làm vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt, khỉ,...Tiêu diệt ngặm nhấm có hại: chồn, cày,...
0,2
0,2
0.2
0,2
0.2
0,2
0.2
0.2
0.2
0.2
1. b
* Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.
* Ưu điểm: 
- Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
0.25
0.25
0.25
0.25
1. c
 Dơi là động vật ăn quả chủ yếu nhất, một buổi tối chúng có thể ăn một lượng hạt nặng gấp 2 lần so với trọng lượng của chúng, đồng thời vừa bay vừa thải phân và chúng bay rất xa. 
 Đặc biệt các hạt trong phân của dơi có tỉ lệ nảy mầm 100%
0.5
0.5
2. a
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
0.5
0.5
2. b
 Khi ăn chim, gà hay ăn thêm các hạt sỏi vì khi t hức ăn vào đến dạ dày cơ, chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sỏi nhỏ. Dạ dày cơ là túi cơ rất dày, dưới sự nhu động mạnh mẽ của dạ dày cơ nhào, nghiền, góc cạnh của các viên sỏi chà xát thức ăn, một lúc sau, thức ăn rất nhanh chóng bị nghiền nát 
1đ
3
Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
-Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.
-Thuần hóa, lại tạo giống để làm tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài, đáp ứng yêu cầu nhiều mặt trong đời sống con người. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học rất quan trọng.
-Cấm buôn bán động vật, đẩy mạnh chống ô nhiễm môi trường.
0,5
0.5
0,5
0,5
4
- Hệ tuần hoàn từ chổ chưa phân hóa (Động vật nguyên sinh, Ruột khoang) đến chổ hệ tuần hoàn được hình thành nhưng tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất (Giun đốt, Chân khớp) và tim đã phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất (Động vật có xương sống)
- Từ tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn (cá) đến tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha (Lưỡng cư) đến tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn hơn (Bò sát) dến tim 4 ngăn hoàn chỉnh (Chim, Thú)
1
1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi.doc