PHÒNG GD&ĐT KIÊN HẢI ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT LẠI SƠN MÔN LỊCH SỬ 8 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian: 45 phút MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917 và phần lịch sử thế giới hiện đại. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung đã học, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các bài học tiếp theo. - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Về kiến thức Yêu cầu HS cần : Chứng minh được sự kiện vua Sác lơ 1 bị xử tử ngày 30/1/1649 là đỉnh cao của cuộc CMTS Anh và CMTS Anh là cuộc cách mạng không triệt để. Trình bày được những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thong vận tải, nông nghiệp và quân sự ở thế kỉ XVIII – XIX. Giải thích được tại sao trong năm 1917 ở nước Nga lại nổ ra hai cuộc cách mạng? Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. Giải thích được vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. Về kĩ năng Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng so sánh, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện. Về tư tưởng, thái độ, tình cảm Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện lịch sử: Cuộc CMTS Anh; Sự phát triển của kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX; Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức: Tự luận 100% MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Câu 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên Chứng minh được: sự kiện vua Sác lơ bị xử tử là đỉnh cao của CMTS Anh; cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 3 điểm Tỷ lệ: 30% Số câu:1 Số điểm: 3 đ Tỷ lệ: 30% Câu 2: Sự phát triển của kỉ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX Nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự ở thế kỷ XVIII-XIX. Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 3 điểm Tỷ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm: 3 đ Tỷ lệ: 30% Câu 3: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga. Giải thích được vì sao trong năm 1917, ở nước Nga lại nổ ra hai cuộc cách mạng. Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: Số câu: 1/2 Số điểm: 1 điểm Tỷ lệ: 10% Số câu: 1/2 Số điểm:2 điểm Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 3 đ Tỷ lệ: 30% Câu 4: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) Giải thích được vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: Số câu:1 Số điểm: 1 điểm Tỷ lệ: 10% TỔNG Số câu:1,5 Số điểm: 4 điểm Tỷ lệ: 40% Số câu: 1.5 Số điểm: 3 điểm Tỷ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm: 3 điểm Tỷ lệ: 30% Số câu: 4 Số điểm: 10đ Tỷ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: LỊCH SỬ 8 Thời gian: 45 phút Câu 1: (3 điểm) Chứng minh rằng : Sự kiện ngày 30/01/1649 là đỉnh cao của cách mạng tư sản Anh? Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? Câu 2: (3 điểm) Nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự ở thế kỷ XVIII-XIX. Câu 3: (3 điểm) Vì sao trong năm 1917, ở nước Nga lại nổ ra hai cuộc cách mạng? Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga? Câu 4: (1 điểm) Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm 1 * Sự kiện vua Sác lơ I bị xử tử là đỉnh cao của cách mạng vì: - Lần đầu tiên một ông vua phong kiến bị đem ra xử tử trước toàn thể nhân dân. - Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, đứng đầu là Crôm-oen. - Lần đầu tiên một nhà nước cộng hòa ra đời, đưa nước Anh tiến lên kinh tế TBCN. *Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì: - Không tiêu diệt được chế độ phong kiến, vẫn duy trì chế độ quân chủ lập hiến, vẫn còn ngôi vua. - Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. - Chỉ đem lại quyền lợi cho tư sản và quý tộc mới. 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 2 *Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật ở thế kỷ XVIII –XIX: - Công nghiệp: + Phát minh ra máy hơi nước thúc đẩy ngành giao thông vận tải đường thuỷ và đường sắt ra đời. + 1807 Phơn-tơn đóng được tàu chạy thủy chạy bằng hơi nước có thể vượt đại dương. + 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa. + Giữa thế kỉ XIX , phát minh ra máy điện tín ở Nga, Mĩ. - Nông nghiệp: Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác. Phân hoá học và máy móc được sử dụng rộng rãi. - Quân sự: Nhiều vũ khí mới được sản xuất. => Làm chuyển biến nền sản xuất từ công nghiệp thủ công lên công nghiệp cơ khí. 1 đ 1 đ 0.5 đ 0.5 đ 3 * Trong năm 1917, ở Nga nổ ra 2 cuộc cách mạng vì: - Sau Cách mạng tháng Hai, mặc dù lật đổ được Nga hoàng, lật đổ chế độ phong kiến nhưng ở Nga lại tồn tại cục diện chính trị đặc biệt: tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: + Chính quyền Xô Viết + Chính phủ tư sản lâm thời. -Chính phủ lâm thời vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, làm cho đất nước khủng hoảng. - Vì vậy mà Lênin và Đảng Bôn sê vích chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời giành chính quyền về tay nhân dân lao động về tay những người vô sản. * Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười năm 1917: - Đối với nước Nga: làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu người dân Nga. - Đối với thế giới: + Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. + Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. 1 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 4 Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là vì tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932 Ru – dơ – ven đã thực hiện Chính sách mới. 1 đ Lưu ý: Để khuyến khích khả năng tự học của học sinh, đối với một số bài có sự tìm hiểu nghiên cứu sâu, rộng, khả năng lập luận tốt cần có điểm thưởng dựa trên thang điểm của từng câu.
Tài liệu đính kèm: