Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Đất Đỏ

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Đất Đỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Đất Đỏ
PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN ĐẤT ĐỎ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
NĂM HỌC: 2016-2017
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm):
 Đọc những câu thơ sau và cho biết:
	“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
	 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
	 Anh với tôi đôi người xa lạ
	 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,”
	 ...
Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 2 (2,0 điểm): 
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) để lại cho em những ấn tượng như thế nào?
Câu 3 (2,0 điểm):
	Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
Câu 4 (5,0 điểm):
	Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
--------------------------HẾT----------------------------
(Giám thị không giải thích thêm)
Họ tên thí sinh:. SBD:
Họ tên giám thị: Chữ kí:..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9- NĂM HỌC :2016-2017
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1,0 điểm)
Những câu thơ trên trích trong bài thơ Đồng chí
 Tác giả: Chính Hữu
Hoàn cảnh ra đời: 
Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
0,25
0,25
0,5
Câu 2
(2,0 điểm)
Học sinh nêu những ấn tượng của bản thân về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) cần chú ý vào các điểm chính sau:
- Là người có hoàn cảnh sống và làm việc khá đặc biệt:
+ Anh sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây mù Sa Pa. 
+ Công việc là cán bộ khí tượng, đo nắng, đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất công việc đòi hỏi tỉ mỉ có tinh thần trách nhiệm cao.
- Ý thức trách nhiệm vì công việc và lòng yêu nghề
+ Anh lặng lẽ, âm thầm làm việc nhưng rất nhiệt tình với công việc, không ngại gian khổ. 
+ Anh luôn ý thức tầm quan trọng của nghề nghiệp là có ích cho cuộc sống; khi biết mình đã góp phần vào chiến thắng của không quân, anh thấy mình thật hạnh phúc
+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”. 
+ Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách
- Những tính cách và phẩm chất tốt đẹp: 
+ Sống cởi mở chân thành, quan tâm đến mọi người. 
+ Anh là người khiêm tốn, thành thật cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh từ chối ông họa sĩ khi vẽ chân dung mình và giới thiệu người khác đáng khâm phục hơn.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn gợi ý, giáo viên cần vận dụng linh hoạt khi chấm bài của học sinh.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 0, 25
0, 25
0,25
Câu 3
(2,0 điểm)
 Hình thức: 
+ Đoạn văn có mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn, không sai lỗi chính tả.
+ Giới hạn trong khoảng từ 12 đến 15 dòng , nếu dư hoặc thiếu dòng, giáo viên cân nhắc trừ 0,25 điểm
 Nội dung: 
Học sinh diễn đạt với nhiều cách khác nhau nhưng cần hướng vào các ý sau:
+ HS xác định ngôi kể: ngôi thứ nhất (xưng “ em” hoặc xưng “tôi”)
+ Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào?(thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao?)
+ Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
+ Em đã thuyết phục cả lớp Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (lí lẽ, lời phân tích.)
Gợi ý: Nam là người bạn rất tốt.
Nam luôn quan tâm giúp đỡ các bạn học tập yếu. Nam sống hòa đồng thân ái với bạn bè.
Nam biết vâng lời thầy cô, tham gia tích cực các phong trào của nhà trường, của xã hội. 
 Nam luôn có ý thức trong học tập
Lưu ý: Giáo viên cần vận dụng linh hoạt khi chấm bài của học sinh, khuyến khích những bài làm có sử dụng yếu tố nghị luận.
0,5
0,25
0,25 
0,5
0,5
Câu 4(5,0 điểm)
I. YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC VÀ KIẾN THỨC
 1/ Hình thức : 
- Học sinh biết cách viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
- Bố cục ba phần rõ ràng. Bài làm diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. 
2/Kiến thức: 
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa bản thân với thầy cô giáo cũ.
HS xác định ngôi kể: ngôi thứ nhất (xưng “em” hoặc xưng “tôi”)
 Các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ, tình cảm chân thành, sâu sắc của bản thân khi viết về thầy (cô). 
 DÀN Ý (GỢI Ý):
*MỞ BÀI:
Giới thiệu kỉ niệm của bản thân với thầy (cô) giáo cũ xảy ra trong thời điểm nào? Kỉ niệm đó đã để lại những ấn tượng sâu sắc khó quên ..
*THÂN BÀI
Câu chuyện diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm) 
Diễn biến câu chuyện ra sao? Trình tự diễn biến câu chuyện gắn liền với kỉ niệm.
Điều gì đáng nhớ nhất ở kỉ niệm này?
Nhiều năm trôi qua kỉ niệm vẫn không quên trong tâm trí 
Niềm xúc động , bồi hồi mỗi khi nghĩ về kỉ niệm với thầy (cô) giáo cũ.
*KẾT BÀI
Những suy nghĩ và tình cảm của bản thân khi nghĩ về kỉ niệm với thầy cô giáo dù năm tháng trôi qua.
Lưu ý: Giáo viên khuyến khích điểm cho bài làm có sử dụng yếu tố miểu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. Bài viết thể hiện kỉ niệm và tình cảm chân thành, sâu sắc dành cho thầy (cô) giáo cũ.
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
0,5
0,5
0,5
Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào những bài làm cụ thể của học sinh mà linh hoạt chấm điểm cho phù hợp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HK1.doc