Đề cương lịch sử học kì 1 lớp 11

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1437Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương lịch sử học kì 1 lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương lịch sử học kì 1 lớp 11
Câu 1: Trình bày sự thành lập của Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908). Tính chất, ý nghĩa của pt đấu tranh 1905-1908 của nhân dân Ấn Độ?
- Giữa TK XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản Ấn Độ, họ bắt đầu vươn lên đòi tự do phát triển kinh tế nhưng bị Anh kiềm hãm chèn ép.
- 1885 chính Đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập
- Sau 20 năm đảng quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: phái ôn hòa ( chủ trương thỏa hiệp), phái cực đoan do Ti-Lắc đứng đầu và kiên quyết chống Anh
- 1905 Anh thi hành chính sách chia đôi sứ Ben-gan hành động này khiến nhân dân Ấn Độ căm phẩn nhiều cuộc biểu tình nổ ra
- 1908 Anh bắt giam Ti-lắc sự kiện này đã thổi bùng lên đợt đấu tranh mới.
- 7/1908, công nhân Bom-bay tổ chức bãi công, cao trào này mang đậm ý thức dân tộc.
Tính chất và ý nghĩa :
- Cao trào 1905 – 1908 thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh. Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một đất nước Ấn Độ độc lập và dân chủ. Phong trào đã đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu tk XX.
Câu 2: Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân TQ từ giữa TK XIX – đầu TK XX. Em có nhận xét gì về các phong trào trên?
Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Duy tân Mậu Tuất
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Diễn biến
Nổ ra 1/1/1851 ở Kim Điền, sau đó lan rộng kéo dài suốt 14 năm (1851 – 1864 )
-> thất bại
21/9/1898, phong trào duy tân diễn ra được 100 ngày, Từ Hi làm cuộc chính biến bắt vua Quang Tự, thu ấn, bắt và xử tử những người lãnh đạo
1899, bùng nổ ở Sơn Đông lan rộng ra Trực Lê, SƠn Tây. Nghĩa quân tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Sau đó bị liên quân 8 nước đàn áp.
Lãnh đạo
Hồng Tú Toàn
Khang Hữu Vi
Lương Khải Siêu
Vua Quang Tự
Nông dân
Lực lượng
Nông dân
Quan lại, sĩ phu tiến bộ, yêu nước
Nông dân
Tính chất
Ý nghĩa
Là phong trào nông dân lớn nhất Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ được đề ra. Làm lung lây chính quyền phong kiến Mãn Thanh
Cải cách dân chủ, tư sản khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc
Là phong trào yêu nước, cuộc khởi nghĩa vũ trang chống đế quốc, giáng đòn mạnh vào đế quốc
Nhận xét: Các phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt với nhiều hình thức ( khởi nghĩa nông dân ( khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc); cai cách Duy tân ( của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu), khởi nghĩa vũ trang...) nhưng tất cả đều thất bại. Nguyên nhân thất bại là do:
  + Chưa có tổ chức chính Đảng lãnh đạo.
 + Sự chênh lệch về lực lượng.
  + Sự bảo thủ , hèn nhát của triều đình phong kiến.
  + Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp.
Câu 3: Trình bày những nét chính của khu vực Mĩ Latinh TK XIX- đầu TK XX. Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?
- Ngay từ TK XVI, XVII đa số các nước Mĩ Latinh đều trờ thành thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân cuộc đấu tranh giành độc lập của dân Mĩ Latinh. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh đã diễn ra quyết liệt và nhiều nước giành được độc lập ngay từ đầu TK XIX
- Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở Mĩ Latinh:
Khởi nghĩa ở Ha-i-ti (1791-1804) => sự ra đời của cộng hào da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh
Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Áchentina (1816), Mê-hi-co và Pêru (1821)
Chỉ hơn 2 thập kỷ đầu TK XIX, các quốc gia độc lập ở Mĩ Latinh được hình thành. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Châu Âu
- Sau khi giành độc lập, nhân dân Mĩ Latinh lại phải tiếp tục đấu tranh chốn lại chính sách bành trường của Mĩ đối với khu vực này.
Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latin:
- Năm 1823, vì muốn độc chiếm khu vực Mĩ Latinh, Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô : “ Châu Mĩ của người châu Mĩ”. Đến năm 1889, tổ chức “ Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” được thành lập dưới sự chỉ huy của chính quyền Oa-sinh-tơn.
- Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để sau đó chiếm Phi-líp-pin, Cu Ba,
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chính sách “ ch ếc gậy lớn” và “ Ngoại giao đồng đô la”.
-> Mĩ đã biến các khu vực Mĩ Latinh trở thành sân sau của mình.
Câu 4: Nét nối bật trong giai đoạn thừ hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là gì? Vì sao Mĩ tham chiến muộn? 
+ 2-1917 Cách mạng tháng Hai diễn ra , phong trào cách mạng ở các nước dâng cao buộc Mĩ phải tham chiến và đúng về phe hiệp ước (4-1917), vì thế phe liên minh liên tiếp thất bại
- Từ cuối năm 1918, phe hiệp ước liên mở các dợt tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hang : Bun-ga-ri(29-9), Thổ Nhĩ Kì(30-10), Áo-Hung(2-11)
- 11-11-1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất sự thất bại của phe liên minh
Mĩ tham chiến muộn vì:
-Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho hai phe để thu lợi nhuận về mình và khi chiến tranh kết thúc dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều suy yếu còn Mĩ thì lại khẳng định được ưu thế của mình trên. Nhưng đến năm 1917 phong trào cách mạng tới đây dâng cao, khi đó Mĩ thấy cần thiết để kết thúc chiến tranh nên đã đứng về phe hiệp ước
Câu 5 : Trình bày sự phát triển của văn hóa buổi đầu thời cận đại?
-  Đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng, tấn công vào thành trì phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản.
Văn học:
+ Cooc-nây là đại biểu of thể loại bi kịch cổ điển Pháp
+ Laphôngten là đại biểu of thể loại ngụ ngôn
+Môlye là đại biểu of thể loại hài kịch
Âm nhạc:
+ Môda thiên tài âm nhạc Áo
+ Bettoven thien tài am nhạc Đức
Hội họa
Rem-bran (1606 – 1669) là họa sĩ,nhà đồ họa người Hà Lan.
Tư tưởng: các nhà khai sáng XVII-XVIII được xem như những người đi trước dọn đường cho Cách mạng tư sản Pháp 1789 thắng lợi.
+ Đó là Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755), Vôn-te(1694 – 1778), Rútxô, Mê-li-ê và nhóm Bách khoa toàn thư (Đi-đơ-rô).
Câu 6: Trình bày tình hình nước Nga trước Cách mạng 1917?
-Chính trị: Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế với sự thống trị của Nga hoàng và những tàn tích của chế độ phong kiến
-Kinh tế : kiệt quệ vì chiến tranh
-Xã hội: nước Nga được xem như là nhà tù của các dân tộc vs sự thống trị tàn bạo của Nga hoàng với hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga
Từ tình hình trên Nga trở thành nơi tập trung các mâu thuẫn gay gắt của thời đại :
+ nhân dân >< địa chủ
+ công nhân>< chủ tư bản
+ hơn 100 dân tộc >< chế độ Nga hoàng
Câu 7: Cách mạng tháng Hai năm 1917 diễn ra như thế nào và đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
- 2-1917(8-3) bùng nổ cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân tại thủ đô Pê- tơ-rô-grát
-Lãnh đạo là Đảng Bônsêvích
-Lực lượng tham gia : công nhân, nhân dân, binh lính
- Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Quân khởi nghĩa chiếm các công sở, bắt giam Bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng
Nhiệm vụ:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Tạo ra 2 cục diện chính quyền song song cùng tồn tại:
Chính quyền Xô viết (giai cấp vô sản)
Chính phủ tư sản lâm thời ( giai cấp tư sản)
+ Nga trở thành nước cộng hòa đầu tiên.
Câu 8: Vì sao năm 1917 ở nước Nga đã diễn ra 2 cuộc cách mạng?
Vì kết quả của cuộc cách mạng tháng Hai thắng lợi tuy nhiên trong thời gian đó nước Nga thành lập 2 chính quyền song song tốn tại : chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Xô Viết đại diện cho công nhân, nông dân, binh lính mà 2 chính quyền này đại diện cho lợi ích của 2 giai cấp hoàn toàn khác nhau nên không thể cùng nhau tồn tại. trước tình hình dất nước đang rối rắm Lênin đã trở vềnước cùng với Đảng Bônsêvích chuẩn bị kế hoạch để tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời
Câu 9: Hãy trình bày cuộc cách mạng tháng mười Nga 1917 và ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng mười Nga?
- Lãnh đạo Đảng Bônsêvích dứng đầu là Lênin
-Đêm 24-10(6-11) khởi nghĩa bắt đầu
- 25-10(7-11) tấn công cung điện Mùa Đông bắt giữ toàn bộ chính phủ lâm thời (trừ thủ tướng Kê-ren-xki) => khởi nghĩa thắng lợi ở Pê- tơ-rô-grát
-Đầu năm 1918 Cách mạng thắng lợi trên phạm vi cả nước với sự thành lập của chính quyền Xô Viết từ trung ương đến địa phương
Ý nghĩa :
-Cách mạng tháng mười đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình dất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Một kỉ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ dất nước và vận mệnh của mình
-Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. 
Câu 10: Nêu hoàn cảnh, nội dung của chính sách kinh tế mới? Tác động của chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế của Nga?
- 1921 Nga bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn nền kinh tế bị tàn phá, chính trị thì không ổn định
- 3-1921 Lênin đã đề ra chính sách kinh tế mới bao gồm các nội dung quan trọng về nông nghiệp , công thương nghiệp và tiền tệ , trong đó quan trọng là thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, cho phép tự do buôn bán nhằm khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa nông thôn và thành thị, tư nhân và tư bản nước ngoài được khuyến khích bỏ vốn đầu tư kinh doanh ở Nga dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt
Tác động : 
Chính sách kinh tế mới thu nhiều kết quả to lớn như kinh tế được khôi phục và đưa lai sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước
Câu 11: Nêu những thành tựu của Lien Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941)?
- Từ năm 1928 Liên Xô bắt đầu thực hiện các kế hoạch 5 năm phát triển dài hạn. sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1933-1937) đều được hoàn thành trc thời hạn và LX đã dạt được nhiều thành tựu to lớn:
+ Liên Xô từ một nước công nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,7% tổng sản lượng quốc dân
+ Nông nghiệp : Tiến hành tập thể hóa với sự tham gia of 93% số nông hộ, chiếm 90% diện tích đất canh tác cùng vs sự cơ giới hóa nông nghiệp
+ VH- GD: Liên Xô đã thanh toán được nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân nền văn hóa-nghệ thuật Xô Viết ( văn học, điện ảnh, âm nhạc)
+ Xã hội : Giai cấp bị bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
- Bên cạnh những thành tựu to lớn, Liên Xô cũng phạm phạm một số sai lầm, thiếu sót như: kg cpoi trọng nguyen tắc tự nguyện của nông dân trong tập thể hóa, chưa chú ý đến việc đảm bảo và nâng cao đời sống nhân dân
+ Ngoại giao:
- sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền XôViết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoai giao với một số nước trong khu vực châu Á và châu Âu
- Từ 1921, khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước, Liên Xô đã kiên trì đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế và cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc, khẳng định địa vị quốc tế của nhà nước Xô Viết
- Đầu năm 1925, Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với trên 20 quốc gia, trong đó có các nước lớn như Đức, Anh, Pháp ,italia,Nhật. riêng với Mĩ mãi tới năm 1933.
GOOD LUCK!!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_lich_su_11_hoc_ki_1.doc