Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 7 (thời gian: 90 phút) năm học: 2013 - 2014

pdf 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1180Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 7 (thời gian: 90 phút) năm học: 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ văn 7 (thời gian: 90 phút) năm học: 2013 - 2014
PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: NGỮ VĂN 7 (thời gian: 90 phút)
Năm học: 2013-2014
Trường THCS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp:. . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . . . . . .
Giám thị 1 Giám thị 2 Mã phách
- - - - - - -- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Đường cắt phách- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2 Mã phách
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 diểm)
Phần 1 (2.0 điểm) : Đọc và khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Tác giả của bài thơ “Tiếng gà trưa” là ai ?
A. Hồ Xuân Hương B. Xuân Quỳnh C. Hồ Chí Minh D. Nguyễn Khuyến
Câu 2. Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” là:
A.Tiếng gà trưa B. Quả trứng hồng
C. Người bà D. Người cháu
Câu 3. Trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”, cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào ?
A. Xế trưa B. Xế chiều C. Ban mai D. Đêm khuya
Câu 4. Tâm trạng “ nhớ nước ” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang ” là nhớ về triều đại nào ?
A. Triều đại Lê B. Triều đại Lý C. Triều đại Nguyễn D. Triều đại Trần
Câu 5. Điều gì không thay đổi sau nhiều năm nhân vật trữ tình trở về quê trong bài thơ “ Ngẫu
nhiên viết nhân buổi mới về quê ” của Hạ Tri Chương ?
A. Mái tóc B. Giọng nói C. Quần áo D. Tiếng cười
Câu 6. Hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng” đã thể hiện được đặc điểm nổi bật nào
trong phong cách thơ Hồ Chí Minh ?
A. Cổ điển mà hiện đại B. Trong sáng và trang nhã
C. Giản dị mà sâu sắc D. Trẻ trung và gợi cảm
Câu 7. Từ đồng âm là :
A. Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau
B. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
C. Là những từ có nghĩa giống nhau
D. Là những từ có nghĩa gần giống nhau
Câu 8. Chữ “cổ” nào sau đây đồng âm với chữ “cổ” trong những từ còn lại ?
A. Cổ chai B. Cổ thụ C. Cổ áo D. Cổ tay
Phần 2 (1.0 điểm) : Nối cột A và cột B cho thích hợp
Cột A Cột B Nối A + B
1. Bác đến chơi đây ta với ta a. Sông núi nước Nam
2. Một mảnh tình riêng ta với ta b. Phò giá về kinh
3. Non nước ấy ngàn thu c. Qua Đèo Ngang
4. Bảy nổi ba chìm với nước non d. Bạn đến chơi nhà
e. Bánh trôi nước
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1(2đ)
a. Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ một thành ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa .
(Thí sinh không viết bài vào phần gạch chéo)
b. Liệt kê những cặp từ trái nghĩa trong câu thơ sau:
Non cao non thấp mây thuộc
Cây cứng cây mềm gió hay.
( Nguyễn Trãi)
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
BÀI LÀM
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
 TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm).Mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phần nối
Đáp án B A B A B A A B 1d- 2c – 3b -4e
Biểu điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 điểm (0.25 đ /1 câuđúng)
 TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu1 (2.0đ)
a. Nêu đúng khái niệm (1.0 đ ) : Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau (0.5đ)
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau (0.5đ)
- HS cho ví dụ đúng (0.5đ)
b. Xác định đúng: cao >< mềm (0.25đ)
Câu 2 (5.0đ)
 Yêu cầu chung :
- Thể loại: văn biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ.
- Kết hợp: miêu tả, tự sự, biểu cảm
 Yêu cầu cụ thể: Có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Có thể kết hợp biểu cảm trực tiếp và gián tiếp...
Song cần nêu được :
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm
- Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ (Nụ cười xuất hiện khi nào? Có vai trò, ý nghĩa gì
đối với em, gia đình, làng xóm ? )
- Những khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy ra sao ?
- Làm thế nào để giữ mãi nụ cười ấy ? ...
 Biểu điểm:
- Điểm 4.5 - 5.0: Viết đúng thể loại văn biểu cảm, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; bài viết giàu cảm
xúc, biết kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để bộc lộ cảm xúc; đảm bảo các ý trên, sai không quá 3 lỗi
các loại.
- Điểm: 3.0 - 4.0: Viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, biết cách làm nhưng thiếu một vài ý, có cảm xúc,
sai không quá 5 lỗi các loại.
- Điểm 1.0 – 2.0: Cảm nghĩ sơ sài, thiếu nhiều ý, bài viết lủng củng, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0.0: Dành cho những bài viết bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Vă
nb
ản
Văn học
Trung đại
Nhận biết
hình ảnh
thơ
Hiểu
nội
dung
VB
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
5
1.25
2
0.5
7
1.75
17.5%
Văn học
Hiện đại
Nhớ tên
và phong
cách tác
giả, hình
ảnh thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
0.75
3
0.75
7.5%
Ti
ến
gV
iệt
Từ đồng âm Nhớ kháiniệm
Xác
định từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0.25
1
0.25
2
0.5
5%
Từ trái
nghĩa
Trình
bày
khái
niệm,
xác
định
từ, cho
VD
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2.0
1
2.0
20 %
Tậ
p
làm
vă
n
Văn
biểu cảm
Viết bài văn biểu cảm về con
người
1
5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
9
2,25
22.5%
3
0.75
7.5%
1
2.0
20 %
1
5.0
50%
12
3
30%
2
7.0
70%

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_Ngu_van_lop_7_nam_hoc_2013_2014.pdf