SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC MÃ ĐỀ: 799 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. (Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 3; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba =137). Câu 1: Phản ứng hóa học nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion? A. H2 + Cl2 ® 2HCl. B. Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2. C. NaOH + HCl ® NaCl + H2O. D. Zn + CuSO4 ® Cu + FeSO4. Câu 2: Chất nào sau đây lưỡng tính? A. Fe(OH)3. B. NaCl. C. Mg(OH)2. D. Al(OH)3. Câu 3: Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có A. số oxi hoá +4. B. số oxi hoá +3. C. số oxi hoá +5. D. số oxi hoá -3. Câu 4: Khí NH3 làm quí tím ẩm chuyển sang màu A. tím. B. đỏ. C. hồng. D. xanh. Câu 5: Dung dịch NaOH 0,01M có pH bằng A. 0,98. B. 0,01. C. 2. D. 12. Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí thu được sản phẩm gồm A. Fe2O3, NO2. B. Fe2O3, NO2, O2. C. FeO, NO2, O2. D. Fe, NO2, O2. Câu 7: Ở điều kiện thích hợp, NH3 thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây? A. HCl. B. O2. C. FeCl2. D. H2O. Câu 8: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách A. thủy phân Mg3N2. B. đun nóng dung dịch hỗn hợp NaNO2và NH4Cl. C. phân hủy khí NH3. D. nhiệt phân NaNO2. Câu 9: Ở điều kiện thích hợp, cacbon phản ứng được với chất nào sau đây? A. CaCO3. B. KOH. C. O2. D. HCl. Câu 10: Tính chất hoá học cơ bản của HNO3 là A. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh. B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh. C. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh. D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu. Câu 11: CaCO3 là thành phần chính của A. đá vôi. B. quặng photphorit. C. quặng apatit. D. muối ăn. Câu 12: Thành phần chính của supephotphat đơn gồm A. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. B. CaHPO4. C. CaHPO4 và CaSO4. D. Ca(H2PO4)2. Câu 13: Tính chất hóa học đặc trưng của CO là A. Tính axit. B. Tính bazơ. C. Tính khử. D. Tính oxi hóa. Câu 14: Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy? A. CaCO3. B. NaHCO3. C. K2CO3. D. NH4HCO3. Câu 15: Muối amoni nào sau đây khi bị nhiệt phân không tạo thành khí NH3? A. (NH4)2CO3. B. NH4NO2. C. NH4HCO3. D. NH4Cl. Câu 16: Để điều chế 5 kg dung dịch HNO3 25,2% bằng phương pháp oxi hóa NH3, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là (giả sử hiệu suất quá trình là 100%) A. 896 lít. B. 336 lít. C. 224 lít. D. 448 lít. Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 9,45 gam kim loại X bằng HNO3 loãng thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí N2O và NO (không có sản phẩm khử khác), trong đó số mol NO gấp 2 lần số mol N2O. Kim loại X là A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Cu. Câu 18: Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được b gam kết tủa. Giá trị của b là A. 35. B. 15. C. 25. D. 5. Câu 19: Dãy nào dưới đây chỉ gồm chất điện li mạnh? A. HF, Na2S. B. H3PO4, NaF. C. CH3COOH, NaCl. D. HNO3, K2SO3. Câu 20: Trộn 50 ml dung dịch NaCl 0,1M với 150 ml dung dịch CaCl2 0,2M. Vậy nồng độ của ion Cl- trong dung dịch sau khi trộn là A. 0,325M. B. 0,35M. C. 0,175M. D. 0,25M. Câu 21: Cho 300 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,6 M. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa các muối A. K2HPO4 và K3PO4. B. KH2PO4, K2HPO4và K3PO4. C. KH2PO4và K3PO4. D. KH2PO4và K2HPO4. Câu 22: Trộn lẫn 2 dung dịch có thể tích bằng nhau của dung dịch HCl 0,2M và dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Giá trị pH của dung dịch thu được là A. 12,5. B. 9. C. 14,2 . D. 13. Câu 23: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol mỗi chất Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư. Số mol khí thu được sau khi phản ứng kết thúc là A. 0,4 mol. B. 0,3 mol. C. 0,2 mol. D. 0,5 mol. Câu 24: Từ 1 lít hỗn hợp khí CO và CO2 có thể điều chế tối đa bao nhiêu lít CO2? A. 0,8 lít. B. 2 lít. C. 1 lít. D. 1,5 lít. Câu 25: Trường hợp nào sau đây có kết tủa sau phản ứng? A. CO2 + Ca(OH)2 dư. B. CO2 + NaOH dư. C. NaHCO3 + CaCl2 dư. D. Na2CO3 + HCl dư. Câu 26: Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 đặc tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào sau đây thường được xử lý để chống ô nhiễm môi trường? A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn. B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước. C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi. D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm. Câu 27: Cho thí nghiệm như hình vẽ: hỗn hợp X Ca(OH)2 .::::: CaCO3 Hỗn hợp X gồm những chất nào? A. Fe2O3 + CO. B. CuO + C. C. MgO + C. D. Al2O3 + C. Câu 28: H+ + OH- H2O không là phương trình ion thu gọn của trường hợp nào sau đây? A. Mg(OH)2 + HNO3. B. NaOH + HNO3. C. Ba(OH)2 + HNO3. D. NaOH + H2SO4. Câu 29: Chọn câu sai trong các câu sau? A. Điều chế khí NH3 bằng cách cô cạn dung dịch muối amoni. B. Khí NH3 tác dụng với oxi có (xúc tác, nhiệt độ) tạo khí NO. C. NH3 được dùng để sản xuất HNO3. D. NH3 có tính bazơ yếu. Câu 30: Khi nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần % khối lượng các chất trong hổn hợp đầu là A. 27,41% và 72,59%. B. 28,41% và 71,59%. C. 28% và 72%. D. 28,54% và 71,46%. Câu 31: Dung dịch nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. NaI 0,002M. B. NaI 0,010M. C. NaI 0,100M. D. NaI 0,001M. Câu 32: Cho V lít dung dịch Ba(OH)2 2 M vừa đủ vào 500 ml dung dịch chứa CuSO4 0,1 M và H2SO4 0,05 M . Giá trị của V là A. 0,375. B. 0,0375. C. 0,05. D. 0,25. Câu 33: Chọn câu sai trong các câu sau? A. Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch. B. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li. C. Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước. D. Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc ở trạng thái nóng chảy. Câu 34: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 2,31 gam. B. 2,58 gam. C. 2,22 gam. D. 2,44 gam. Câu 35: Cho 10 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 3,584 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,88 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là A. 72,08. B. 48,24. C. 58,68. D. 62,16. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Tài liệu đính kèm: