Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 12 (Có đáp án)

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 12 (Có đáp án)
XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
KIỂM TRA HỌC KỲ 1
 SINH HỌC 12 - CHỦ ĐỀ: “DI TRUYỀN HỌC”
Bước 1: Mục đích của đề kiểm tra
- Kiểm tra đánh giá được học sinh về kiến thức, kỹ năng... theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ về PHẦN DI TRUYỀN.
Bước 2: Hình thức đề kiểm tra
Kết hợp trắc nghiệm khách quan (100%) 
Bước 3: Xây dựng ma trận đề kiểm tra
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra TNKQ)
Theo công văn 8773 - Bộ GDĐT
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
- Biết được dạng đột biến gen.
- Biết được một số bệnh tật ở người liên quan đến đến đột biến gen, đột biến NST.
- Nêu được hậu quả và ý nghĩa của các dạng ĐB cấu trúc NST.
- Nắm được đặc điểm và ứng dụng của thể đa bội.
- Phân biệt được các dạng đột biến gen.
- Chỉ ra được các dạng đột biến số lượng NST qua số lượng NST trong tế bào.
- Hiểu rõ đặc điểm của thể dị đa bội.
- Tính được số lượng các loại Nu của gen sau đột biến.
33% tổng điểm = 3.3 điểm (10 câu)
40% hàng = 1.32 điểm (4 câu)
 40% hàng = 1,32 điểm (4 câu)
20% hàng = 6.6 điểm (2 câu)
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền 
- Nhớ được bản chất của phép lai phân tích.
- Nhận biết được gen quy định tính trạng ở nhân hay tế bào chất bằng các phép lai thông thường.
- Phân biệt rõ đặc điểm di truyền do gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.
- Xác định được tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi cho lai các dạng bố mẹ với nhau.
- Biết cách xác định tỉ lệ các giao tử tạo ra trong trường hợp liên kết gen không hoàn toàn.
- Biện luận được để tính xác suất KH ở đời con về một tính trạng do gen nằm trên NST giới tính quy định.
-tư vấn di truyền trong thục tế đời sống 
36.9% tổng điểm = 3.96 điểm (12câu)
17% hàng = 6.6 điểm( 2 câu)
33% hàng = 1.32 điểm( 4 câu)
25% hàng = 0.99 điểm( 3 câu)
25% hàng = 0.99 điểm(3câu)
Chương III: Di truyền học quần thể
Nhận biết được đặc trương quàn thể ngẫu phối qua tần số Alen 
- Biết cách xác định trạng thái cân bằng của quần thể.
- Xác định được tỉ lệ của một KH ở đời sau trong trường hợp quần thể tự thụ phấn.
- Xác định số lượng cá thể của qt ngẫu phối
13.2% tổng điểm = 1.32 điểm (4 câu)
25% hàng = 0.33 điểm( 1 câu)
25% hàng = 0.33 điểm( 1 câu)
25% hàng = 0.33 đ( 1 câu)
25% hàng = 0.33 đ( 1 câu)
Chương IV: Ứng dụng di truyền học
- Nêu được các bước tạo giống có ưu thế lai.
-kể tên đối tượng thường được sử dụng trong công nghệ gen
- nêu được các thành tựu của công nghệ tế bào TV.
- Nhớ được các thành tựu của CN TB.
13.2% tổng điểm = 1.32 điểm( 4 câu) 
50% hàng = 0.66điểm( 2câu)
25% hàng = 0,33 điểm (1 câu)
25% hàng = 0,33 điểm (1 câu)
10 điểm(30 câu)
30 điểm =30% (9 câu)
3,3 điểm = 33 % (10câu)
1.65 điểm = 17 % (5câu)
 1.98 điểm = 20 % (6câu)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 12 – HK I
Câu 1b: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”? 
 A. ADN. B. tARN. C. rARN.	D. mARN. 
Câu 2b. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là 
 A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể. 
 B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung. 
 C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza. 
 D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen. 
 Câu 3h. Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai? 
 A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục. 
 B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. 
 C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn. 
 D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’. 
 Câu 4h. Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh 
vật? 
A. Đột biến điểm. 	B. Đột biến dị đa bội. 	C. Đột biến tự đa bội. 	D. Đột biến lệch bội. 
Câu 5h. Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này 
A. mắc hội chứng Claiphentơ. 
B. mắc hội chứng Đao. 
C. mắc hội chứng Tớcnơ. 
D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm 
 Câu 6vdc. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba. 
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội. 
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật. 
D. Các thể đa bội đều có khả năng sinh sản hữu tính. 
Câu 7 vdc: Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng? 
A. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. 
B. Hình 2 minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. 
C. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng. 
D. (1) và (2) đều chung một hệ enzim. 
Câu 8b:  Gen không phân mảnh có
A. vùng mã hoá không liên tục.                                   B.  các đoạn intrôn.
C. vùng mã hoá liên tục.                                              D.  cả exôn và intrôn
 Câu 9h: Những loại ĐBG nào thường gây hậu quả ít nghiêm trọng cho sinh vật?
A. Thêm một cặp nuclêôtit, mất một cặp nuclêôtit       B. Thêm và thay thế một cặp nuclêôtit
C. Mất và thay thế một cặp nuclêôtit                             D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 10b: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
A. Đột biến lệch bội.	B. Chuyển đoạn nhỏ.
C. Đột biến gen.	D. Mất đoạn nhỏ.
Câu 11h: Cơ sở tế bào học của qui luật phân ly độc lập là
A. Do sự tiếp hợp trao đổi chéo
B. Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau
C. Sự phân ly độc lập tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể
D. Sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng
 Câu 12h: Ở người bệnh mù màu do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Nếu mẹ bình thường, bố bệnh mù màu, con trai của họ bị mù màu là do đã nhận gen bệnh từ
A. Bà nội	B. Bố	C. Ông nội	D. Mẹ
Câu 13h. Thí nghiệm của Coren ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa)
Phép lai thuận
Phép lai nghịch
P: cây lá đốm (mẹ) x cây lá xanh(bố)
P: cây lá xanh (mẹ) x cây lá đốm(bố)
F1: 100% cây lá đốm
100% cây lá xanh
Tính trạng màu lá:
 A. Phân li độc lập.	B. Liên kết gen.
C. Tương tác gen kiểu bổ sung.	D. Di truyền ngoài nhân.
Câu 14vt: Ở cà chua, gen B quy định cây cao trội hoàn toàn so với b quy định cây thấp, các gen nằm trên NST thường. Đem lai cây cao với cây thấp, F1 thu được toàn cây cao. Cho F1 lai phân tích thì tỷ lệ kiểu hình ở FB là:
A. 100% thấp	B. 3 cao : 1 thấp	C. 1 cao : 1 thấp	D. 100% cao.
 Câu 15vt: Một cá thể có kiểu gen AaBbDdEe sẽ tạo ra giao tử abDe chiếm:
A. 1/4	B. 1/6	C. 1/8	D. 1/16
Câu 16vt: Một cá thể có kiểu gen AaBbDDEe tạo ra số loại giao tử tối đa là:
A. 12	B. 8	C. 4	D. 2
Câu17b: Cá thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp hai cặp gen?
A. Aabb	B. AaBb	C. aaBb	D. AABb 
Câu18vc: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen AabbCcdd tự thụ phấn, được đời con gồm:
A. 9 kiểu gen và 8 kiểu hình. 	B. 27 kiểu gen và 8 kiểu hình.
C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình.	D. 27 kiểu gen và 4 kiểu hình.
Câu 19 b: Hiện tượng một gen chi phối nhiều tính trạng khác của cùng một cơ thể gọi là
A. tác động đa hiệu của gen.	B. liên kết gen hoàn toàn.	
C. hoán vị gen.	D. tính phân li độc lập của gen.
Câu 20vc: Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ kiểu gen nếu xảy ra với tần số hoán vị gen 40% là: 
A.10% AD, 10% ad, 30%Ad, 30% aD	B. 40%AD, 40%ad, 10%Ad, 10%aD
C. 10%AD, 10%ad, 40%Ad, 40%aD	D. 30%AD, 30%ad, 20%Ad, 20%aD
Câu 21h: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở hai giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX - XY) thì kết luận nào được rút ra ở đây là đúng:
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
B. Gen quy định tính trạng nằm trong nhân.
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.
D. Gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất.
Câu 22vc: . Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B 
quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục. Các cặp gen này cùng nằm trên một cặp 
nhiễm sắc thể thường. 
 Cho cây H thuộc loài này lần lượt giao phấn với 2 cây cùng loài, thu được kết quả sau: 
- Với cây thứ nhất, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn. 
- Với cây thứ hai, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, kiểu gen của cây H là 
A. Ab/ab. B. Ab/aB. C. AB/ab. D. aB/ab
Câu 23b: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
	1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 
	2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 
	3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:	
	A. 1, 2, 3	B. 3, 1, 2	C. 2, 3, 1	D. 2, 1, 3
Câu 24H: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
	A. cấy truyền phôi.	B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.
	C. dung hợp tế bào trần.	D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 25vt: Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi phương pháp:
Phương pháp
Ứng dụng
1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
a. Tạo giống lai khác loài
2. Cấy truyền phôi ở động vật
b. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật
c. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau
Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng?
	A. 1b, 2c, 3a	B. 1a, 2b, 3c	C. 1b, 2a, 3c	D. 1c, 2a, 3b
Câu 26b: Đối tượng vi sinh vật được sử dụng phổ biến tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là
	A. vi rút.	B. vi khuẩn .	C. thực khuẩn.	D. nấm.
Câu 27h. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
 A. QT I : 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.	
 B.QT II: 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.
 C. QT III: 0,64 AA : 0,04 Aa : 0,32 aa.	
 D. QT IV: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.	
Câu 28b: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.
B. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.
C. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng và các kiểu gen khác nhau.
D. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
Câu 29vc: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,7AA + 0,3Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối người ta thu được ở đời con 4000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là: 
A. 90	B.2890	C.1020	D.7680
Câu 30vt: Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là
	A. 0,1AA + 0,6Aa +0,3aa = 1	B. 0,3AA + 0,6Aa +0,1aa = 1
	C. 0,6AA + 0,3Aa +0,1aa = 1	D. 0,7AA + 0,2Aa +0,1aa = 1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_sinh_12.doc