Đề kiểm tra học kì II môn Hóa học khối 9

docx 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1726Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Hóa học khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn Hóa học khối 9
Đề 1: 
Câu 1 (1điểm): Có thể pha được bao nhiêu ml rượu 250 từ 50 ml rượu 450 ?
Câu 2 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuỗi chuyển đổi hóa học sau :
                       C2H4           C2H5OH          CH3COOH          CH3COONa         CH3COOH                               
Câu 3 (2 điểm): Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 chất lỏng không màu đựng trong 3 lọ riêng biệt : rượu Etylic , Benzen  ,  Axit Axetic . Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 4 (2 điểm): Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học xảy ra khi:
      a) Dẫn khí etilen vào dung dịch brom.       b) Cho d.dich Axit Axetic vào ống nghiệm đựng BaCO3 .
Câu 5 (3 điểm): Khi lên men rượu glucozơ, thu được x ml rượu 400. Cho rượu này tác dụng vừa đủ với dung dịch Axit Axetic, có mặt H2SO4 đặc và đun nóng . Sau phản ứng thu được 17,6 g Etyl Axetat .
            a. Viết các PTHH.       b. Tính khối lượng dung dịch Axit Axetic 10% cần dùng ?
            c. Tính x ? Biết Drượu = 0,8 g/ml          d. Tính khôi lượng glucozơ đã dùng.   C = 12 ;  H = 1 ; O=16
Đề 2:
Câu 1 (2đ): Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi  :
a/ Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian cho nước vào bình lắc nhẹ rồi thêm vào một miếng giấy quỳ tím .
b/ Đun sôi hỗn hợp rượu etylic và axit axetic có axit sunfuric(đđ) làm xúc tác .
Câu 2 (1,5đ): Hãy nhận biết các chất lỏng sau bằng phương pháp hóa học  
CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3COOH. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Câu 3 (2,5đ):   Viết các PTHH biểu diễn:
C6H12O6                C2H5OH                CH3COOH                    CH3COONa              CH4
                                                                                           CH3COOC2H5         
Câu 4 (1đ): Cần lấy bao nhiêu ml nước để pha loãng 200ml dd rượu Etylic 600 thành dung dịch 200 .
Câu 5 (3đ):  Cho 34,6 gam hỗn hợp (A) gồm rượu etylic (C2H5OH) và axit axetic (CH3COOH) phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch natri cacbonat (Na2CO3) thì thu được 5,6 lít CO2 (đo ở đktc)
a) Viết PTHH xảy ra.  b) Tính % theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp (A) và CM của dung dịch Na2CO3.
c) Cho 34,6 g hhợp (A) tdụng với natri dư thì thu được bao nhiêu lít khí H2 (đkc) Na = 23 C = 12  O = 16  H = 1
Đề 3: 
Câu 1: Viết CTCT(thu gọn) của các chất sau: (1 đ) Axetilen, Rượu etylic, Axit axetic, Dibrom etan
Câu 2: Nêu hiện tượng và viết PTHH của các thí nghiệm sau: (2 đ)
a)                  Nung nóng hỗn hợp benzen và brom (lỏng) có bột sắt làm xúc tác
b)                  Cho mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic
Câu 4: (2 đ) Trên nhãn chai rượu ghi con số như: 40o. Hãy giải thích ý nghĩa  của con số trên.
Tính thể tích rượu etylic có trong 650 ml rượu 40o ?
Câu 5: (3đ) Cho 150 gam dung dịch CH3COOH 12% tác dụng với dung dịch Na2CO3 10,6%.
a/ Viết các PTHH xảy ra. b/ Tính mdd Na2CO3 cần lấy để phản ứng xảy ra vừa đủ.
c/ Tính thể tích CO2 sinh ra ở đktc. d/ Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng.
 Đề 4:
Câu 1: (2,5 điểm) Bổ túc các PTHH sau :
a)    CH4   +    ?     →   CH3Cl    +   ?  
b)     CH3COOH         +          ?          →        (CH3COO)2Ca   +     ?    
c)      C2H2         +          ?          →        C2H2Br4
d)      n  CH2 = CH2    →             ?      
e)      ?         +      O2     →      CO2      +    H2O
Câu 2: (1 điểm) Hãy cho biết hiện tượng quan sát và viết phương trình hóa học khi :
Đun nóng hỗn hợp benzen với brôm ( lỏng, nguyên chất ) có mặt bột sắt làm xúc tác.  
Câu 3: (2,5 điểm)
a/ Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau đây:  Benzen, Rượu etylic, Axit axetic.
b/ Hãy viết CTCT của các chất sau: Mêtan, Brôm benzen, Natri etylat, Axetylen.
Câu 4: (1 điểm) Có thể  pha chế bao nhiêu lít rượu 250 từ 0,75 lít rượu 500.
