Đề kiểm tra học kì II năm 2014-2015 môn: Vật lý 6 thời gian làm bài 45 phút trường THCS Vũng Thơm

docx 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1163Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm 2014-2015 môn: Vật lý 6 thời gian làm bài 45 phút trường THCS Vũng Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II năm 2014-2015 môn: Vật lý 6 thời gian làm bài 45 phút trường THCS Vũng Thơm
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH	ĐỀ KIỂM TRA HK II NĂM 2014-2015
TRƯỜNG THCS VŨNG THƠM	 MÔN: VẬT LÝ 6
	 Thời gian làm bài 45 phút
Phần A. Trắc nghiệm: (4,0đ) HS kẻ bảng trả lời vào giấy thi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
1/. Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lí nào chủ yếu?
A). Sự nóng chảy.	B). Sự bay hơi.	
C). Sự đông đặc.	 	 D). Sự ngưng tụ.
2/. Hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy và sự đông đặc?
A). Đốt ngọn nến. 	
B). Tắt ngọn nến.
C). Đốt ngọn đèn dầu. 	
D). Bỏ cục nước đá ngoài trời nắng.
3/. Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với khoảng cách của các viên gạch được lát trong nhà?	 
A). Vì lát như thế mới hợp với mỹ quan thành phố.
B). Vì lát như thế là rất lợi gạch và như thế mới hợp với mỹ quan thành phố.	
C). Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách lớn để có sự dãn nở giữa các viên gạch.
D). Các phương án đưa ra đều đúng.
4/. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi:
A). Nhiệt độ càng thấp và gió càng yếu. 	
B). Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh. 
C). Nhiệt độ càng cao và gió càng yếu. 	
D). Nhiệt độ càng thấp và gió càng mạnh. 
5/. Chọn câu trả lời đúng để điền vào chỗ trống sau:......... nở vì nhiệt nhiều hơn ........, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn............
A). Chất khí, chất lỏng, chất rắn.	
B). Chất lỏng, chất rắn, chất khí.
C). Chất khí, chất rắn, chất lỏng.	
D). Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
6/. Trong suốt quá trình chất rắn nóng chảy hiện tượng nào sau đây là đúng nhất?
A). Chất rắn nóng chảy nhiệt độ của vật giảm dần.
B). Chất rắn nóng chảy nhiệt độ của vật tăng dần
C). Chất rắn nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
D). Chất rắn nóng chảy nhiệt độ của vật tăng dần và giảm dần.
7/. Thể tích vật rắn sẽ ................. khi nó bị nung nóng lên.	 
A). tăng 	B). lạnh đi	 	
C). giảm 	D). nóng lên
8/. Hiện tượng nào không liên quan đến sự ngưng tụ?
A). Các giọt nước đọng lại bên ngoài thành cốc nước đá. 
B). Vào mùa lạnh ta thường thở ra khói.
C). Các giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm. 
D). Nước trong ao hồ cạn dần khi trời nóng.
9/. Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là ............. còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là ................. Ngưng tụ là quá trình ............... với bay hơi.
A). sự nóng chảy, sự đông đặc, ngược.	
B). sự bay hơi, sự nóng chảy, ngược
C). sự bay hơi, sự ngưng tụ, ngược.	
D). sự ngưng tụ, sự bay hơi, tương tự.
10/. Thân nhiệt của người bình thường là: 
A). 340C	B). 370F	
C). 420C	D). 370C
11/. Ròng rọc nào dưới đây là ròng rọc động?
A). Trục của bánh xe vừa quay được vừa chuyển động cùng với vật
B). Trục của bánh xe quay được tại một vị trí
C). Trục của bánh xe được gắn cố định, còn bánh xe quay được quanh trục
D). Cả 3 trường hợp trên đều là ròng rọc động
12/. Làm đông đặc nước ta có thể thực hiện bằng cách nào?
A). Làm lạnh nước đến 20C.	
B). Làm lạnh nước đến 00C.	
C). Làm lạnh nước đến 10C.	
D). Làm lạnh nước đến 30C.
13/. Đặc điểm của sự bay hơi là:
A). Xảy ra đối với một số chất lỏng.	
B). Xảy ra trong lòng chất lỏng.
C). Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.	
D). Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.
14/. Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh có thành dày thì ly sẽ dễ vỡ hơn ly có thành mỏng vì:
A). Khi nhiệt độ tăng với ly có thành dày, do sự co dãn vì nhiệt giữa lớp trong, ngoài không đều, lớp trong nở nhiều hơn bị lớp ngoài cản nên gây ra lực lớn làm vỡ ly.
B). Do ly mỏng được làm bằng thủy tinh chịu được nhiệt độ cao.
C). Do ly dày làm bằng thủy tinh chịu nhiệt kém.
D). Do ly dày thì tính đàn hồi thấp.
15/. Khi nhúng tay vào bình nước ấm, tay sẽ có cảm?
A). Không có cảm giác gì lạ.	
B). Lạnh hơn bình thường.
C). Bình thường.	
D). Nóng hơn bình thường.
16/. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh để mở ra dễ hơn thì phải dùng cách nào cách sau đây hợp lí? 
A). Hơ nóng cổ lọ. 	
B). Hơ nóng nút.	 
C). Hơ nóng cả nút và cổ lọ. 	
D). Hơ nóng đáy lọ.
Phần B. Tự luận:
17/. Khi nhiệt kế rượu nóng lên thì cả bầu chứa và rượu đều nóng lên. Tại sao ruợu vẫn dâng lên trong ống thủy tinh? (1đ)
18/. So sánh một trường hợp giống nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất rắn.(1đ)
19/. Theo thang nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ nước đá đang tan và hơi nước đang sôi là bao nhiêu 0C?(1đ)
20/. a. Nêu dụng cụ để đo nhiệt độ, kể tên ba loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em đã học?(1đ)
 b. Nêu một dụng cụ điện có sử dụng băng kép? (0,25đ)
21/. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào? (0,75đ)
22/. Tại sao những bình đựng xăng, dầu thường được đậy nút rất kín? (1đ)
---HẾT---
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và biểu điểm
A. TRĂC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
B
C
C
B
A
C
A
D
C
D
A
B
D
A
D
A
B. TỰ LUẬN: (6 điểm)
17. Vì ruợu nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh 
18. Chất lỏng và chất rắn đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.(1đ)
19. Theo thang nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ nước đá đang tan là 00C và hơi nước đang sôi là 1000C 
20. a. Dụng cụ để đo nhiệt độ là nhiệt kế, kể tên ba loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em đã học: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế?
 b. Nêu một dung cụ điện có băng kép 
21/. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: Nhiệt độ, gió, và dịên tích mặt thoáng chất lỏng
 22/. Những bình đựng xăng, dầu thường được đậy nút rất kín để ngăn sự bay hơi của xăng, dầu
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_kiem_tra_HK_2.docx