TRƯỜNG THPT A KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: LỊCH SỬ 11 ( Chương trình chuẩn) Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian giao đề A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 ĐIỂM ) 1: Đường lối :’’chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa’’ được đề ra A. thời kì nước Nga khủng hoảng B. Trong Luận cương tháng Tư của Lê – nin C. Thời kì cách mạng dân chủ tư sản tháng hai D. Thời kì bảo vệ chính quyền Xô viết 2: Hội nghị Vécxai – Oasinhtơn được tổ chức vào thời gian A 1918-1919 và 1920-1921 B 1920-1921 và 1922-1923 C 1919-1920 và 1921-1922 D 1922-1923 và 1924-1925 3: Chế độ độc tài phát xít là chế độ của A. Những thế lục phản động nhất, hiếu chiến nhất B. Những thế lực giàu có nhất C. Những thế lực phân biệt chủng tộc nhất D. Những thế lực xâm lược thuộc địa nhiều nhất 4: Trong Chính sách kinh tế mới đã thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng A. Thuế lương thực nộp bằng tiền B. Thuế lương thực nộp bằng công lao động C. Thuế lương thực nộp hàng tháng D. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật 5: Bốn nước đầutiên trong Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết là A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ B. Nga, U-crai-na, Et-xto-ni-a và Lít va C. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, Ca-dắc-xtan và Ngoại Cáp-ca-dơ D. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít va 6: Theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, các nước tư bản nào thu được hiều lợi nhuận nhất A. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản C. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha D. Pháp, Mĩ, I-ta-li-a , Bồ Đào Nha 7: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 trầm trọng nhất vào thời gian nào? A. 1929 B. 1930 C. 1931 D.1932 8: Nhân dân Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba bắt đầu từ năm nào? A. 1928 B. 1933 C. 1937 D. 1941 9: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới A. thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng C. Nhà nước kiểm soát tòn bộ nền nông nghiệp D. Nhà nước nắm các nghành kinh tế chủ chốt 10: Thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức gắn liền với sự kiện A. 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% B. 1919, Đảng Quốc xã thành lập C. 1933, Hít-le làm thủ tướng nước Đức D. 1933, Hin-đen-bua làm tổng thống nước Đức 11: Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nước Nga vào tình trạng A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng C. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính nước Nga D. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị-xã hội 12: Năm 1937, sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số quốc dân A. 77,4% B. 53% C 47% D. 28% 13. Đức tuyên bố rút khỏi hội Quốc Liên vào A. 7-1933 B. 10-1933 C. 3-1933 D. Đầu năm1934 14. Chính sách kinh tế mới được quyết định thực hiện bởi A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản B. Liên Xô C. Đảng Bôsêvích D. Lê-nin 15. Hít-le ban hành lệnh toorngr động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sư ở châu Âu vào năm A. 1938 B. 1935 C. 1934 D. 1933 16: Hít-le tuyên bố hủy bỏ hiến phápVaima vào năm nào ? A. 1938 B. 1935 C. 1934 D. 1933 B/ PHẦN TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM ) 1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. (1 điểm ) 2. Tại sao Lê-nin đề ra chính sách kinh tế mới? Nêu tác dụng chính sách kinh tế mới đối với Nga. (2 điểm ) 3. Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới ? 4. So sánh Cách mạng tháng hai và Cách mangj tháng Mười ở Nga. Hết.
Tài liệu đính kèm: