Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016
Trường THCS......
Họ và tên:........ Lớp: 8/ ...
KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 8
ĐIỂM:
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI VÀ PHẦN BÀI LÀM
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý trả lời đúng nhất.
 Câu 1. Văn bản nào dưới đây được viết theo thể loại hồi kí?
 A. Tôi đi học B. Trong lòng mẹ
 C. Lão Hạc D. Tức nước vỡ bờ
Câu 2. “Vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo” là nét đặc trưng trong sáng tác của nhà văn nào sau đây?
 A. Thanh Tịnh B. Nguyên Hồng
 C. Ngô Tất Tố D. Nam Cao
Câu 3. Văn bản nào đã lôi cuốn người đọc bằng nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần?
 A. Cô bé bán diêm B. Chiếc lá cuối cùng
 C. Đánh nhau với cối xay gió D. Hai cây phong
Câu 4. Yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong việc cụ Bơ-men vẽ nên kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” (Chiếc lá cuối cùng – O Hen-ri)?
 A. Kinh nghiệm của 40 năm theo nghề của cụ Bơ-men.
 B. Khát vọng được lưu danh với đời bằng một kiệt tác.
 C. Tài năng hội họa của người họa sĩ già. 
 D. Tình yêu thương và sự sống của con người
Câu 5. Qua việc từ chối mọi sự giúp đỡ trong cảnh ngộ đói nghèo, phẩm chất nào của lão Hạc được bộc lộ?
 Giàu lòng tự trọng, khí khái B. Thể hiện tấm lòng của người cha
C. “Chết trong còn hơn sống đục” D. Thể hiện sự nhường nhịn 
Câu 6. Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) đã gợi nhớ đến nét đẹp nào ở nhân vật chị Dậu? 
 A. Hiền lành, chất phác B. Yêu chồng, thương con 
 C. Đảm đang, tháo vát D. Tinh thần phản kháng mãnh liệt
Câu 7. Trong lần quẹt que diêm thứ hai cho thấy mong ước nào của cô bé bán diêm?
Mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc
Mong ước được ăn ngon trong một mái nhà thân thuộc
Mong ước được vui đón Nô-en trong ngôi nhà của mình
Mong ước được người thân che chở và yêu thương
Câu 8. Trong cảm nhận của người họa sĩ (Văn bản “Hai cây phong”, Ai-ma-tốp), hình ảnh hai cây phong có ý nghĩa gì?
 A. Thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống. B. Là người bạn thân thiết của tuổi thơ.
 C. Là biểu tượng của quê hương . D. Nơi lưu giữ kỷ niệm về thầy Đuy-sen.
Câu 9. Văn bản nào sao đây không phải là văn bản nhật dụng? 
 A. Bài toán dân số B. Ôn dịch thuốc lá 
 C. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 D. Hai cây phong
Câu 10. Tình thái từ trong câu nào sau đây thể hiện sự cầu khiến, thân mật?
 A. Bạn chưa về à? B. Bạn giúp tôi một tay nhé! 
 C. Cô mệt ạ? D. Bác giúp cháu một tay ạ!
Câu 11. Trong bốn từ dưới đây, nên bỏ từ nào để các từ còn lại có chung một trường từ vựng?
 A. Lung linh. B. Rền rĩ. C. Ngọt ngào. D. Du dương.
Câu 12. Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, lớp em đã cho ra mắt tập san Vươn lên.
 Khi viết câu trên, ta cần dùng dấu ngoặc kép cho từ hoặc cụm từ nào?
 A. Ngày Nhà giáo Việt Nam B. Ra mắt
 C. Tập san D. Vươn lên
Câu 13. Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trước mỗi câu sao cho phù hợp. 
a. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. 
 b. Câu “Lão Hạc đem thư của nó viết sang nhà tôi.” là câu ghép. 
c. “Nói quá” nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực.
 d. Câu “Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!”, có chứa: trợ từ và tình thái từ.
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) 
Câu 1 (1,0 điểm) 
Nếu được thêm vào nội dung câu chuyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, một mộng tưởng nữa, em sẽ thêm mộng tưởng gì? Vì sao?
Câu 2 (5,0 điểm) Câu chuyện về một người mà em ngưỡng mộ.
 Bài làm:
(Phần này, học sinh dùng thêm giấy để làm đủ nội dung bài viết)
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
...........
KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM: NGỮ VĂN 8
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) * Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Ý đúng
B
A
B
D
A
D
B
C
D
B
A
D
Câu 13: a. Đ; b. S; c. S; d. Đ (đúng mỗi ý 0,25 điểm) 
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
- Nêu được một mộng tưởng phù hợp với nội dung câu chuyện (0,5 điểm)
- Có cách giải thích phù hợp với mộng tưởng được nêu ra (0,5 điểm)
(Tùy theo mức độ đạt được GV trừ điểm cho phù hợp)
Câu 2 (5,0 điểm) 
Yêu cầu
- Về phương pháp, kỹ năng 
+ Sử dụng phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để kể lại câu chuyện.
+ Vận dụng các kỹ năng viết câu, dựng đoạn, liên kết đoạn để xây dựng bài văn với đầy đủ bố cục ba phần.
 - Về nội dung 
 Kể được câu chuyện về một người mà em ngưỡng mộ. Nội dung, tính chất câu chuyện trong mỗi học sinh có thể sẽ khác nhau nhưng phải mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, có sức rung cảm. Nhìn chung, bài viết cần có được các ý cơ bản sau:
* Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện (nhân vật, sự việc) 
* Kể lại sự việc
Bối cảnh xảy ra câu chuyện
Diễn biến câu chuyện phải thể hiện rõ sự việc được ngưỡng mộ và cảm xúc của người viết 
Kết quả của sự việc và ý nghĩa của câu chuyện
* Ấn tượng của câu chuyện và sự ảnh hưởng của nhân vật được ngưỡng mộ
Biểu điểm
Điểm 4,5 - 5: Đảm bảo tốt các yêu cầu về hình thức thể loại và nội dung câu chuyện; thể hiện được sự sâu sắc trong nhận thức, tình cảm; cách kể chuyện lôi cuốn, có sức thuyết phục. Có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ.
Điểm 3,5 - 4: Đảm bảo được các yêu cầu đã nêu. Nội dung chuyện kể có thể chưa thật sâu nhưng chân thực, có cảm xúc. Diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng và sai sót nhưng không nhiều và không trầm trọng.
Điểm 2 - 3: Kể được câu chuyện nhưng ý tưởng chưa thật rõ nét, tính thuyết phục chưa cao. Diễn đạt còn dài dòng, tương đối nhều lỗi.
Điểm 0,5 - 1,5: Bài viết nội dung còn sơ sài, chắp nối và chưa thành câu chuyện. Mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt lớn.
Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng./.
 --Hết--
 MA TRẬN ĐỀ NGỮ VĂN 8, HỌC KÌ I, NĂM 2015-2016
Mức độ chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
 Tổng
 Cấp độ thấp
 Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Văn học
-Truyện và kí Việt Nam 30-45
-Truyện nước ngoài
Nhận biết tác giả, thể loại nhân vật, nội dung, nghệ thuật
Hiểu nội dung và nghệ thuật
văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 5
Số điểm: 1,25 đ
Số câu: 
4
Số điểm: 1,0 đ
Số câu: 
1
Số điểm: 1,0 đ
Số câu: 10
Số điểm: 3,25
Tỉ lệ: 32,5%
Tiếng Việt
- Câu 
- Trường từ vựng
-Biện pháp tu từ
- Dấu câu
- Từ loại
- Câu ghép 
- Trường từ vựng
- nói quá, dấu ngoặc kép, TT, TT, TTT
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 7
Số điểm: 1,75
Tỉ lệ 17,5%
Số câu: 7
Số điểm: 1,75 
Tỉ lệ: 17,5%
Tập làm văn
Văn Tự sự
Tạo lập văn bản Tự sự
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50%
Tổng
Số câu: 12
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30 %
Số câu: 4
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ 10 %
Sốcâu: 1
Số điểm: 1,0 đ
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50%
Số câu: 18
Sốđiểm: 10
Tỉ lệ 100%
GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 8
I. Phần văn bản
 Tôi đi học, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Lão Hạc, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Hai cây phong, Ôn dịch thuốc lá.
II. Phần tiếng Việt 
Từ tượng thanh, từ tượng hình, Trường từ vựng, Trợ từ, Thán từ, Tình thái từ, Nói giảm, nói tránh, Nói quá, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép.
 III. Phần tập làm văn:
Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
****
GV: Đoàn Thị Nhung
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước Quảng Nam
Số ĐT: 01683691067

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_hoc_ki_I_Ngu_van_8_1516.doc