PHÒNG GD & ĐT TP HOÀ BÌNH TRƯỜNG THCS ĐỒNG TIẾN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: VẬT LÝ 8 Ngày kiểm tra: ....................... Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Chuyển động cơ 3 tiết 1. Nhận biết được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. 2. Lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1(C1a) 1,0 10% 1(C1b) 1,0 10% 2 Câu 2,0 điểm 20 % 2. Lực cơ 3 tiết 3. Lấy được ví dụ về lực ma sát trượt. 4. Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến quán tính. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1(C2a) 1,0 10% 1(C2b) 1,0 10% 2 Câu 2,0 điểm 20 % 3. Áp suất. Lực đẩy Asimet 7 tiết 5. Nhận biết được áp lực. Viết được công thức tính áp suất và đơn vị đo áp suất. 6. Hiểu được điều kiện nổi của vật. 7. Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = d . V 8. Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1(C3a) 1,0 10% 1(C4a) 1,0 10% 1(C4b) 1,5 15% 1(C3b) 1,0 10% 4 Câu 4,5 điểm 45 % 4. Cơ năng 2 tiết 9. Vận dụng được công thức A = Fs để giải được các bài tập. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2(C5a,5b) 1,5 15% 1 Câu 1,5 điểm 15 % Tổng 2 Câu 2,0 điểm = 20 % 3 Câu 3,0 điểm = 30 % 5 Câu 5,0 điểm = 50 % 10 Câu 10 điểm = 100% PHÒNG GD & ĐT TP HOÀ BÌNH TRƯỜNG THCS ĐỒNG TIẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: VẬT LÝ 8 Ngày kiểm tra: ....................... Thời gian làm bài: 45phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) a) Chuyển động cơ học là gì? b) Tại sao chuyển động cơ học có tính tương đối? Lấy ví dụ. Câu 2: (2,0 điểm) a) Khi nào thì xuất hiện lực ma sát trượt? Lấy ví dụ. b) Giải thích tại sao người ta phải làm đường băng dài để cho máy bay cất cánh và hạ cánh? Câu 3: (2,0 điểm) a) Áp lực là gì? Viết công thức tính áp suất? b) Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Câu 4: (2,5 điểm) a) Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng? b) Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật và xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật? Câu 5 : (1,5 điểm) Một người công nhân kéo một vật nặng lên cao 2m cần dùng một lực 450N. a) Tính công mà người đó thực hiện được. b) Nếu sử dụng mặt phẳng nghiêng dài 4m thì người đó cần dùng một lực là bao nhiêu? ----------------------- Hết ---------------------- PHÒNG GD & ĐT TP HOÀ BÌNH TRƯỜNG THCS ĐỒNG TIẾN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÝ 8 Câu 1: (2,0 điểm) Ý Nội dung Điểm a Chuyển động cơ học là : Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác. 1,0 b Chuyển động cơ học có tính tương đối vì: Một vật có thể đứng yên so với vật này, nhưng lại chuyển động so với vật khác, tùy thuộc vào vật làm mốc. 0,5 Lấy đúng ví dụ. 0,5 Câu 2: (2,0 điểm) Ý Nội dung Điểm a Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác. 0,5 Lấy đúng ví dụ. 0,5 b Vì theo quán tính, vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột. 0,5 Đường băng giúp máy bay dần dần tăng tốc khi cất cánh và dần dần giảm tốc độ khi hạ cánh. 0,5 Câu 3: (2,0 điểm) Ý Nội dung Điểm a Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép. 0,5 Công thức tính áp suất: p = 0,25 P: Áp suất (Pa); F: áp lực tác dụng lên bề mặt bị ép (N) S: Diện tích bề mặt bị ép (m2) 0,25 b A h hA' Tóm tắt đúng: h = 80 cm = 0,8 m d = 10 000N/m3 hA = 20 cm = 0,2 m --------------------- Pđáy: ? PA: ? 0,25 Áp dụng công thức : p = d . h 0,25 Áp suất tác dụng lên đáy thùng là : Pđáy = d.h = 10 000.0,8 = 8 000 (Pa) 0,25 Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 20 cm là: pA = d.h = d.(h - hA') = 10 000.(0,8 - 0,2) = 10 000.0,6 = 6 000 (Pa) 0,25 Câu 4: (2,5 điểm) Ý Nội dung Điểm a Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì: 0,25 + Vật chìm xuống khi FA < P. 0,25 + Vật nổi lên khi FA > P. 0,25 + Vật lơ lửng khi P = FA 0,25 b Tóm tắt đúng: 0,25 a) Thể tích nước dâng lên trong bình bằng đúng thể tích của vật chiếm chỗ trong nước: V = 100 cm3 = 0,0001 m3. 0,25 Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: FA = dV = 10 000.0,0001 = 1 (N) 0,25 Số chỉ của lực kế bằng trọng lượng của vật: P = 7,8 N 0,25 Trọng lượng riêng của vật là: d = = 78 000 (N) 0,25 Khối lượng riêng của vật là: D = = 7 800 (kg/m3) 0,25 Câu 5: (1,5 điểm) Ý Nội dung Điểm a Tóm tắt đúng. 0,25 Công mà người đó thực hiện được là: A=F.s = 450.1,5= 675 (N) 0,5 b Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng thì công nâng vật lên không thay đổi. Lực cần dùng khi sử dụng mặt phẳng nghiêng là: Ta có: A = F.s => F = A : s F2= 675: 2 = 337,5 (N) 0,25 0,25 0,25 (Lưu ý : Mọi cách giải khác đúng và lập luận chặt chẽ đều cho điểm tối đa câu đó) ----------------------- Hết ----------------------
Tài liệu đính kèm: