Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hồng Đức

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hồng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hồng Đức
Trường THPT Hồng Đức	KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016
Tồ: lý – Kỉ thuật CN	Môn: VẬT LÝ 11
Mã Đề 123:	Thời gian: 45 Phút.
Câu 1 : Bốn vật kích thước nhỏ A,B,C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B và đẩy vật C, mà C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Thì vật B,C,D nhiễm điện 
A. B âm, C âm, D dương	 B. B âm, C dương, D dương 	C. B âm, C dương, D âm 	D. B dương, C âm, D dương 
Câu 2: Theo thuyết electron, khái niệm vật nhiễm điện 
A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương 
B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm 
C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron 
D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít
Câu 3: Bốn quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích q1=+ 2,3μC, q2=-64.10-7C,
q3= -5,9 μC, q4= + 3.10-5C. Cho 4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Điện tích mỗi quả cầu là:
A. +0,7 μC 	B. +5,3 μC 	C. -69,9μC 	D. – 9,7μC 
Câu 4: Tính lực tương tác điện giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử Hyđrô, biết khoảng cách giữa chúng là 5.10-9 cm, k=9.109Nm2/C2, e = - 1,6.10-19C. 
A. Fđ = 9,5.10-15 N	B.Fđ = 9,2.10-12 N,	C. Fđ = 8.10-10 N 	D.Fđ = 5.10-9 N 
Câu 5: Trong các quy tắc vẽ các đường sức điện trường sau đây, quy tắc nào là sai: 
A. Tại một điểm bất kì trong điện trường ta chỉ vẽ được một đường 
B. Các đường sức xuất phát từ các điện tích âm, và tới tận cùng tại các điện tích duong
C. Các đường sức không cắt nhau 
D. Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức được vẽ dày hơn 
Câu 6: Một quả cầu mỏng rổng bằng kim loại bán kính R được tích điện Q+. Đặt bên trong quả cầu này một quả cầu kim loại nhỏ hơn đặc có bán kính r, đồng tâm O và mang điện tích q-. Xác định cường độ điện trường tại điểm M với r < OM < R. Thì: 
A. EO = EM = kq /OM2 	B. EO = EM = 0 	C. EO = 0; EM = kq/OM2	D. EO = kQ/R2 ; EM = kq/r2
Câu 7: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4N. Độ lớn của điện tích đó là: 
A. 3,6.10-4C 	B. 8.10-2C 	C. 1,25.10-3C 	D. 8.10-5C 
Câu 8:Điện tích điểm q = -3 μC đặt tại điểm trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 12 000V/m, và phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Thì phương chiều và độ lớn của lực F tác dụng lên điện tích q là : 
A. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, F = 0,36N 	B. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0,48N 
C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,36N 	D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,036N 
Câu 9: Một electrôn được phóng đi từ O với vận tốc ban đầu v0 vuông góc với các đường sức của một điện trường đều có cường độ E. Khi đến điểm B cách O một đoạn h theo phương của đường sức vận tốc của nó có biểu thức: 
A. 	B.	C. 	D. 
Câu 10: Chọn một đáp đúng :
A. Khi một điện tích chuyển động trên trong một điện trường đều thì công của lực điện bằng không 
B. Lực điện tác dụng lên một điện tích q ở trong một điện trường đều có phương tiếp tuyến với vec tor cường độ điện trường
C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong mặt đẳng thế có song song với mặt đẳng thế 
D. Khi một điện tích di chuyển từ một mặt đẳng thế này sang một mặt đẳng thế khác thì công của lực điện là không đổi
Câu 11: Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một electron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Hỏi khi đến tấm tích điện dương thì electron nhận được một năng lượng bằng bao nhiêu:
A. 8.10-18J 	B. 6.10-19J 	C. 4.10-20J 	D. 3.10-21J 
Câu 12: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U=2000V là 1J. Tính độ lớn điện tích đó: 
A. 2mC 	B. 4.10-2C 	C. 5mC 	D. 5.10-4C 
Câu 13: Dòng điện là: 
A. dòng dịch chuyển của điện tích 	C. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm, các electron
B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do 	D. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích dương tự do 
Câu 14: Quy ước chiều dòng điện là: 
A.Chiều dịch chuyển của các electron	B. chiều dịch chuyển của các ion 
C. chiều dịch chuyển của các ion âm 	D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương 
Câu 15: Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là: 
A. Tác dụng nhiệt 	B. Tác dụng hóa học	C. Tác dụng từ	 	D. Tác dụng cơ học 
Câu 16: Dòng điện không đổi là: 
A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian 
B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian 
C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian 
D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian 
Câu 17: Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng: 
A. công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương 
B. thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương
C. thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy 
D. thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương bên trong nguồn từ cực âm đến cực dương
Câu 18: Hai điện trở mắc song song vào nguồn điện nếu R1< R2 và R12 là điện trở tương đương của hệ mắc song song thì:
A. R12 nhỏ hơn cả R1và R2. Công suất tiêu thụ trên R2 nhỏ hơn trên R1. 	C. R12 lớn hơn cả R1 và R2. 
B. R12 nhỏ hơn cả R1và R2.Công suất tiêu thụ trên R2 lớn hơn trên R1. 	D. R12 bằng trung bình nhân của R1 và R2 
Câu 19: Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 110V, 
U2 = 220V. Chúng có công suất định mức bằng nhau, thì tỉ số điện trở R2/R1 bằng: 
A.2 	B.4	 	C. 6	D.8 
Câu 20: Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 
1 giây nếu có điện lượng 15C dịch chuyển qua tiết diện đó, thì trong 30 giây có: 
A. 25.1019 hạt 	B. 28.1020 hạt 	C. 85.1016hạt	D. 23.1016 hạt
Câu 21: Cho mạch điện như hình vẽ bên, và R1=R2/2 thì quan hệ giữa I và I1 là: 
A. I = I1/3 	B. I = 1,5I1	 C. I = 2I1 	D. I = 3I1 
Câu 22: Một nguồn điện mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,6Ω thì hiệu điện thế hai cực nguồn là 3,2V; khi điện trở của biến trở là 3,5Ω thì hiệu điện thế ở hai cực nguồn là 3,5V. Tìm suất điện động và điện trở trong của nguồn: 
A. 3,8V; 0,3Ω 	B.3,4V; 0,1Ω 	C.6,8V;1,95Ω 	D. 3,6V; 0,15Ω 
Câu 23: Cho mạch điện gồm hai nguồn mắc nối tiếp bằng dây dẫn có điện trở bằng 0, biết 2 nguồn có suất điện động bằng nhau và bằng 6V, và r1 = 1Ω, r2 = 2Ω. Thì cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực nguồn thứ nhất là: 
A. 1A; 	3V 	B. 2A; 4V 	C. 3A; 1V 	D. 4A; 2V 
Câu 24: Mạch điện gồm nguồn suất điện động bằng nhau 1,5V; r = 1Ω, và mạch ngoài R=4Ω. Cường độ dòng điện trong mạch 
 A. 0,3A 	B.0,5A	C. 1,0A	D. 1,5A 
Câu 25: Suất nhiệt điện động phụ thuộc vào: 
A. Nhiệt độ mối hàn 	C. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại 
B. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn 	D. Nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại 
Câu 26: Ta cần một điện trở 100Ω bằng một dây Nicrom có đường kính 0,4mm. Điện trở suất nicrom ρ= 110.10-8Ωm. Thì phải dùng một đoạn dây có chiểu dài bằng: 
A. 8,9m 	B. 10,05m 	C. 11,4m 	D. 12,6m 
Câu 27: Hiện tượng cục dương tan xảy ra khi điện phân dung dịch: 
A. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại 	B. axit có anốt làm bằng kim loại đó 
C. ba zơ có anốt làm bằng kim loại đó 	D. muối, axit, bazơ có anốt làm bằng kim loại
Câu 28: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5A. lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là bao nhiêu, biết bạc có A = 108, n = 1: 
A. 40,29g 	B. 40,29.10-3 g 	C. 5,4g 	D. 5,4.10-3 g 
Câu 29: Chọn một đáp án sai: 
A. Khi bị đốt nóng không khí sẽ dẫn điện 	B. Những tác nhân bên ngoài gây nên sự ion hóa chất khí gọi là tác nhân ion hóa
C. Ở điều kiện bình thường không khí là điện môi 	D. Dòng điện trong chất khí luôn tuân theo định luật Ôm 
Câu 30: Chọn đáp án sai: “Trong các hiện tượng  có sự phát xạ nhiệt electron là”: 
A. tia lửa điện 	B. sét 	C. hồ quang điện 	D. phóng điện qua bóng đèn phát ra ánh sáng
Câu 31: Chọn một đáp án sai khi nói về tính chất điện của bán dẫn:
A. Điện trở suất của bán dẫn có giá trị trung gian giữa kim loại và điện môi 
B. Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết giảm mạnh khi nhiệt độ tăng 
C. Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết tăng mạnh khi nhiệt độ tăng 
D. Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc rất mạnh vào các tạp chất có mặt trong tinh thể 
Câu 32: Trong các bán dẫn loại nào mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do: 
A. bán dẫn tinh khiết 	B. bán dẫn loại p 	
C. bán dẫn loại n 	D. hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n 	
...
Bài làm: Đề 123:
Họ và tên HS: 	Lớp: 11a..	Điểm: . đ
Phiếu trả lời: “Học sinh chọn một đáp án trả lời và dùng bút chì tô vào đáp án đó” 
01.	02.	03.	04.
05.	06.	07.	08.
09.	10.	11.	12.
13.	14.	15.	16.
17.	18.	19.	20.
21.	22.	23.	24.
25.	26.	27.	28.
29.	30.	31.	32.
Trường THPT Hồng Đức	KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016
Tồ: lý – Kỉ thuật CN	Môn: VẬT LÝ 11
Mã Đề: 231:	Thời gian: 45 Phút.
Câu 1: Đặt một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần quả cầu kim loại B nhiễm điện thì B hút A. Vậy: 
A. A nhiễm điện do tiếp xúc. Phần A gần B nhiễm điện trái dấu với B, nên chúng hút nhau
B. A nhiễm điện do tiếp xúc . Phần A gần B nhiễm điện cùng dấu với B làm A bị hút về B.
C. A nhiễm điện do hưởng ứng. Phần A gần B nhiễm điện cùng dấu với B, phần kia nhiễm điện trái dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút về B 
D. A nhiễm điện do hưởng ứng. Phần A gần B nhiễm điện trái dấu với B, phần kia nhiễm điện cùng dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút về B 
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là SAI: 
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron. 
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron. 
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương. 
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron, nhiễm điện dương là mất electron. 
Câu 3: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là: 
A. r = 6 (mm). 	B. r = 6 (cm). 	C. r = 6 (dm). 	D. r = 6 (m). 
Câu 4: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong điện môi lỏng ε = 81 cách nhau 3cm chúng đẩy nhau bởi lực 6mN. Độ lớn các điện tích là: 
A. 0,52.10-7C 	B. 8,1.10-6C 	C. 16mC	D. 220C 
Câu 5: Đặt một điện tích âm, khối khối nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động: 
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. 	B. ngược chiều đường sức điện trường. 
C. vuông góc với đường sức điện trường. 	D. theo một quỹ đạo bất kỳ. 
Câu 6: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q < 0, tại một điểm trong chân không cách điện tích điểm một khoảng r là: 
A.	B. 	C. 	D. 
Câu 7: Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 36V/m, tại B bằng 9V/m. Biết điểm A, B,C nằm trên cùng một đường sức Cường độ điện trường tại trung điểm C của AB bằng: 
A. 30V/m 	B. 25V/m 	C. 16V/m 	D. 12 V/m
Câu 8: Một điện tích q = 10 -7C đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng lực F= 3mN. Biết rằng hai điện tích cách nhau một khoảng r = 30cm trong chân không. Độ lớn của điện tích Q.
A. 0,5 μC	 B. 0,3 μC 	C. 0,4 μC 	D. 0,2 μC 
Câu 9: Một prôtôn và một một electron lần lượt được tăng tốc từ trạng thái đứng yên trong điện trường đều có cường độ bằng nhau và đi được những quãng đường bằng nhau thì: 
A. Cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc lớn hơn 	B. Cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc nhỏ hơn 
C. prôtôn có động năng lớn hơn. electron có gia tốc lớn hơn 	D. electron có động năng lớn hơn. Electron có gia tốc nhỏ hơn 
Câu 10: Một electron thả cho chuyển động không vận tốc ban đầu trong điện trường đều giữa hai mặt kim loại phẳng A tích điện dương, B tích điện âm. Thì nó sẽ chuyển động về phía mặt: 
A. A 	B. B	C.nó đứng yên 	D. Tùy vào cường độ điện trường mà nó có thể về A hay B
Câu 11: Một điện tích q = 1μC thu được năng lượng bằng 2.10-4 J khi đi từ A đến B. Thì hiệu điện thế giữa hai điểm A,B là: 
A. 100V 	B. 200V 	C. 300V 	D. 500V 
Câu 12: Một điện tích q =10nC, duy chuyển trong điện trường đều E = 300V/m, từ A đến Bvà tới C với ABC là tam giác đều cạnh a = 10cm, biết hướng của E trùng hướng AC. Thì công của lực điện trường làm q di chuyển là:
A. 4,5.10-4 J 	B. 3,0. 10-5 J 	C. - 1.5. 10 -6 J 	D. -3,3. 10-7 J 
Câu 13: Nếu ξ là suất điện động của nguồn điện và I là dòng ngắn mạch khi hai cực nguồn nối với nhau bằng dây dẫn không điện trở thì điện trở trong của nguồn được tính: 
A. r = ξ/2I 	B. r = 2ξ/I 	C. r = ξ/I 	D. r = In/ ξ 
Câu 14: Mạch điện gồm Ba điện trở bằng nhau R1 = R2 = R3 mắc như sau R1 song song với (R2 nối tiếp R3). Thì công suất : 
A. P(R1)	lớn nhất	B. P(R1)	nhỏ nhất 	C. P(R1)	=P(R23 )	D. P(R1) =P(R2) =P(R3)
Câu 15 : Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là: 
A. vôn(V), ampe(A), ampe(A) 	B. ampe(A), vôn(V), cu lông (C) 
C. Niutơn(N), fara(F), vôn(V) 	D. fara(F), vôn/mét(V/m), jun(J) 
Câu 16: Khi nối tải là một biến trở R nguồn có suất điện động ξ và điện trở trong r, thấy công suất mạch ngoài cực đại khi: 
A. ξ = IR 	B. R=r 	C. PR = ξI 	D. I = ξ/r 
Câu 17: Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng do tác dụng của lực: 
A. Cu long 	B. hấp dẫn 	C. lực lạ 	D. điện trường
Câu 18: Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực: 
A. Cu long 	B. hấp dẫn 	C. lực lạ 	D. điện trường
Câu 19: Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn trong 1 giây là 1,25.1019. Thì điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây là: 
A. 10C 	B. 20C 	C. 30C 	D. 40C 
 Câu 20: Để bóng đèn 120V; 60W sáng tốt ở mạng điện có hiệu điện thế 220V ta phải mắc nối tiếp nó với điện trở R có trị số: 
A. 120Ω 	B. 180 Ω 	C. 200 Ω 	D. 240 Ω 
Câu 21: Khi hai điện trở giống nhau mắc song song và mắc vào nguồn điện thì công suất tiêu thụ của mạch là 40W. 
Nếu hai điện trở này mắc nối tiếp vào nguồn thì công suất tiêu thụ của mạch là: 
A. 10W 	B. 80W 	C. 20W 	D. 160W 
Câu 22: Cho mạch điện gồm hai nguồn mắc nối tiếp bằng dây dẫn có điện trở 
bằng không, biết 2 nguồn có; ξ1 = 6V, ξ2 = 3V, và r1 = 1Ω, r2 = 2Ω. Thì cường 
độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực bộ nguồn là: 
A. 1A; 9V 	B. 0,8A; 6V 	C. 0,3A; 3V 	D. 3A; 0V 
Câu 23: Cho mạch điện như hình vẽ bên, và R1=2 Ω, R2=5 Ω, R3=9Ω,
UAB= 30V. Thì cường độ dòng điện và điện áp của R1 là: 
A. 3,75A;7,5V 	B. 5,7A; 11,5V 	C. 2A; 15V 	D.6A; 2V
Câu 24: Ba điện trở lần lượt là R1 = 4Ω, R2= 5Ω, R3 = 20Ω, mắc song song 3 dây dẫn, nếu cường độ dòng điện trong mạch chính là 2,2A Thì hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là: 
A. 8,8V 	B. 11V 	C. 63,8V 	D.4,4V 
Câu 25: Một dây vônfram có điện trở 136Ω ở nhiệt độ 1000C, biết hệ số nhiệt điện trở α = 4,5.10-3K-1 . Thì ở nhiệt độ 200C điện trở của dây này là : 
A. 100Ω 	B. 150Ω 	C. 175Ω 	D. 200Ω 
Câu 26: Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào: 
A. Tăng khi nhiệt độ giảm 	B. Tăng khi nhiệt độ tăng 
C. Không đổi theo nhiệt độ 	D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại 
Câu 27: Khi mạ đồng cho một tấm sắt có diện tích 200cm2 ta dùng tấm sắt làm catot của bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anot là một thanh đồng nguyên chất, cho dòng điện 10A chạy qua bình trong 2 giờ 40 phút 50 giây. 
Biết ACu = 64, nCU = 2, D = 8,9g/cm3 . Thì chiều dày của lớp đồng bám trên mặt tấm sắt là:
A. 1,6.10-2 cm 	B. 1,8.10-2 cm 	C. 2.10-2 cm 	D. 2,2.10-2 cm 
Câu 28: Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do: 
A. sự tăng nhiệt độ của chất điện phân 	C. sự phân ly của các phân tử chất tan trong dung môi 
B. sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực 	D. sự trao đổi electron với các điện cực 
Câu 29: Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các: 
A. electron theo chiều điện trường 
B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường 
C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường
D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường 
Câu 30: Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế, nhận xét nào sau đây là sai: 
A. Khi tăng dần hiệu điện thế từ giá trị 0 đến hiệu điện thế giới hạn Ugh , thì sự phóng điện xảy ra khi có tác nhân ion hóa 
B. Khi U ≥ Ubh cường độ dòng điện đạt giá trị bão hòa dù U có tăng 
C. Khi U > Ugh thì cường độ dòng điện giảm đột ngột dù u vẫn tăng. 
D. Đường đặc tuyến vôn – ampe không phải là đưởng thẳng 
Câu 31: Điốt chỉnh lưu bán dẫn: 
A. có lớp tiếp xúc p – n chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ p sang n 
B. có lớp tiếp xúc p – n chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ n sang p 
C. Nối nó với nguồn điện ngoài để cực dương nguồn nối với n, cực âm nguồn nối với p, thì nó cho dòng qua 
D.Nối nó với nguồn điện ngoài để cực dương nguồn nối với p, cực âm nguồn với n, thì nó không cho dòng qua 
Câu 32: Chọn một đáp án sai khi nói về bán dẫn: 
A. Nếu bán dẫn có mật độ electron cao hơn mật độ lỗ trống thì nó là bán dẫn loại n 
B. Nếu bán dẫn có mật độ lỗ trống cao hơn mật độ electron thì nó là bán dẫn loại p 
C. Nếu bán dẫn có mật độ lỗ trống bằng mật độ electron thì nó là bán dẫn tinh khiết 
D. Dòng điện trong bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống cùng hướng điện trường
... 
Bài làm: Đề 231:
Họ và tên HS: 	Lớp: 11a..	Điểm: . đ
Phiếu trả lời: “Học sinh chọn một đáp án trả lời và dùng bút chì tô vào đáp án đó” 
01.	02.	03.	04.
05.	06.	07.	08.
09.	10.	11.	12.
13.	14.	15.	16.
17.	18.	19.	20.
21.	22.	23.	24.
25.	26.	27.	28.
29.	30.	31.	32.
Trường THPT Hồng Đức	KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016
Tồ: lý – Kỉ thuật CN	Môn: VẬT LÝ 11
Mã Đề 312:	Thời gian: 45 Phút.
Câu 1: Theo thuyết electron, khái niệm vật nhiễm điện 
A. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm 
B. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương 
C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron 
D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít
Câu 2: Bốn quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích q1=+ 2,3μC, q2=-64.10-7C,
q3= -5,9 μC, q4= + 3.10-5C. Cho 4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Điện tích mỗi quả cầu là:
A. +0,7 μC 	B. +5,3 μC 	C. -69,9μC 	D. – 9,7μC 
Câu 3 : Bốn vật kích thước nhỏ A,B,C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B, B đẩy vật C, mà C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Thì vật B,C,D nhiễm điện 
A. B âm, C âm, D dương	 B. B âm, C dương, D dương 	C. B âm, C dương, D âm 	D. B dương, C âm, D dương 
Câu 4: Tính lực tương tác điện giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử Hyđrô, biết khoảng cách giữa chúng là 5.10-9 cm, k=9.109Nm2/C2, e=-1,6.10-19C.
A. Fđ = 7,2.10-8 N	B. Fđ = 8,1.10-10 N	C.Fđ = 9,2.10-12 N,	D.Fđ = 11,1.10-14 N 
Câu 5: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4N. Độ lớn của điện tích đó là: 
A. 1,25.10-4C 	B. 1,25.10-3C 	C. 3,2.10-2C 	D. 8,.10-4C 
Câu 6:Điện tích điểm q = -3 μC đặt tại điểm trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 12 000V/m, và phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Thì phương chiều và độ lớn của lực F tác dụng lên điện tích q là : 
A. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, F = 0,36N 	B. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0,4N
C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,036N	D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,25N 	 
Câu 7: Trong các quy tắc vẽ các đường sức điện trường sau đây, quy tắc nào là sai: 
A. Tại một điểm bất kì trong điện trường ta chỉ vẽ được một đường 
B. Các đường sức xuất phát từ các điện tích âm, và tới tận cùng tại các điện tích duong
C. Các đường sức không cắt nhau 
D. Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức được vẽ dày hơn 
Câu 8: Chọn một đáp đúng :
A. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong mặt đẳng thế có song song với mặt đẳng thế 
B. Khi một điện tích chuyển đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KTHK_4_ma_de.doc