UBND HUYỆN NAM SÁCH ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3.5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc: - Cái gì thế ? Bác lái xe xướng to: - Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.” (Ngữ văn 9, tập I) a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân vật nào? Vì sao nhân vật đó lại được giới thiệu là "cô độc nhất thế gian"? c) Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? d) Trong câu “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo nghĩa gốc và từ “đầu” nào dùng theo nghĩa chuyển? Câu 2 (1.5 điểm) Mở đầu bài thơ “Ánh trăng” Nguyễn Duy viết: "Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ" (Trích “Ánh trăng” - Nguyễn Duy - Ngữ văn 9, tập I) a) Trong bài thơ, các hình ảnh: đồng, sông, rừng, bể còn được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? b) Theo em hình ảnh: đồng, sông, rừng, bể ở hai khổ thơ đó khác nhau như thế nào? Câu 3 (5.0 điểm) "Hãy tha thứ cho những khuyến điểm và sai lầm của mình để tiến bước". Có người đã nói như vậy. Còn với em, hẳn cũng có lần em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy kể lại lỗi lầm đó (Trong bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố: biểu cảm, miêu tả, nghị luận). -------------------------Hết-------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 9 Câu Nội dung đáp án Điểm Câu 1 ( 3,5 đ) a. - Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" - Tác giả Nguyễn Thành Long b. - Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân vật Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu . - Sở dĩ anh được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" bởi: anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cây cối và mây mù bao phủ, đã bốn năm anh chưa về nhà, anh "thèm người" đến nỗi có lần phải chặt cây chắn đường chặn xe mong gặp người để trò chuyện. c.- Các lời thoại của nhân vật Bác lái xe trong đoạn văn trên là lời dẫn trực tiếp d. - Từ "đầu" trong cụm từ "cao quá đầu" là từ nghĩa gốc - Từ "đầu" trrong cụm từ "nhô cái đầu màu hoa cà" là từ ngữ nghĩa chuyển 0, 5 đ 0,5 đ 0,5đ 0,5 đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 ( 1,5 đ) a.. Khổ thơ đó là: "Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng." (trừ 0,1 điểm/ một lỗi, kể cả lỗi chính tả, nếu viết hoa tất cả các chữ cái đầu dòng trừ 0,1 điểm ) b. Các hình ảnh đồng, sông, rừng, bể trong hai khổ thơ đó khác nhau như sau: - Ở khổ thơ thứ nhất, đồng , sông ,rừng, bể là hình ảnh của thiên nhiên bao la, trong mát, ân tình trong những năm tháng ấu thơ và chiến tranh - Ở khổ thơ thứ hai, đồng, sông, rừng, bể là hình ảnh của quá khứ, của kí ức ùa về trong tâm trí nhân vật trữ tình. 0,5 đ 1,0 đ Câu 3 ( 5,0 đ) a.Về kĩ năng Kiểu bài : tự sự Bố cục: 3 phần: MB, TB, KB Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, văn viết giàu hình ảnh, chữ viết sạch sẽ. Biết kết hợp giữa tự sự và miêu tả, biểu cảm, nghị luận. b Về kiến thức Học sinh có thể chọn nhiều nội dung kể khác nhau ( mắc lỗi với người thân trong gia đình, với thầy cô hoặc bạn bè, thậm chí là người lạ...), nhưng cần làm nổi bật chủ đề là: một lần mắc lỗi và rút ra bài học cho bản thân Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện (nhân vật, sự việc) 2. Thân bài: *Diễn biến- ý nghĩa câu chuyện: Hoàn cảnh dẫn đến một lần mắc lỗi ấy Diễn biến câu chuyện Kết thúc câu chuyện * Bài học liên hệ bản thân Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về những bài học cuộc sống. * Lưu ý: Tổng điểm khi đạt các ý trên mới chỉ là 4,5 điểm. Còn 0,5 điểm còn lại cho những bài viết biết hướng bài học vào lời gợi dẫn từ đề: Mỗi người không chỉ biết sửa chữa sai lầm mà hãy biết tha thứ cho chính chính những sai lần của mình. 0,5 đ 3,0 đ 0, 5 đ 0,5 đ
Tài liệu đính kèm: