Đề kiểm tra học kì II Lịch sử lớp 10 - Năm học 2010-2011 - Sở GD & ĐT Bình Phước

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 514Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Lịch sử lớp 10 - Năm học 2010-2011 - Sở GD & ĐT Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Lịch sử lớp 10 - Năm học 2010-2011 - Sở GD & ĐT Bình Phước
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
 TRƯỜNG PT ..
KIỂM TRA HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I.MỤC ĐÍCH 
	- Nhằm kiểm tra những kiến thức học sinh đã học trong học kì II, lớp 10 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm, tra học sinh tự đánh giá khả năng học tập của bản thân, từ đó biết diều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.	
 - Giáo viên kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh so với mục tiêu của chương trình đề ra trong chương trình học kì II.
	- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu cần thiết. 
 1-Về kiến thức : Học sinh nắm được:
 - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
 - Vai trò của Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII ?
 - Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản pháp 1789. Giải thích được thời kỳ chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp.
 - Thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp ở Anh từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Hệ quả của cách mạng công nghiệp. 
 2-Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích, phân tích sự kiện, vấn đề.
 3-Về thái độ:
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập cho hs, biết suy nghĩ tìm hiểu những kiến thức lịch sử. 
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
	Hình thức : Tự luận 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X
Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ % 
Số câu:1
Số điểm:3
Số câu
Số điểm
Số câu:
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu:1
3điểm=30% 
2. Việt Nam thời phong kiến độc lập (thế kỷ X đến thế kỷ XIX)
Hiểu được vai trò của Nguyễn Huệ trong sự nghiệp thống nhất đất nước.
Số câu: 
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 
Số điểm:
Số câu:1
Số điểm:1,5
Số câu: 
Số điểm:
Số câu
Số điểm
Số câu:1
1,5điểm=15% 
3. Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII )
Giải thích được tại sao thời kỳ chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp
Phân tích được nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản pháp 1789.
Số câu:1 
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 
Số điểm
Số câu 1/2
Số điểm:1,5
Số câu: 1/2
Số điểm1,5
Số câu
Số điểm
Số câu:1
3điểm=30.% 
4. Các nước Âu – Mĩ (từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
Hiểu được tác động về kinh tế, xã hội của cách mạng công nghiệp đối với các nước châu Âu.
/
Số câu :1
Số điểm 2.5
Tỉ lệ25 %
Số câu: 1
Số điểm:2,5
Số câu: 
Số điểm
Số câu:
Số điểm:
Số câu
Số điểm
Số câu;1
2,5điểm=25% 
Tổng số câu
T số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1+1
Số điểm :5,5
55%
Sốcâu:1+1/2
Số điểm:3
30%
Số câu:1/2
Sốđiểm:1,5
15%
Số câu:4
Số điểm:10
100%
SỞ GD VÀ ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011
 TRƯỜNG P.. Môn : Lịch sử ; Khối : 10
Câu I (3 điểm):
 Em hãy trình bày sơ lược về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)?.
Câu II (1,5 điểm): 
Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đóng vai trò như thế nào trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII ?
Câu III (3 điểm):
Em hãy phân tích nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản pháp năm 1789. Tại sao nói thời kỳ chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?
Câu IV (2,5 điểm): 
Em hãy trình bày hệ quả của cách mạng công nghiệp ở châu Âu?
	-------- Hết	
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu I:
Em hãy trình bày sơ lược về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)?.
* Nguyên nhân:
-Do sự áp bức bóc lột tàn bạo của chính quyền đô hộ - nhà Đông Hán, làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ lên tới cực điểm.
* Diễn biến, kết quả:
- Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm được Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.
- Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ.
- Mùa hè 42 nhà Hán đưa quân xâm lược nướ ta, HaiBà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do lực lượng chênh lệch k/c thất bại. Hai Bà Trưng hy sinh.
* Ý nghĩa:
- Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc.
- Khẳng định khả năng vai trò của phụ nữ trong đấu tranh chống ngoại xâm
O,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu II : 
Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đóng vai trò như thế nào trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII ?
- Năm 1771 Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ lãnh đạo k/n nông dân ở Tây Sơn – Bình Định.Cuộc k/n nhanh chóng phát triển thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng trong.
- 1786-1788 , Nguyễn Huệ tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê- Trịnh, thống nhất đất nước.
- Trước tình hình đất nước bị quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789) sang xâm lược, với tài chỉ huy quân sự của mình Nguyễn Huệ đã lãnh đạo binh lính và quàn chúng nhân dân thực hiện kháng chiến đánh đuổi hoàn toàn các thế lực xâm lược, giữ vững nền độc lập tự chủ của đât nước
0,5
0,25
0,75
Câu III :
Em hãy phân tích nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản pháp 1789. Tại sao nói thời kỳ chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?
* Phân tích nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Pháp 1789.
- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, đời sống nông dân cực khổ
+ Công thương nghiệp phát triển, tuy nhiên bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm.
+ Chính trị: Pháp duy trì chế độ quân chủ chuyên chế do vua Lu I XVI đứng đầu có quyền lực tuyệt đối
+ Xã hội: Chia thành 3 đẳng cấp: 
 Tăng lữ, quý tộc: nắm mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải đóng thuế.
 Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.
 => mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
* Thời kỳ chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp vì:
 Trong lúc đất nước đang gặp khó khăn: quân Anh và quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước pháp, bọn phản cách mạng trong nước ra sức chống phá. Trước tình hình đó chính quyền Gia -cô –banh đã thi hành những biện pháp tích cực:
- Thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng.
- Xóa bỏ mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân.
- Chia ruộng đất cho nông dân.
- Ban hành lệnh Tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh. Nhờ đó đã đánh bại ngoại xâm và nội phản.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu IV: 
Em hãy trình bày hệ quả của cách mạng công nghiệp ở châu Âu?
- Kinh tế:
+ Nâng cao năng suất lao động, làm ra sản phẩm lớn cho xã hội
+ Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm CN và tp đông dân ra đời
- Xã hội: 
+ Hình thành 2 giai cấp mới: VSCN và TSCN
+ Tư sản CN nắm tư liệu sản xuất- bóc lột vs Cn 
=> Mâu thuẫn xã hộingày càng gay gắt dẫn đến đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • dockt hoc ky 2 su 10.doc