PHÒNG GD&ĐT TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 8 NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN: VẬT LÝ THỜI GIAN: 60 phút. (Không kể thời gian phát đề) I. Ma trận: Nội dung Nhận biết M1 Thông hiểu M2 Vận dụng Cộng Mức độ thấp M3 Mức độ cao M4 Áp suất Áp suất Cách làm thay đổi áp suất. Số câu Số điểm Tỉ lệ 0,5 1 10% 0,5 1 10% 1 2 20% Bình thông nhau Độ cao cột chất lỏng trong bình thông nhau Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% Áp suất chất lỏng Sự phụ thuộc áp suất chất lỏng vào các yếu tố Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% Lực đẩy Acsimet Lực đẩy Acsimet Công thức tính lực đẩy Acsimet Vận dụng công thức tính lực đẩy Acsimet Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2 10% 1 2 20% 2 4 40% Sự nổi Điều kiện vật nổi, chìm Xác định vật nổi, chìm. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% 2 2 20% Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2,5 4 40% 1,5 2 20% 2 2 20% 1 2 20% 7 câu 10 100% II. Nội dung đề: I. Lý thuyết: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) a, Áp suất là gì? (1đ) (M1) b, Nêu cách làm tăng áp suất chất rắn? (1đ) (M2) Câu 2: (2 điểm) M1 Viết công thức tính lực đẩy Acsimet, ghi rõ các đại lượng? Câu 3: (1 điểm) Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm? Câu 4: (1 điểm) Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào? II. Bài tập: (4 điểm) Bài 1: (2 điểm) Một xà lan dạng hình hộp chữ nhật dài 4m rộng 2m, phần chìm trong nước có độ cao 1m. Tính trọng lượng của xà lan. Bài 2: (1 điểm) Hai viên bi bằng sắt có thể tích giống nhau. Một viên được thả vào thủy ngân, một viên đươc thả vào nước. Vật nào nổi, vật nào chìm? Vì sao? Bài 3: (1 điểm) Trong bình thông nhau có 2 nhánh tiết diện như nhau, chứa 2 chất lỏng có thể tích bằng nhau. Bình A chứa nước, bình B chứa dầu. Hỏi khi mở khóa K, mực nước ở 2 nhánh có bằng nhau hay không? Vì sao? Cho biết trọng lượng riêng của các chất: nước là 10 000N/m3, thủy ngân là 136 000N/m3, sắt là 78 000N/m3. III. Hướng dẫn chấm: Câu hỏi Nội dung Thang điểm Câu 1: a) Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép b) Tăng áp lực giữ nguyên diện tích bị ép Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích bị ép Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5 Câu 2 Fa=d.V Trong đó Fa: lực đẩy Acsimet (N) d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 Nếu thả một vật trong chất lỏng thì Vật nổi lên khi Fa > P Vật chìm xuống khi Fa < P 0,5đ 0,5đ Câu 4 Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và độ cao cột chất lỏng 0,5đ 0,5đ Bài 1 Tóm tắt a=4m b=2m h=1m d=10000N/m3 P=?N Giải: Phần thể tích nước bị chiếm chỗ bằng thể tích của vật. Khi vật lơ lửng ta có P = Fa = d.V =d.a.b.h1 = 10000.4.2.1 = 80000 (N) Vậy trọng lượng của tàu là 80000N Tóm tắt: 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ Bài 2 Viên bi thả vào thủy ngân sẽ nổi, thả vào nước sẽ chìm Vì dthủy ngân > dsắt > dnước; V1 = V2 => Fa1 > Psắt > Fa2 0,5đ 0,5đ Học sinh có thể giải cách khác nếu đúng vẫn được chấm điểm tối đa Duyệt của BGH Người ra đề
Tài liệu đính kèm: