Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Minh Tân

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 520Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Minh Tân
PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG 	KIỂM TRA HK1 NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THCS MINH TÂN	 MÔN: VẬT LÝ 8
Họ và tên :  Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)
Lớp : 8..	 Ngày kiểm tra: 12/12/2016
I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. (3 điểm - mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì
A. Máy bay đang chuyển động.	B. Người phi công đang chuyển động.
C. Hành khách đang chuyển động.	D. Sân bay đang chuyển động.
Câu 2: Khi xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật, thì vật được chọn làm mốc
A. Phải là Trái Đất.	B. Phải là vật đang đứng yên.
C. Phải là vật gắn với Trái Đất.	D. Có thể là bất kì vật nào.
Câu 3: Đơn vị vận tốc là
	A. km.h	B. m.s
	C. km/h	D. s/m
Câu 4: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.
B. Vận động viên chạy 100m đang về đích.
C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh.	
D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.
Câu 5: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? 
	A. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.	B. Chỉ có thể tăng dần.	
	C. Chỉ có thể giảm dần.	D. Không thay đổi.
Câu 6: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. Vật đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.
D. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
Câu 7: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc	.	B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.	D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 8: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.	
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.	
C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.	
D. Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Câu 9: Càng lên cao, áp suất khí quyển 
Càng giảm.	 B. Càng tăng.
Không thay đổi.	 D. Có thể tăng và cũng có thể giảm. 
Câu 10: Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây?
Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
Vật lơ lửng trong chất lỏng.
Vật nổi trên mặt chất lỏng.
Cả ba trường hợp trên.
Câu 11: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào
Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.
Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Trọng lượng riêng và thể tích của vật.
Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 12: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. 
II. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1 (2 điểm): Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi quãng đường và trên cả quãng đường.
Câu 2 (1,75 điểm): 
a) Nêu cách biểu diễn và kí hiệu véctơ lực?
b) Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật, biết cường độ của trọng lực là 1500N, tỉ xích tùy chọn.
Câu 3 (1,25 điểm): 
	a) Để tăng áp suất ta phải làm gì?
	b) Hãy chỉ ra cách làm tăng áp suất khi sử dụng dao trong gia đình em.
Câu 4 (2 điểm):
a) Viết công thức tính áp suất chất lỏng, nêu rõ tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
b) Áp dụng: Một cái thùng cao 3m đổ đầy nước, tính áp suất của nước lên một điểm cách đáy thùng 5cm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
-----HẾT-----
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN VẬT LÝ 8
TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
D
D
C
D
A
B
C
B
A
D
B
C
II. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt: (0,5đ)
s1= 100m	Giải
t1 = 25s	 Vận tốc trung bình của người đi xe đạp khi xuống dốc:
s2 = 50m	 	(0,5đ)
t2 = 20s	Vận tốc trung bình khi xuống hết dốc đến khi dừng lại:
Tính vtb1, vtb2, vtb?	(0,5đ)	
	Vận tốc trung bình trên cả quãng đường:
	 (0,5đ)
Câu 2 (1,75 điểm): a) Lực là một đại lượng véctơ nên khi biểu diễn lực, ta vẽ một véctơ với:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực). (0,25đ)
+ Phương và chiều là phương và chiều của lực.	(0,25đ)
+ Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước. Kí hiệu: véctơ lực F (0,5đ)
F = 500N
F = 1500N
F 
b) Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật, biết cường độ của trọng lực là 1500N, tỉ xích tùy chọn. (0,75đ)
Câu 3 (1,25 điểm): 
Để tăng áp suất ta phải tăng áp lực hoặc giảm diện tích bị ép hoặc vừa tăng áp lực vừa giảm diện tích bị ép. (0,75đ)
Để tăng áp suất của dao ta cần tăng áp lực hoặc là mài mỏng lưỡi dao. (0,5đ)
Câu 4 (2 điểm):
Công thức tính áp suất chất lỏng tại 1 điểm bất kì trong lòng chất lỏng đứng yên: 
 Trong đó: h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m)
 p = h . d (0,25đ) d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 p là áp suất (N/m2) (0,75đ)
 Tóm tắt: (đổi đơn vị, tính h1 0,5đ)
h = 3m	 Giải
dn = 10000N/m3	 Áp suất của nước tại điểm có độ sâu 2,95m:
h2 = 5cm = 0,05m	 p1 = dn.h1 = 10000.2,95 = 29500 (N/m2) (0,5đ)
h1 = h – h2 = 3 – 0,05 = 2,95m	
p1 = ?
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Chuyển động cơ học, vận tốc trung bình của chuyển động không đều
3
1, 2, 4
1
Số câu hỏi
1
3
1
5
3đ
30%
Số điểm
0,25đ
0,75đ
2đ
Tỉ lệ %
2,5%
7,5%
20%
2. Biểu diễn lực, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát.
6
1.a)
5
7
1.b)
Số câu hỏi
1
1
1
1
1
5
2,5đ
Số điểm
0,25đ
1đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
Tỉ lệ %
2,5%
10%
2,5%
2,5%
7,5%
25%
3. Áp suất, lực đẩy Ác-si-mét
9, 10, 12
4.a)
8
3.a)
11
3.b)
4.b)
Số câu hỏi
3
1
1
1
1
1
1
9
Số điểm
0,75đ
1đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
0,5đ
1đ
4,5đ
Tỉ lệ %
7,5%
10%
2,5%
7,5%
2,5%
5%
10%
45%
TS câu hỏi
7
6
5
1
19
10
TS điểm
3,25đ
2đ
3,75đ
1đ
Tỉ lệ %
32,5%
20%
37,5%
10%
100%
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN VẬT LÝ 8

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKI.doc