Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 11 - Mã đề 703

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1259Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 11 - Mã đề 703", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 11 - Mã đề 703
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 703
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 3; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba =137).
Câu 1: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 6,72.	C. 4,48.	D. 8,96.
Câu 2: Khí NH3 làm quí tím ẩm chuyển sang màu
A. tím.	B. xanh.	C. hồng.	D. đỏ.
Câu 3: Thực hiện phản ứng giữa N2 và H2 (tỉ lệ mol 1: 4) trong bình kín có xúc tác thu được hỗn hợp có áp suất giảm 10% so với ban đầu (cùng điều kiện nhiệt độ). Hiệu suất phản ứng là
A. 25%.	B. 75%.	C. 60%.	D. 50%.
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là
A. CuO, O2, NO2.	B. Cu, NO2, O2.	C. Cu(NO2)2, NO2.	D. CuO, NO2.
Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa của Nitơ?
A. NH4Cl, N2, NO2, NO, HNO3.	B. N2, NH4Cl, NO2, NO, HNO3.
C. N2, NO2, NO, HNO3, NH4Cl.	D. NH4Cl, N2, NO, NO2, HNO3.
Câu 6: Chất điện li yếu là
A. H2S.	B. AgNO3.	C. CaCl2.	D. Na2CO3.
Câu 7: Thành phần chính của supe photphat đơn là
A. Ca3(PO4)2.	B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
C. Ca(H2PO4)2.	D. CaHPO4.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng?
A. AgNO3.	B. Na2CO3.	C. KNO3.	D. NaOH.
Câu 9: Phương trình điện li nào sai?
A. H2PO4- → H+ + HPO42-.	B. H2SO4 → 2H+ + SO42-.
C. HCl → H+ + Cl-.	D. Mg(NO3)2 → Mg2+ + 2NO3-.
Câu 10: Khí nào sau đây không cháy trong oxi không khí?
A. CO2.	B. NH3.	C. H2.	D. CO.
Câu 11: Ở điều kiện thích hợp, cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na2O, NaOH và HCl.	B. NH4Cl, KOH và AgNO3.
C. Al, HNO3 và O2.	D. Ba(OH)2, Na2CO3 và CaCO3.
Câu 12: CaCO3 là thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây?
A. Đá đỏ .	B. Đá vôi.	C. Đá mài.	D. Đá tổ ong.
Câu 13: Ở điều kiện thích hợp, cacbon thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với chất nào sau đây?
A. Fe2O3.	B. CuO.	C. Al.	D. O2.
Câu 14: Dung dịch nào sau đây có pH = 7?
A. NaOH.	B. H2SO4.	C. NaCl.	D. HCl.
Câu 15: Ở điều kiện thường, HNO3 tinh khiết là một chất lỏng không màu để lâu ngoài không khí sẽ chuyển sang màu
A. trắng đục.	B. đỏ.	C. đen sẫm.	D. vàng.
Câu 16: Rót dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,80 gam KOH. Sau phản ứng, cho dung dịch bay hơi đến khô. Khối lượng muối khan thu được là
A. 26,32 gam.	B. 23,16 gam.	C. 10,44 gam.	D. 20,88 gam.
Câu 17: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng?
A. KOH + CaCO3.	B. K2SO4 + Ba(NO3)2.	C. CuCl2 + AgNO3.	D. HCl + Fe(OH)3.
Câu 18: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol/l của ion [H+] sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.	B. [H+] [CH3COO-].
Câu 19: Phân bón nào sau đây có hàm lượng N lớn nhất?
A. (NH2)2CO.	B. NH4Cl.	C. NH4NO3.	D. (NH4)2SO4.
Câu 20: Thể tích khí N2 (đo ở đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 8 gam NH4NO2 là
A. 11,2 lít	B. 2,24 lít.	C. 2,8 lít.	D. 5,6 lít.
Câu 21: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện?
A. Axit sunfuric.	B. Rượu etylic.	C. Muối ăn.	D. Axit axetic.
Câu 22: Theo thuyết A-rê-ni-ut chất nào dưới đây là axit?
A. NaCl.	B. KOH.	C. Ca(NO3)2.	D. HNO3.
Câu 23: Khí hóa nâu trong không khí là khí nào sau đây?
A. N2.	B. NO.	C. N2O.	D. NO2.
Câu 24: Trong các phản ứng hóa học, cacbon thể hiện
A. tính oxi hóa.	B. vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
C. tính khử.	D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 25: Khi điều chế khí Nitơ từ dung dịch bão hòa NaNO2 và NH4Cl bão hòa, người ta đun nóng bình cầu như thế nào?
A. Ban đầu đun mạnh, sau đó giảm dần.
B. Ban đầu đun nhẹ, sau đó giảm dần.
C. Đun mạnh từ đầu đến cuối.
D. Ban đầu đun nhẹ, có bọt khí thoát ra thì ngừng đun.
Câu 26: Trộn 100ml dung dịch HCl 1,000M với 400ml dung dịch KOH 0,375M. Giá trị pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn là
A. 11.	B. 10.	C. 12.	D. 13.
Câu 27: Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 3,36 lít.	D. 4,48 lít.
Câu 28: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. NO2.	B. N2O.	C. NO.	D. N2.
Câu 29: Hòa tan 14,2 gam Na2SO4 trong nước thu được dung dịch X chứa số mol ion SO42- là
A. 0,1 mol.	B. 0,05 mol.	C. 0,2 mol.	D. 0,3 mol.
Câu 30: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2, ta có kết quả theo đồ thị như vẽ bên dưới:
Giá trị của x là
A. 0,10 mol. B. 0,18 mol. C. 0,20 mol. D. 0,15 mol.
Câu 31: Loại than nào sau đây được dùng để chế tạo thiết bị lọc nước?
A. Than chì.	B. Than cốc.	C. Than đá.	D. Than hoạt tính.
Câu 32: Một hỗn hợp gồm hai bột kim loại Mg và Al được chia thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1: cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít H2. 
- Phần 2: hoà tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không khí là sản phẩm khử duy nhất (các thể tích khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 5,6 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 3,36 lít.
Câu 33: Hòa tan 20 gam hỗn hợp hai muối cacbonat X2CO3 và YCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z và 4,48 lít CO2 (đktc). Tổng khối lượng muối trong dung dịch Z là
A. 33 gam.	B. 20,33 gam.	C. 22,2 gam.	D. 24,4 gam.
Câu 34: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.	B. 3,36.	C. 1,12.	D. 2,24.
Câu 35: Cho 10 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nóng nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối; 3,584 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí và còn lại 0,88 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là
A. 72,08	B. 48,24	C. 58,68	D. 62,16
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Tài liệu đính kèm:

  • docHOAHOC 11_MA 703.doc