Đề kiểm tra học kì I Sinh học 7 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học 7 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học 7 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
Trường THCS Tân Tiến	
Họ và Tên HS:..
Lớp:.
Mã đề: 01
Đề thi học kì I
Môn: Sinh học – Lớp: 7
Thời gian kiểm tra: 45 phút
Duyệt đề
Năm học: 2016 - 2017
Điểm trắc nghiệm
Lời phê
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)
I. Hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a,b,c,d) trong các câu sau cho ý trả lời đúng nhất.
1. Loài động vật nguyên sinh nào sau đây gây hại cho sức khỏe con người?
a. Trùng roi	b. Trùng sốt rét
c. Trùng giày	d. Trùng biến hình
2. Cơ thể thủy tức được cấu tạo bằng mấy lớp tế bào?
a. 1	b. 2
c. 3	d. 4
3. Nhờ đâu giun đũa không bị tiêu hóa bởi các dịch tiêu hóa ở ruột non người?
a. Cơ thể được bao bởi lớp cuticun	b. Cơ thể có lớp vỏ kitin bảo vệ
c. Có vỏ đá vôi bao ngoài cơ thể	d. Có giác bám phát triển
4. Loài động vật nào sau đây thuộc Ngành Thân mềm?
a. Sứa	b. Ốc vôi
c. Tôm sông	d. Nhện nhà
5. Châu chấu hô hấp bằng gì?
a. Phổi	b. Tấm mang
c. Da	d. Hệ ống khí
6. Để thích nghi với môi trường sống ký sinh trong gan và mật của gia súc, bộ phận nào của sán lá gan bị tiêu giảm?
a. Giác bám	b. Cơ quan sinh dục lưỡng tính
c. Mắt	d. Ruột phân nhánh.
II. Ghép ý ở cột A với cột B trong bảng sau cho thích hợp. 
Bảng. Chức năng chính các phận của tôm 
A ( Chức năng) 
B (Tên các phần phụ)
Đáp án
1. Lái và giúp tôm nhảy
2. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
3. Định hướng và phát hiện mồi
4. Bắt mồi và bò
a. Mắt kép, hai đôi râu
b. Các chân hàm 
c. Các chân bụng
d. Tấm lái
e. Các chân ngực
1
2
3
4
Trường THCS Tân Tiến	
Họ và Tên HS:..
Lớp:.
Mã đề: 02
Đề thi học kì I
Môn: Sinh học – Lớp: 7
Thời gian kiểm tra: 45 phút
Duyệt đề
Năm học: 2016 - 2017
Điểm trắc nghiệm
Lời phê
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)
I. Hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a,b,c,d) trong các câu sau cho ý trả lời đúng nhất.
1. Loài động vật nguyên sinh nào sau đây gây hại cho sức khỏe con người?
a. Trùng roi	b. Giun đũa
c. Trùng giày	d. Trùng kiết lị
2. Tế bào nào giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi
a. Tế bào thần kinh	b. Tế bào trứng
c. Tế bào gai	d. Tế bào mô bì - cơ
3. Nhờ đâu giun đũa phát tán được nòi giống ?
a. Đẻ nhiều trứng	b. Trải qua nhiều giai đoạn ấu trùng
c. Có lớp vỏ bằng cuticun	d. Có giác bám phát triển
4. Loài động vật nào sau đây không thuộc Ngành Thân mềm?
a. Sứa	b. Ốc hương
c. Mực ống	d. Sò huyết
5. Loài sâu bọ nào sau đây có lợi cho cây trồng?
a. Châu chấu 	b. Ong ruồi
c. Ruồi	d. Sâu cuốn lá
6. Để thích nghi với môi trường sống ký sinh trong gan và mật của gia súc, bộ phận nào của sán lá gan phát triển?
a. Giác bám	b. Lông bơi
c. Mắt	d. Miệng.
II. Ghép ý ở cột A với cột B trong bảng sau cho thích hợp. 
Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện
A ( Tên bộ phận) 
B (Tên các phần phụ)
Đáp án
1. Đôi kìm có tuyến độc
2. Đôi chân xúc giác
3. Lỗ sinh dục
4. Núm tuyến tơ
a. Sinh ra tơ nhện
b. Hô hấp
c. Sinh sản
d. Tự vệ và bắt mồi
e. Cảm giác về khứu giác và xúc giác
1
2
3
4
Trường THCS Tân Tiến	
Họ và Tên HS:..
Lớp:.
Mã đề: 01
Đề thi học kì I
Môn: Sinh học – Lớp: 7
Thời gian kiểm tra: 45 phút
Duyệt đề
Năm học: 2016 - 2017
Điểm trắc nghiệm
Lời phê
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 1: (1,5 điểm) Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là những động vật nguyên sinh sống ký sinh gây bệnh nguy hiểm cho người. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết:
	a. Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào?
	b. Vì sao nói giăng màn khi ngủ giúp phòng được bệnh sốt rét? 
Câu 2: (1,0 điểm) Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung?
Câu 3: (1,25 điểm) Mực là loài động vật thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực sống ở biển. Trong khi đó, ốc sên là loài động vật sống trên cạn, di chuyển chậm chạp, có vỏ đá vôi cứng bao bên ngoài cơ thể. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết:
	Mực và ốc sên được xếp chung ngành động vật nào? Vì sao chúng được xếp chung ngành với nhau?
Câu 4: (1 điểm) 
Hãy quan sát hình dưới đây và mô tả lại cấu tạo ngoài của tôm sông bằng sơ đồ.
Câu 5: (1,25 điểm) Tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa, nhất là trẻ em ở nước ta rất cao (trên 90%). Giun đũa ngoài lấy chất dinh dưỡng của người còn sinh ra độc tố và gây tắc ruột, tắc ống mật. Đã gặp trường hợp một em bé 5 tuổi tắc ống mật phải mổ, lấy ra được 1057 giun đũa. Bằng kiến thức của mình, em hãy cho biết:
Tại sao tỉ lệ mắc giun đũa của trẻ em ở nước ta rất cao?
Để phòng tránh giun đũa ký sinh, chúng ta cần phải làm gì?
Trường THCS Tân Tiến	
Họ và Tên HS:..
Lớp:.
Mã đề: 02
Đề thi học kì I
Môn: Sinh học – Lớp: 7
Thời gian kiểm tra: 45 phút
Duyệt đề
Năm học: 2016 - 2017
Điểm trắc nghiệm
Lời phê
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 1: (1,5 điểm) Hãy hoàn thành bảng so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét bên dưới:
 Các đặc điểm cần so sánh
Đối tượng
so sánh
Kích thước (so với hồng cầu)
Con đường truyền dịch bệnh
Nơi kí sinh
Tác hại
Tên bệnh
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
Câu 2: (1,0 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo giúp sứa thích nghi với đời sống bơi lội tự do.
Câu 3: (1,25 điểm) Ốc sên được xếp vào ngành động vật nào? Vì sao chúng được xếp vào ngành động vật đó?
Câu 4: (1 điểm) 
Hãy quan sát hình dưới đây và mô tả lại cấu tạo ngoài của nhện bằng sơ đồ.
Câu 5: (1,25 điểm) Tỉ lệ người mắc bệnh giun, nhất là trẻ em ở nước ta rất cao (trên 90%). Giun ngoài lấy chất dinh dưỡng của người còn sinh ra độc tố và gây tắc ruột, tắc ống mật. Đã gặp trường hợp một em bé 5 tuổi tắc ống mật phải mổ, lấy ra được 1057 giun. Bằng kiến thức của mình, em hãy cho biết:
Để phòng tránh bệnh giun cho trẻ, chúng ta cần phải làm gì?
Do thói quen nào của trẻ mà trẻ dễ mắc bệnh giun?
Hướng dẫn chấm đề 1
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm (4 điểm)
I
1
B
0,5
2
B
0,5
3
A
0,5
4
B
0,5
5
B
0,5
6
C
0,5
II
1
D
0,25
2
C
0,25
3
A
0,25
4
E
0,25
Câu
Nội dung
Tự luận (6 điểm)
1
a. So sánh cách dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Giống nhau: Đều sống ký sinh ở người, thức ăn là hồng cầu trong máu người.
- Khác nhau: 
 + Trùng kiết lị: bắt và nuốt hồng cầu.
 + Trùng sốt rét: Chui vào hồng cầu ký sinh, sau đó phá vỡ hồng cầu chui ra.
b. Giăng màn khi ngủ giúp phòng được bệnh sốt rét vì trùng sốt rét lây qua đường muỗi đốt.
0,5
0,5
0,5
2
Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang là:
Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
Có tế bào gai tự vệ và bắt mồi
Ruột dạng túi
Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
0,25
0,25
0,25
0,25
3
Mực và ốc sên được xếp chung ngành Thân mềm vì chúng có nhiều đặc điểm chung:
Thân mềm, không phân đốt
Có vỏ đá vôi (ở mực tiêu giảm thành mai)
Có cơ quan di chuyển 
0,5
0,25
0,25
0,25
4
Cấu tạo ngoài của tôm sông:
 Mắt kép
 Đầu – ngực Hai đôi râu
Tôm sông Các chân hàm
 Các chân ngực
 Bụng Các chân bụng
 Tấm lái
1,0
5
a. Trẻ em ở VN mắc giun đũa cao vì điều kiện vệ sinh môi trường ở nước ta chưa đảm bảo, đồng thời cha mẹ cũng chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cho con.
b. Để phòng tránh bệnh giun ta cần phải:
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng.
 - Uống thuốc tẩy giun định kỳ	
0,5
0,5
0,25
Tổng cộng
10 đ
Hướng dẫn chấm đề 2
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm (4 điểm)
I
1
D
0,5
2
C
0,5
3
A
0,5
4
A
0,5
5
B
0,5
6
A
0,5
II
1
D
0,25
2
E
0,25
3
C
0,25
4
A
0,25
Câu
Nội dung
Tự luận (6 điểm)
1
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
- Kích thước (so với hồng cầu).
- Con đường truyền bệnh dịch.
- Nơi kí sinh.
- Tác hại.
- Tên bệnh
- Lớn hơn
- Ăn uống
- Ruột người
- Ăn hồng cầu
- Kiết lị
- Nhỏ hơn
- Muỗi đốt
- Hồng cầu 
- Phá hủy hồng cầu
- Sốt rét
0,25
0,25
0,25
02,5
0,5
2
Đặc điểm giúp sứa thích nghi với đời sống bơi lội:
Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn.
Tự vệ và bắt mồi nhờ tế bào gai.
Di chuyển bằng cách co bóp dù
0,5
0,25
0,25
3
Ốc sên được xếp vào ngành Thân mềm vì chúng có các đặc điểm:
Thân mềm, không phân đốt
Có vỏ đá vôi
Có cơ quan di chuyển 
0,5
0,25
0,25
0,25
4
Cấu tạo ngoài của nhện:
 Đôi kìm
 Đầu – ngực Đôi chân xúc giác
Nhện 4 đôi chân bò
 Đôi khe thở
 Bụng Núm tuyến tơ
 Lỗ sinh dục
1,0
5
Để phòng tránh bệnh giun cho trẻ, chúng ta cần phải:
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh cộng đồng.
 - Cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ	
Thói quen làm trẻ dễ mắc bệnh giun là trẻ hay chơi bẩn và thường mút tay
0,5
0,25
0,5
Tổng cộng
10 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE THI HKI SINH 7.docx