Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 20 - Năm học 2016-2017

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 20 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 20 - Năm học 2016-2017
ĐỀ SỐ 20
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2016- 2017
Môn: Ngữ Văn 9
Phần I: Trắc nghiệm (06 câu: 3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 đ)
Hãy khoanh tròn vào những đáp án đúng :
Câu 1( Nhận biết): Bài thơ nào sau đây không có trong SGK Ngữ Văn 9 ?
A. Mùa xuân nho nhỏ
B. Viếng lăng Bác
C. Nói với con
D. Ông đồ
Đáp án: D 
Câu 2( Nhận biết): Thể thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng tha thiết thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm là nhận xét về bài thơ nào?
A. Mùa xuân nho nhỏ
B. Viếng lăng Bác
C. Nói với con
D. Mây và sóng
Đáp án: B 
Câu 3( Thông hiểu): Hình ảnh cây tre trong bài thơ “Viếng lăng Bác” là hình ảnh gì?
A. Tả thực
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Đáp án: A, C 
Câu 4( Nhận biết) Văn bản nào sau đây không phải văn bản nghị luận?
A. Tiếng nói của văn nghệ
B. Những ngôi sao xa xôi
C. Bàn về đọc sách
D. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten
Đáp án: B 
Câu 5( Nhận biết) Tác giả sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau:
	“ Ơi con chim chiền chiện
	Hót chi mà vang trời
	Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng.”
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hoá
D. Hoán dụ
Đáp án: A 
Câu 6( Thông hiểu) “Mùa xuân nho nhỏ” được viết giống với thể thơ của tác phẩm nào?
A. Đồng chí
B. Bài thơ về tiều đội xe không kính
C. Đoàn thuyền đánh cá
D. Đêm nay Bác không ngủ
Đáp án: D 
Phần II: Tự luận( 7 điểm)
Câu 1(1 đ) ( Thông hiểu): Trong bài thơ “Viếng Lăng Bác”, Viễn Phương viết:
 “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác ”
 Và :
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
 	Vì sao tác giả dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” ? 
Đáp án: tác giả dùng nghệ thuật nói giảm nói tránh để giảm bớt nỗi đau thương mất mát trước sự thật Bác không còn nữa. Từ “thăm” thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác, vừa kính yêu vừa gần gũi.(0,5 đ)
 	Cụm từ “giấc ngủ bình yên” miêu tả tư thế ung dung, thanh thản của Bác cả đời lo cho dân cho nước, nay hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.( 0,5 đ) 
Câu 2:(1 điểm) ( Thông hiểu) Chép thuộc chính xác hai câu thơ có hình ảnh “trăng” trong hai bài thơ của Bác và ghi rõ tên tác phẩm.
 	Đáp án:
 “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”( Cảnh Khuya)
 “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”( Ngắm Trăng )
( chép đúng mỗi câu 0,5 điểm) 
Câu 3 (1,5 điểm) ( Nhận biết)
 Em hiểu như thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
Đáp án: nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, ẩn dụ cho khát vọng sống, lý tưởng sống đẹp đẽ của nhà thơ. Ông nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ là sống đẹp, sống có ích, sống với tất cả sự tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, làm một mùa xuân nho nhỏ góp phần làm nên mùa xuân lớn của cuộc đời (0,75 đ)
Chủ đề: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.( 0,75 đ) 
Câu 4 (3,5 đ) ( Vận dụng + Vận dụng cao)
Viết một đoạn văn tổng- phân- hợp (10- 12 câu) làm rõ nét riêng trong tính cách, tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết câu và một câu ghép.( gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu ghép)
Đáp án: hoàn thành đoạn văn tổng- phân- hợp.
- Mở đoạn: đúng nội dung hình thức( 0,5 điểm)
-Thân đoạn: làm rõ nét riêng trong tính cách tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong trong “Những Ngôi Sao Xa Xôi”, có lý lẽ dẫn chứng thuyết phục:
+ Chị Thao: thích hát và chép bài hát, thích thêu thùa, thích làm đẹp tỉ mỉ, bình tĩnh, dứt khoát, can đảm, dũng cảm nhưng sợ máu và vắt cắn,...( dẫn chứng) (0,5 điểm)
+Nho: hồn nhiên, dễ thương, thích làm nũng, thích thêu hoa loè loẹt, rực rỡ, vóc dáng nhỏ bé, thích tắm suối ngay cả khi suối có bom nổ chậm, thích mút kẹo, cứng rắn, dũng cảm, bình tĩnh, bình thản khi bị thương (0,5 điểm)
+ Phương Định: cô học sinh thành phố nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố.( 0,5 đ)
 Đúng ý, diễn đạt chưa sâu cho 1đ
Còn mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả cho 0,75 đ
Ý sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt cho 0,5 đ
-Kết đoạn: câu chủ đề cuối đúng nội dung, cấu trúc (0,5 đ)
-Tích hợp: sử dụng phép nối để liên kết đúng có gạch dưới (0,5 điểm)
 Sử dụng câu ghép đúng có gạch dưới (0,5 điểm)
Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hay nhiều đoạn hoặc sai kiểu đoạn trừ 0,5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe so 20_nguvan9_TD.docx