Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 12 - Mã đề 136 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Thăng Long

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 12 - Mã đề 136 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 12 - Mã đề 136 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Thăng Long
Trường THPT Chuyên Thăng Long
Ngày.......tháng..........năm..............
Tổ: Vật Lý
NH: 2016 – 2017
KIỂM TRA HỆ SỐ 2 – LẦN 1 – LỚP 12 – HK1
Thời gian: 45 phút
Đề gồm 30 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn, học sinh làm vào phiếu trả lời trên đề. Đề có 2 mặt.	Mã đề: 136
Họ, tên học sinh:..........................................................................Lớp:...............................
Phiếu trả lời:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
Đáp án ghi rõ bằng chữ in hoa, sai phải điều chỉnh rõ ràng.
Câu 1: Tốc độ trung bình trong một chu kỳ của vật dao động với vận tốc cực đại v là:
A. v/2π.	B. v/2	C. v/π.	D. 2v/π.
Câu 2: Vật dao động điều hoà gia tốc a = - 4π2 cos(πt) cm/s2, vận tốc cực đại của vật có độ lớn là:
A. 4π cm/s.	B. 2 cm/s.	C. 4 cm/s.	D. 2π cm/s.
Câu 3: Con lắc đơn của đồng hồ quả lắc chạy đúng ở mặt đất, dây treo có hệ số nở vì nhiệt là α = 2,5.10-5 K-1, nếu đưa đồng hồ lên cao 960m và nhiệt độ giảm 200C thì trong một tuần (7 ngày đêm) đồng hồ chạy:
A. Nhanh 8,64 giây.	B. Chậm 60,48 giây.
C. Chậm 8,64 giây.	D. Nhanh 60,48 giây.
Câu 4: Vật dao động trên quỹ đạo dài 6cm, quãng đường vật đi được trong 1 chu kỳ là:
A. 6cm.	B. 24cm.	C. 12cm.	D. 3cm.
Câu 5: Con lắc đơn treo ở trần toa xe lửa, xe lửa chạy trên các đoạn đường ray dài 7,5 mét, giữa 2 thanh ray có khe hở, con lắc dài 64cm, lấy g = π2, con lắc dao động mạnh nhất khi tàu chạy với vận tốc là:
A. 16,875 km/h.	B. 16,875 m/s.	C. 60,75 km/h.	D. 60,75 m/s.
Câu 6: Một con lắc đơn trong thang máy, khi thang đi lên nhanh dần đều với gia tốc g/3 thì chu kỳ là T, khi thang máy đi xuống chậm dần đều với gia tốc g/6 thì chu kỳ là:
A. T.	B. T/.	C. 2(2/7)1/2T.	D. 2(2/5)1/2T.
Câu 7: Hai con lắc lò xo như nhau, nếu hai lò xo ghép nối tiếp rồi treo hai vật nặng vào thì chu kỳ là T, nếu hai lò xo ghép song song rồi treo hai vật nặng vào thì chu kỳ là:
A. 4T.	B. T/2.	C. 2T.	D. T.
Câu 8: Một con lắc đơn có chu kỳ gấp 5 lần của một con lắc lò xo thẳng đứng, con lắc đơn dây treo dài 81cm, g = π2, con lắc lò xo khi cân bằng lò xo giãn là:
A. 3,24 cm.	B. 1,62 cm.	C. 16,2 cm.	D. 8,1 cm.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Mọi vật dao động cưỡng bức đều có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng.
B. Khi vật dao động duy trì thì biên độ dao động không đổi.
C. Khi vật dao động cưỡng bức thì ngoại lực tác dụng lên vật biến thiên tuầ hoàn.
D. Mọi vật dao động tắt dần đều có chu kỳ không đổi.
Câu 10: Khi một vật dao động tắt dần thì:
A. pha dao động giảm dần theo thời gian.	B. chu kỳ giảm dần theo thời gian.
C. có biên độ không đổi.	D. có năng lượng giảm dần theo thời gian.
Câu 11: Con lắc đơn có chu kỳ không phụ thuộc vào:
A. vị trí đặt con lắc.	B. gia tốc trọng trường.	C. khối lượng vật nặng.	D. chiều dài dây treo.
Câu 12: Một vật dao động tắt dần vào thời điểm bất kỳ biên độ giảm 16%, khi đó phần trăm năng lượng còn lại là:
A. 94,77%.	B. 70,56%.	C. 29,44%.	D. 6%.
Câu 13: Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T, kể từ lúc ban đầu vật ở vị trí cân bằng theo chiều dương, thời gian vật bắt đầu dao động đến khi qua vị trí có độ lớn vận tốc bằng nửa tốc độ cực đại lần thứ 2017 là:
A. 12097T/6.	B. 6049T/12.	C. 6049T/6.	D. 3025T/6.
Câu 14: Con lắc đơn trong thời gian t dao động 8 lần, nếu thay đổi chiều dài 25 cm thì trong thời gian t dao động 12 lần, g = π2, thời gian t là:
