Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phan Thùy Dương

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 568Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phan Thùy Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phan Thùy Dương
NS:	30/11/2016	
NG:
Tiết:	31
KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: LỊCH SỬ.
LỚP:8
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Yêu cầu học sinh: nắm kiến thức đã học
2. Về kĩ năng, năng lực thực hành: 
Rèn luyện cho HS: 
- Xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian.
- Trình bày vấn đề, phân tích, so sánh, tổng hợp, giaỉ thích và đánh giá vấn đề lịch sử.
3. Về tình cảm, thái độ, tư tưởng: 
- Trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên TG, có tinh thần quốc tế, vì hoà bình 
tiến bộ xã hội.
- Có niềm tin về sự phát triển của nhân loại và lịch sử dân tộc.
- Có những phẩm chất cần thiết của người công dân: Thái độ tích cực trong việc 
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với đất nước- cộng đồng; yêu LĐ; sống nhân ái, có 
kỉ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
4. Phát triển năng lực học sinh: 
- Phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử.
- Tự học, tự làm giàu tri thức LS cho HS thông qua các nguồn sử liệu khác nhau.
II. Hình thức kiểm tra.
Trắc nghiệm khách quan + Tự luận.
III.Thiết lập ma trận:
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Tên chủ đề:
Châu Á thế kỷ XVIII- Đầu thế kỷ XX.
Thời gian, sự kiện
nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
Trung Quốc
kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị
3
4
40%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
½
2
20%
1
0,5
5%
½
1
10%
Tên chủ đề:Cách mạng tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921-1941). 
Thời gian, sự kiện
Cách mạng tháng Mười Nga
ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
.
6
3,5
35%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
4
1
10%
1
0,5
5%
1
2
20%
Tên chủ đề: 
Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Thời gian, sự kiện
Nhận xét phong tào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
2
20%
2
2,5
25%
Tổng câu:
Tổng điểm:
Tổng tỷ lệ:
6
2
20%
½
2
20%
2
1
10%
½
1
10%
1
2
20%
1
2
20%
11
10
100%
IV. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 8
A/Trắc nghiệm:
I/ Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng.: (2 điểm)
1. Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ở vùng Đông Nam Á những nước nào là thuộc địa của Pháp?
A. Mã Lai, Miến Điện, Sin- ga-po.	C. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
B. In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Lào.	D. Mã Lai, Lào, Bru-nây.
2.Tại sao Trung Quốc lại được coi là "cái bánh ngọt" để các nước đế quốc xâu xé vào những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A.Trung Quốc có tiếng nói và thế lực trong quan hệ quốc tế thời bấy giờ.
B.Vì không một nước nào đủ mạnh để chiếm toàn bộ đất nước Trung Quốc rộng lớn nên phải chia sẻ nhau.
C.Mỗi nước đế quốc chỉ cần một vùng của Trung Quốc là đủ cho nhu cầu của chính quốc.
D.Nhà Thanh đủ mạnh để trấn áp và dàn xếp với các nước đế quốc.
3.Cách mạng tháng Mười Nga mang tính chất là: 
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới 	C. Cách mạng dân chủ tư sản.
 B. Cách mạng giải phóng dân tộc	D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa 
4. Trong giai đoạn 1926 - 1929, có những cuộc khởi nghĩa nào ở In-đô-nê-xi a?
A. Gia-va và Xu-ma-tơ-ra.	 C. Gia-các-ta và Gia-va. 
B. Gia-các-ta và Xu-ma-tơ-ra	 D. Gia-các-ta và Xu-ma-khơ
II/ Hãy nối cột A (thời gian ) với cột B (Sự kiện ) sao cho phù hợp: 
Cột A(thời gian )
Cột B(Sự kiện )
1. Ngày 23/2/1917(8/3/1917)
A. Cung điện Mùa Đông bị chiếm
2. Ngày 27/2/1917(12/3/1917)
B Lênin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa
3. Ngày 24/10/1917(6/11/1917)
C. . Công nhân chuyển từ bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang. 
4. Ngày 25/10/1917(7/11/1917)
D. 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát biểu tình. 
B/Tự luận:
Câu 1(3 điểm): Trình bày nội dung, kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị?
Câu 2(2 điểm): Nêu ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 3(2 điểm): Nhận xét phong tào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
V. Hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm)
Câu
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
A
TRẮC NGHIỆM
3 điểm
I
( 2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng.
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
C
B
D
A
Mỗi câu đúng/0,5đ
II/
( 1 điểm)
Nối cột A (thời gian ) với cột B (Sự kiện) 
Câu
1
2
3
4
Nối
D
C
B
A
Mỗi câu đúng/0,25đ
B/
TỰ LUẬN:
7 điểm
Câu 1:
( điểm)
* Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị
-Cuộc Duy Tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế. chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.
-Về kinh tế Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến..
-Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên năm kinh tế
-Về quân sự : Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...
* kết quả:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1đ
Câu 2:
( điểm)
*Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
-Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. 
-Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, 
-Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bứC.
-Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
( điểm)
*Nhận xét phong tào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
HS nhận xét theo ý hiểu của mình, nhưng cần đảm bảo nội dung:
-Kết quảt: các phong trào cuối cùng đều thất bại 
-Phạm vi:Phong trào lên cao, lan rộng khắp các nước, 
-Lãnh đạo cách mạng:giai cấp vô sản, 
-Từ năm 1940, phong trào chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
VI. Xem lại việc biên soạn đề và rút kinh nghiệm:
Đề ra đảm bảo đúng đối tượng, đứng thời gian, đúng nội dung kiến thức học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_I_8.docx