Câu 5: (3 điểm) Cho 3,25 g kim loại kẽm tác dụng với dd axit axetic 20% . Sau phản ứng thu được dd muối A và khí B. 
a. Tính thể tích khí B sinh ra (ở đktc) và khối lượng dung dịch Axit axetic cần dùng.
b. Sau phản ứng đem cô cạn ddịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?  Zn = 65, O= 16, H= 1, C= 12
Đề 5: 
Câu 3 (1đ) Tính độ rượu của dung dịch tạo thành trong trường hợp:
Cho thêm 30 lít nước vào 120 lít rượu 45o.     Cho thêm 30 ml rượu vào 120 ml rượu 45o.
Câu 4 (1đ) Viết PTHH và cho biết h/tượng khi đun nóng hỗn hợp gồm axit sunfuric đặc, axit axetic, rượu etylic.
Câu 5 (2,5đ) Cho 200 ml dung dịch CH3COOH  2M tác dụng vừa đủ với a (ml) dung dịch NaHCO3 1,6M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và b (lít) khí Y (đktc).
Xác định giá trị của a, b. Tính CM dung dịch X biết thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Đề 6: 
Câu 2: (2đ) Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:
a/Dẫn khí axetilen đi qua bình chứa dung dịch brom dư màu da cam.
b/Cho 1ml dung dịch axit axetic vào ống nghiệm đựng kẽm.
Câu 3: (1đ) Viết công thức cấu tạo đầy đủ của các chất sau: a/ C6H5Br    b/ C2H4Br2  c/ C3H6   d/ C3H4
Câu 4: (1,5đ) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết từng chất chứa trong mỗi lọ mất nhãn sau: C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5 . Viết phương trình minh họa.
Câu 5: (3đ) Cho 120g dung dịch axit CH3COOH 20% tác dụng hoàn toàn với dung dịch Na2CO3 10%, sau phản ứng thu được dung dịch muối A và khí B. Tính: a/ Khối lượng dung dịch Na2CO3 tham gia phản ứng?
b/ C% dung dịch muối A? c/ Thể tích rượu etylic 460 cần lên men để có được lượng axit dùng cho phản ứng trên.  D rượu = 0,8
Đề 7: 
Câu 1: (3 điểm) Viết phương trình phản ứng thực hiện những chuỗi biến hóa sau và ghi rõ điều kiện để xảy ra phản ứng (nếu có)
    Etilen ® rượu etylic ® axit axetic ® etyl axetat
                 Natri etylat →  đồng (II) axetat → natri axetat
Câu 2: (2 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có khi:
a)            Nung nóng hỗn hợp bezen và brom lỏng có mặt bột sắt làm chất xúc tác.
b)            Thả viên natri dư vào cốc có chứa cồn 900.
Câu 3: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết các chất khí không màu chứa trong các lọ mất nhãn sau: axetilen, metan và cacbon đioxit.
Câu 4: (3 điểm) Cho 36g glucozơ lên men rượu để điều chế rượu etylic, khí CO2 sinh ra cho vào nước vôi trong có dư thu đượcm gam một chất kết tủa. Viết các PTPƯ xảy ra?
Tính giá trị m? Có thể thu được bao nhiêu ml rượu 800 từ lượng glucozơ trên? Dr. etylic=0,8 g/ml.
Câu 5:  Cho 800 ml dung dịch axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 21,2g natri cacbonat
thu được chất khí A.
a)   Nồng độ mol dung dịch axit axetic đã dùng.    b)   Thể tích khí A (đktc) thu được?
c)    Để trung hòa hết lượng axit axetic trên cần dùng bao nhiêu ml dung dịch natri hiđroxit 0.5M            
    Đề 8:
  Câu 1 (2,0 điểm). Hãy cho biết công thức phân tử, công thức cấu tạo của các chất sau: 
 a) Benzen b) Axit axetic
Câu 2 (2.5 điểm). Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
 EtilenRượu EtylicAxit Axetic Etylaxetat Natriaxetat
(5)
 Kẽm axetat
Câu 3 (2.5 điểm). Trình bày phương pháp hoá học nhận biết bốn chất lỏng không màu đựng trong ba lọ riêng biệt là: CH3COOH, C2H5OH, C6H6, nước cất. Viết PTHH xảy ra (nếu có).
Câu 4 (3,0 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam rượu etylic.
 a) Tính thể tích không khí cần dùng (ở đktc) cho phản ứng trên, biết khí oxi chiếm 20% thể tích không khí.
 b) Tính thể tích rượu 8o thu được khi pha lượng rượu trên với nước, biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 (g/ml).
 c) Tính khối lượng axit axetic thu được khi lên men lượng rượu trên, biết hiệu suất của phản ứng lên men giấm đạt 60 %. 
---- Hết ----

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KT_HK_II_HOA_9_CHON_LOC_8_DE.docx