A. 36/5 giây.	B. 24/5 giây.	C. 3/5 giây.	D. 24/5 giây.
Câu 15: Trong 1 chu kỳ T một vật dao động điều hoà đi được 20cm, thời gian vật đi từ vị trí x = -2,5 cm theo chiều dương đến x = 2,5cm theo chiều âm là:
A. 5T/12.	B. 11T/24.	C. 11T/12.	D. 5T/6.
Câu 16: Con lắc đơn thứ nhất có dây treo dài gấp đôi và khối lượng vật nặng bằng một nửa của con lắc đơn thứ hai, chu kỳ của con lắc thứ nhất so với con lắc thứ hai thì:
A. bằng nhau.	B. gấp 2 lần.	C. gấplần.	D. nhỏ hơn.
Câu 17: Thời gian ngắn nhất của một vật dao động điều hoà kể từ khi động năng bằng thế năng đến khi thế năng bằng động năng là 6 giây, thời gian vật đi quãng đường dài nhất bằng biên độ là:
A. 2 giây.	B. 1 giây.	C. 4 giây.	D. 3 giây.
Câu 18: Ba con lắc đơn dây treo dài bằng nhau, gắn vào chung một điểm treo, khối lượng vật nặng treo ở đầu mỗi sợi dây lần lượt là m, 2m, 3m/4. So sánh về chu kỳ dao động của chúng là:
A. T1 = T2 = T3.	B. T1>T2>T3.
C. T1 =T2 = 2T3/.	D. T3<T1<T2.
Câu 19: Con lắc lò xo có chu kỳ không phụ thuộc vào:
A. khối lượng vật nặng.	B. chiều dài lò xo.	C. gia tốc trọng trường.	D. vật liệu làm lò xo.
Câu 20: Vật dao động với li độ x = 3cos (4πt +π) cm, li độ của vật khi vật có pha dao động π/6 là:
A. 2,598 cm.	B. 1,5 cm.	C. 2,924 cm.	D. 2,653 cm.
Câu 21: Một vật dao động có vận tốc v = 4π cos (2πt – π/3) cm/s. Khi đó vật có:
A. biên độ là 4cm.	B. tần số là π Hz.
C. gia tốc cực đại là 8π2 cm/s2.	D. chu kỳ là 2 giây.
Câu 22: Con lắc đơn dây treo dài l có chu kỳ T, khi đóng đinh chặn giữ một phần dây treo lúc con lắc qua vị trí cân bằng thì chu kỳ con lắc giảm một phần tư, vị trí đóng đinh cách điểm treo:
A. l/4.	B. 3l/4.	C. 2l/3.	D. l/2.
Câu 23: Vật dao động điều hoà trên quỹ đạo dài 6cm, biên độ dao động là:
A. 12cm.	B. 3cm.	C. 6cm.	D. 1,5 cm.
Câu 24: Chọn phát biểu đúng về vật dao động điều hoà:
A. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì thế năng tăng.
B. Thế năng biến thiên với chu kỳ gấp 2 lần chu kỳ của vận tốc.
C. Cơ năng biến thiên với chu kỳ bằng nửa chu kỳ của li độ.
D. Động năng vật giảm khi vật càng ra xa vị trí cân bằng.
Câu 25: Một con lắc lò xo dao động điều hoà với chu kỳ T, nếu cắt bỏ bớt một nửa lò xo và tăng khối lượng vật lên gấp 2 lần thì con lắc mới dao động với chu kỳ là:
A. 2T.	B. T.	C. T.	D. T/2.
Câu 26: Hai con lắc lò xo có vật nặng khối lượng như nhau, con lắc thứ nhất có chu kỳ là 2 giây, nếu hai lò xo của hai con lắc ghép nối tiếp rồi treo vật nặng vào thì chu kỳ con lắc này là 3 giây, con lắc thứ hai có chu kỳ là:
A. 5 giây.	B. 1 giây.	C. giây.	D. giây.
Câu 27: Vật dao động điều hoà, trong thời gian ngắn nhất 0,2 giây đi từ vị trí có động năng bằng một phần tư cơ năng đến vị trí có động năng bằng một phần hai cơ năng. Thời gian vật thực hiện được 10 dao động là:
A. 48 giây.	B. 4,8 giây.	C. 20 giây.	D. 2 giây.
Câu 28: Tần số dao động của con lắc lò xo thẳng đứng xác định bởi:
A. f = (Dl/g)1/2/2π.	B. f = (m/k)1/2/2π.	C. f = (g/Dl)1/2/2π.	D. f= (mk/Dlg)1/2/2π
Câu 29: Vật dao động điều hoà có li độ x = 4cos (6πt – π) cm. Quãng đường vật đi được trong 1 giây là:
A. 48cm.	B. 12 cm.	C. 16cm.	D. 36cm.
Câu 30: Vật thực hiện 2 dao động điều hoà x1 = 4cos(πt – π/6) và x2 = 4cos(πt – π/3), dao động tổng hợp là:
A. x = 2cos(πt – π/12).	B. x = 4(2+31/2)1/2cos(πt – π/4).
C. x = 4(2+31/2)cos(πt – π/4).	D. x = 4cos(πt – π/4).-----------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_chuong_1_vat_ly_12.doc