Đề kiểm tra học kì I: môn lịch sử 9 (thời gian làm bài: 45 phút)

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1166Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I: môn lịch sử 9 (thời gian làm bài: 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I: môn lịch sử 9 (thời gian làm bài: 45 phút)
Phòng gd - đt hưng hà
Trường thcs tây đô
đề kiểm tra học kì I: môn Lịch sử 9
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Ma trận đề KIểM TRA 
Nội dung kiến thức
Cấp độ nhận biết
Cấp độ thụng hiểu
Cấp độ vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp 
Cấp độ cao
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Các nước Châu Phi từ sau năm 1945 đến nay
1 Câu
 0,5đ
= 5%
1 Câu
 0,5đ
= 5%
2 Câu
 1đ
= 10%
Các nước Châu á từ sau năm 1945 đến nay
1 Câu
 0,5đ
= 5%
 Câu
0,5 đ
5 %
Các nước Mĩ La Tinh từ sau năm 1945 đến nay
1 Câu
 0,5đ
= 5%
1 Câu
 0,5đ
= 5%
Quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 đến nay
1 Câu
 0,5đ
= 5%
1 Câu
3đ
30%
2 Câu
 3,5đ
= 35%
Việt Nam trong những năm 1919 - 1930
1 Câu
 0,5đ
= 5%
1 Câu
 4đ
= 40%
2 Câu
 4,5đ
= 45%
Tổng
 8 câu
10 đ
100 %
Tổng 4 câu
4,5đ
45%
Tổng 3 câu
5đ
5%
Tổng 
1 câu
0,5 đ
5%
Tổng 8 câu
10 đ
100%
Tổng 10 câu
2,5 đ
Tổng 40 câu
10 đ
100 %
Phòng gd - đt hưng hà
Trường thcs tây đô
đề kiểm tra học kì I: môn Lịch sử 9
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm . (3điểm ): Chọn đáp án đúng 
Câu1: Từ năm 70 của thế kỉ XX chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào? 
A- Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ B- Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
C- Chế độ phân biệt chủng tộc D- Chủ nghĩa quân phiệt 
Câu2: Năm 1945 ba nước nào sau đây lần lượt tuyên bố độc lập?
A- Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
B- In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào
C- Việt Nam, Lào, Thái Lan
D- Thỏi Lan, Việt Nam, Lào
Câu 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?
A-“Đại lục mới trỗi dậy” 
B- “Đại lục bùng cháy”
C- Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất.
D- Cả A, B, C đỳng
Câu 4: Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”?
A. 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập
B. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã
C. Thành lập tổ chức thống nhất châu Phi (OAU)
D. Chế độ A-pác-thai ở Nam Phi bị xoá bỏ
Câu 5: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?
A. 1954	B. 1975	C. 1977	D. 1995
Câu 6: Tổ chức Công hội được thành lập năm nào?
A. 1919	B. 1920	C. 1925	D. 1930
II. Phần tự luận . ( 7 điểm ) 
 Câu 1 ( 3 điểm) 
Xu thế phát trển của thế giới sau chiến tranh lạnh ? Nhiệm vụ của Việt Nam trước xu thế đó ?
 Câu 2 (4 điểm ) 
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào? Nêu địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp?
-------------------------Hết--------------------------
Đáp án và biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm ) 
Câu 1 : Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm . 
1. C 2. B 3. B 4. A 5. C 6. B
II. Phần tự luận ( 7 điểm )
Câu 1 ( 3 điểm ) 
	* Xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh :( 2 điểm )
- Một là , xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.( 0,25 điểm )
- Hai là, sự tan rã của trật tự hai cực Ian –ta và thế giới đang tiến tới xá lập trật tự thế giới mới đa cực , nhiều trung tâm..( 0,5 điểm )
- Ba là ,sau chiến tranh lạnh và dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm .( 0,5 điểm)
- Bốn là , tuy hoà bình thế giới được củng cố song ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến .(0,25 điểm )
- Xu thế của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc bước vào thế kỉ XXI. ( 0,5 điểm )
* Nhiệm vụ của Việt Nam trước xu thế của thế giới : ( 1 điểm )
- Tranh thủ mọi thời cơ tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước , tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về mặt kinh tế để đa Việt Nam phát triển đi lên nếu không nắm bắt tốt thời cơ thì Việt Nam sẽ tụt hậu .
Câu 2. ( 4 điểm )
1.Giai cấp phong kiến : (1đ)
- Cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp .
- Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân . 
- Tăng cường áp bức bóc lột . 
đ Nhìn chung giai cấp phong kiến là đối tượng của cách mạng ( trừ một số đối tượng địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước ) . 
2. Giai cấp tư sản : (0,5đ)
- Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất . 
- Gồm hai bộ phận : 
+ Tầng lớp tư sản mại bản , có quyền gắn chặt với đế quốc ( đối tượng cách mạng) . 
+ Tầng lớp tư sản dân tộc , kinh doanh độc lập, thái độ chính trị cải lương, dễ thoả hiệp .3. Tầng lớp tiểu tư sản : (0,5đ)
- Hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất . Họ bị thức dân bạc đãi, chèn ép, kinh miệt , đời sống bấp bênh . 
- Quan trọng nhất là tầng lớp tiểu tư sản trí thức, họ hăng hái cách mạng, tiếp thu những tư tưởng văn hóa mới , là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc , dân chủ . 4. Giai cấp nông dân : (1đ)
- Chiếm 90% dân số . 
- Bị thực dân Pháp và phong kiến áp bức nặng nề. 
- Bị bần cùng hoá không lối thoát . 
- Họ là lực lượng cách mạng hùng hậu . 
5. Giai cấp công nhân : (1đ)
- Hình thành từ đầu thế kỷ XX, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, sống tập trung ở các đô thị và khu công nghiệp . 
- Có đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới và đặc điểm riêng : 
+ Chịu 3 tầng áp bức: đế quốc , phong kiến và tư sản . 
+ Gần gũi với nông dân . 
+ Kế thừa truyền thống yêu nước . 
- Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo cách mạng . 
------------------------Hết--------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_SU_9_HOC_KI_I.doc