Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 478 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Kiên Giang

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 478 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Mã đề 478 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Kiên Giang
SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 5 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN LỊCH SỬ LỚP 12
Ngày thi: 21/12/2016
Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm)
4 7 8
Mã đề 478
Họ tên :...................................................... Số báo danh : ...............
Câu 1: Trong các nguyên tắc sau đây nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
	A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
	B. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết các dân tộc.
	C. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
	D. Hợp tác có hiệu quả giữa các thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 2: Kết quả có ý nghĩa lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
	A. thành lập được chính quyền kiểu mới “của dân, do dân, vì dân”.
	B. khối liên minh công - nông được hình thành.
	C. giáng đòn quyết liệt vào đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai.
	D. nhân dân lao động đã giành được chính quyền.
Câu 3: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam được Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định là
	A. đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
	B. làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản.
	C. thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
	D. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc và Việt gian.
Câu 4: Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
	A. Các nước Đông Nam Á đều trở thành nước công nghiệp mới.
	B. Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
	C. Các nước Đông Nam Á đều phát triển mạnh về kinh tế.
	D. Các nước Đông Nam Á đều gia nhập vào ASEAN.
Câu 5: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, sự kiện nào chứng tỏ quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hoà hoãn?
	A. Những cuộc gặp gỡ thương lượng giữa Liên Xô và Mĩ.
	B. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
	C. 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki.
	D. Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM).
Câu 6: Các nước thành viên đầu tiên của "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) gồm:
	A. Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha.
	B. Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lúcxămbua.
	C. Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia.
	D. Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha.
Câu 7: Đặc điểm chung của các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là
	A. các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
	B. các nước Đông Bắc Á đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
	C. các nước Đông Bắc Á đều là nước thắng trận.
	D. các nước Đông Bắc Á đều là nước độc lập, có chủ quyền.
Câu 8: Đặc điểm nổi bật trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 là
	A. sự xuất hiện và đấu tranh giữa các tổ chức cách mạng.
	B. đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng tư sản và cách mạng vô sản.
	C. sự xuất hiện và đấu tranh giữa ba tổ chức Cộng sản.
	D. chuẩn bị mọi mặt cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 9: Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công
	A. tàu vũ trụ.	B. tên lửa hành trình.
	C. tên lửa đạn đạo. 	D. vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. 
Câu 10: Hiệp ước nào đã đánh dấu bước khởi sắc của tổ chức ASEAN?
	A. Hiệp định Viêng Chăn.	B. Hiệp ước Phnôm Pênh.
	C. Hiệp ước Bali.	D. Tuyên bố Băng Cốc.
Câu 11: Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng như thế nào? 
	A. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
	B. Xác định đúng kẻ thù là đế quốc - phát xít.
	C. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
	D. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức Cộng sản năm 1929?
	A. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
	B. Mở ra bước ngoặt lịch sử to lớn cho cách mạng Việt Nam. 
	C. Là kết quả sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân ở Việt Nam.
	D. Chấm dứt sự khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
Câu 13: Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo còn có hạn chế lớn nhất là
	A. chưa đánh giá đúng thái độ cách mạng của các giai cấp.
	B. chưa nêu cao được vấn đề dân tộc lên hàng đầu.
	C. chưa đoàn kết dân tộc.
	D. chưa cô lập được kẻ thù.
Câu 14: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
	A. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.
	B. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
	C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
	D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây đúng nhất về lí do phong trào dân chủ 1936 - 1939 được coi là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945?
	A. Phong trào đã sử dụng phương pháp đấu tranh hiệu quả.
	B. Phong trào đã để lại bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
	C. Phong trào đã kết nối cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
	D. Phong trào đã xác định đúng kẻ thù của cách mạng.
Câu 16: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp khó khăn nào lớn nhất?
	A. Sự tàn phá nặng nề của cuộc chiến tranh.	B. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.
	C. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.	D. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
Câu 17: Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 mở đầu bằng sự kiện nào?
	A. Đón phái viên của Chính phủ Pháp sang Đông Dương.
	B. Vận động thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội.
	C. Thành lập các ủy ban hành động ở nhiều địa phương.
	D. Triệu tập Đông Dương đại hội.
Câu 18: Đặc điểm quan trọng nào đã đưa giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm lấy quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
	A. Có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân.
	B. Bị ba tầng áp bức, bóc lột.
	C. Kế thừa truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất của dân tộc.
	D. Sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 19: Trong các yếu tố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đâu là yếu tố khác biệt so với các Đảng Cộng sản khác trên thế giới?
	A. Phong trào yêu nước.	B. Phong trào nông dân.
	C. Phong trào công nhân.	D. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 20: Trong Cách mạng tháng Tám (1945), khởi nghĩa tại các đô thị thắng lợi lại có ý nghĩa quyết định nhất vì đây là nơi
	A. có nhiều thực dân, đế quốc và tay sai.
	B. đặt cơ quan đầu não chỉ huy của lực lượng cách mạng.
	C. tập trung các trung tâm chính trị, kinh tế của kẻ thù.
	D. có đông đảo quần chúng được giác ngộ.
Câu 21: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi? 
	A. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môzămbich và Ănggôla.
	B. Năm 1962, Angiêri giành được độc lập.
	C. Năm 1960, "Năm châu Phi" có 17 nước giành được độc lập.
	D. Năm 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.
Câu 22: Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 là
	A. thể hiện ý thức về quyền lợi kinh tế.
	B. chủ yếu đòi quyền lợi chính trị và kinh tế.
	C. chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, còn mang tính tự phát.
	D. thể hiện ý thức chính trị, mang tính tự giác.
Câu 23: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là
	A. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ các ngành khoa học cơ bản. 
	B. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
	C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
	D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không có trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
	A. Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ti thành những tập đoàn lớn. 
	B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
	C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
	D. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đang phát triển.
Câu 25: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người da đen ở Nam Phi là
	A. chủ nghĩa thực dân mới.	B. chủ nghĩa thực dân cũ.
	C. chủ nghĩa Apácthai. 	D. chủ nghĩa phát xít.
Câu 26: Văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc là
	A. Hiến chương. 	B. Quyết định của Hội đồng Bảo an.
	C. Bị vong lục.	D. Tuyên bố chung của Đại hội đồng.
Câu 27: Sau khi trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng
	A. đơn cực nhiều trung tâm.	B. đa cực một trung tâm.
	C. đơn cực một trung tâm.	D. đa cực, với sự vươn lên của các cường quốc lớn.
Câu 28: Nhân tố nào chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ của nửa sau thế kỉ XX?
	A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
	B. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi.
	C. Chiến tranh lạnh.
	D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 29: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại chủ yếu của Mỹ là
	A. thực hiện chiến lược toàn cầu, âm mưu thống trị thế giới.
	B. trung lập, không can thiệp vào các sự kiện quốc tế.
	C. quan hệ bình đẳng với các nước tư bản chủ nghĩa.
	D. hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 30: Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 xuất hiện trong khoảng thời gian nào?
	A. Từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
	B. Từ khi phát xít Nhật tiến hành đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
	C. Từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
	D. Trước khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
Câu 31: Hội nghị nào của Trung ương Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh?
	A. Hội nghị Trung ương tháng 7/1936.	B. Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.
	C. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941.	D. Hội nghị Trung ương tháng 11/1940.
Câu 32: Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1925 chủ yếu là
	A. đòi quyền lợi chính trị. 	B. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
	C. đòi quyền lợi kinh tế.	D. đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
Câu 33: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là gì?
	A. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
	B. Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi độc lập, dân chủ, hòa bình.
	C. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phong kiến tay sai.
	D. Chống đế quốc, chống phát xít, chống chiến tranh.
Câu 34: Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận nào?
	A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
	B. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
	C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
	D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 35: Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như thế nào?
	A. Hợp tác song phương.	B. Đối đầu căng thẳng do vấn đề Campuchia.
	C. Đối thoại, hợp tác cùng có lợi.	D. Đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.
Câu 36: “Chiến lược toàn cầu” do Tổng thống Mĩ nào đề ra?
	A. Kennơđi.	B. Truman.	C. Aixenhao.	D. Giônxơn.
Câu 37: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp các nhân tố nào?
	A. Chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân.
	B. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước và tư tưởng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
	C. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào yêu nước và tư tưởng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
	D. Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 38: Quốc gia trong tổ chức ASEAN đã trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á là
	A. Brunây.	B. Malaixia.	C. Thái Lan.	D. Xingapo.
Câu 39: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh?
	A. Quân đội Pháp.	B. Quân đội Liên Xô.	C. Quân đội Anh.	D. Quân đội Mĩ.
Câu 40: Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 có tác động đến xã hội nước ta là
	A. nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm.
	B. đời sống của tất cả các giai cấp, tầng lớp bần cùng, đói khổ, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
	C. lạm phát, đời sống nông dân điêu đứng.
	D. mâu thuẫn xã hội giữa thực dân Pháp với nông dân diễn ra gay gắt.
----- HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docde 478.doc