Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 688 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 688 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 688 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
Mã đề thi: 688
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
Họ và tên thí sinh:.... Số báo danh:
Câu 1: Trước cuộc cách mạng năm 1917, thể chế chính trị ở Nga là
A. quân chủ chuyên chế.	B. quân chủ lập hiến.
C. dân chủ tư sản.	D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở Đông Nam Á nước nào không bị biến thành thuộc địa và giữ được độc lập?
A. Mã Lai.	B. Phi-líp-pin.	C. Việt Nam.	D. Xiêm.
Câu 3: Sự kiện nào sau đây đã mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức?
A. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%.
B. Năm 1919, Đảng quốc xã Đức được thành lập.
C. Năm 1933, Hít-le làm thủ tướng nước Đức.
D. Năm 1934, Hin-đen-bua qua đời.
Câu 4: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào?
A. Công nhân.	B. Tiểu tư sản.	C. Tư sản.	D. Nông dân.
Câu 5: Năm 1933, cường quốc tư bản chủ nghĩa nào đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô?
A. Mĩ.	B. Pháp.	C. Anh.	D. Đức.
Câu 6: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của
A. chủ nghĩa xã hội.	B. chủ nghĩa phát xít.	C. chủ nghĩa tư bản.	D. chế độ phong kiến.
Câu 7: Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước
A. Châu Á.	B. Châu Âu.	C. Châu Mĩ.	D. Mĩ Latinh.
Câu 8: Năm 1917, Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bônsêvích, sau này đi vào lịch sử với tên gọi
A. Luận cương tháng năm.	B. Luận cương tháng tư.
C. Luận cương tháng sáu.	D. Luận cương tháng ba.
Câu 9: Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng?
A. Pháp.	B. Italia.	C. Nga.	D. Anh.
Câu 10: Học thuyết Tam dân của ai?
A. Lương Khải Siêu.	B. Khang Hữu Vi.	C. Tôn Trung Sơn.	D. Tưởng Giới Thạch.
Câu 11: Đầu thế kỉ XX, Mĩ đã khống chế, biến khu vực Mĩ Latinh trở thành
A. sân sau của Mĩ.	B. đồng minh của Mĩ.
C. khu căn cứ quân sự của Mĩ.	D. thuộc địa của Mĩ.
Câu 12: Đặc điểm nổi bật của các nước đế quốc “trẻ” vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là
A. có sức mạnh về quân sự.
B. đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, nhưng lại có quá ít thuộc địa.
C. có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
D. mới phát triển.
Câu 13: Trong cải cách giáo dục năm 1868 ở Nhật Bản, nội dung nào được chú trọng trong chương trình giảng dạy?
A. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo.	B. Nội dung về pháp luật.
C. Nội dung về văn học, nghệ thuật.	D. Nội dung về khoa học - kĩ thuật.
Câu 14: Với điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc đã thực sự trở thành nước
A. thuộc địa.	B. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
C. phong kiến, nửa thuộc địa.	D. phong kiến.
Câu 15: Hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. vũ trang tự vệ.	
B. chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. 
C. khởi nghĩa từng phần.	
D. biểu tình thị uy.
Câu 16: Mục tiêu nào sau đây không phải là mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh hội?
A. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
B. Đánh đổ Mãn Thanh.
C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.
D. Đánh đổ đế quốc.
Câu 17: Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất mang tên
A. trật tự Vécxai – Oasinh tơn.	B. trật tự hai cực Ian ta.
C. trật tự hai cực nhiều trung tâm.	D. trật tự đơn cực.
Câu 18: Các nước đế quốc đã căn bản hoàn thành việc phân chia châu Phi vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XX	B. Cuối thế kỉ XX.	C. Giữa thế kỉ XX.	D. Cuối thế kỉ XIX.
Câu 19: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX là
A. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.	B. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. chủ nghĩa đế quốc phong kiến.	D. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 20: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ giữ địa vị thống trị ở hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. phong kiến.	B. tư bản.	C. xã hội chủ nghĩa.	D. chiếm nô.
Câu 21: Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc thiên tài người nước nào?
A. Đức.	B. Anh.	C. Áo.	D. Mĩ.
Câu 22: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe
A. Đức, Pháp, Nhật.	B. Anh Pháp, Nga.	C. Anh, Pháp, Mĩ.	D. Đức, Áo - Hung.
Câu 23: Vai trò của Ấn Độ trong hệ thống thuộc địa của thực dân Anh?
A. Trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.
B. Trở thành căn cứ quân sự quan trọng ở Đông Nam Á.
C. Trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa.
D. Trở thành nơi giao lưu buôn bán lớn nhất.
Câu 24: Cuộc khởi nghĩa nào thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
A. Khởi nghĩa Com-ma-đam.	B. Khởi nghĩa Pu-côm-pô và A-cha-xoa.
C. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc.	D. Khởi nghĩa Chậu- pa- chay.
Câu 25: Phong trào đấu tranh nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là
A. cuộc Duy tân Mậu Tuất.	B. phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
C. cách mạng Tân Hợi.	D. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
Câu 26: Tại sao Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng việc thiết lập chế độ độc tài phát xít?
A. Do kinh tế những nước này không phát triển.
B. Do những nước này có sức mạnh về kinh tế - quân sự.
C. Do những nước này có nhiều thuộc địa.
D. Do những nước này không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường.
Câu 27: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 mang tính chất là 
A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản.	B. cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.	D. cuộc cách mạng văn hóa.
Câu 28: Năm 1884, Pháp buộc Cam-pu-chia kí hiệp ước biến Cam-pu-chia thành
A. thuộc địa.	B. vùng đất bảo hộ.
C. nửa thuộc địa.	D. thuộc địa, nửa phong kiến.
Câu 29: Chính sách cải cách của Ra-ma V đã tạo điều kiện cho Xiêm phát triển theo hướng
A. tư bản chủ nghĩa.	B. xã hội chủ nghĩa.	C. cộng hòa.	D. quân chủ lập hiến.
Câu 30: Thách thức đặt ra cho nước Nhật cuối thế kỉ XIX là
A. nạn đói diễn ra trầm trọng.
B. các nước phương Tây dùng áp lực quân sự đòi Nhật phải “mở của”.
C. Trung Quốc chuẩn bị xâm lược Nhật Bản.
D. chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng.
Câu 31: Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. thành lập các Xô viết đại biểu.	B. lật đổ được chính phủ tư sản lâm thời.
C. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế.	D. thành lập chính phủ tư sản lâm thời.
Câu 32: Mục tiêu chung của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là
A. phát triển kinh tế.
B. chống lại các nước phương tây do Mĩ đứng đầu.
C. xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
D. hợp tác về chính trị - xã hội.
Câu 33: Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là
A. để lại bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.
B. giúp Việt Nam có thêm đồng minh.
C. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
D. giúp đỡ Việt Nam về quân sự.
Câu 34: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. chính nghĩa đối với phe Liên minh.
B. đế quốc, xâm lược, phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.
C. chính nghĩa đối với phe Hiệp ước.
D. đế quốc, xâm lược.
Câu 35: Cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật diễn ra dưới hình thức nào?
A. Nội chiến.	B. Thống nhất quốc gia.
C. Cải cách, duy tân.	D. Chiến tranh giành độc lập.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 11_MA 688.doc