Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2010-2011 đề thi môn: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1184Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2010-2011 đề thi môn: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2010-2011 đề thi môn: lịch sử thời gian làm bài: 180 phút
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-----------------------
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-------------------------
Câu 1 (1,0 điểm)
	Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
Câu 2 (1,5 điểm)
Trình bày ngắn gọn những hoạt động cách mạng của Lê-nin từ tháng 4 - 1917 đến tháng 12 - 1922.
Câu 3 (2,0 điểm)
	Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp có chính sách đối ngoại như thế nào khi chủ nghĩa phát xít có những hành động xâm lược, chuẩn bị chiến tranh thế giới? 
Câu 4 (1,5 điểm)
	Những nét chính về tình hình chiến sự ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 12/1941 đến tháng 8/1945. 
Câu 5 (2,0 điểm)
Những điểm nổi bật và kết cục của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX.
Câu 6 (2,0 điểm )
	Làm rõ cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm 1918.
------------------Hết----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2010-2011
 MÔN: LỊCH SỬ 
Dành cho học sinh các trường THPT Chuyên
(Đáp án- Thang điểm có 03 trang)
-------------------------------------
Câu
Đáp án
Điểm
1
Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
1,0
- Tính chất: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
0,25
- Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. 
0,5
- Hạn chế: Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
0,25
2
Trình bày những hoạt động cách mạng của Lê-nin từ tháng 4 - 1917 đến tháng 12 - 1922.
1,5
- Tháng 4-1917 Lê-nin trình bày Luận cương tháng Tư chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa...
0,25
- Đầu tháng 10-1917 Lê-nin về Pê-tơ-rô-grát trực tiếp chỉ đạo cách mạng vạch ra kế hoạch khởi nghĩa...tấn công cung điện Mùa Đông...lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương trong cả nước, giành thắng lợi hoàn toàn vào tháng 3-1918.
0,25
- Ngày 25-10-1917 Lê-nin tổ chức Đại hội Xô viết toàn Nga tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
0,25
- Lê-nin lãnh đạo chính phủ Xô viết công bố Tuyên ngôn về quyền các dân tộc, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao.
0,25
- Năm 1919 ban hành chính sách Cộng sản thời chiến... cùng với các đảng cộng sản thành lập Quốc tế Cộng sản là trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.
0,25
- Tháng 3 - 1921 Lê-nin đề xướng chính sách Kinh tế mới bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp....
0,25
3
Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp có chính sách đối ngoại như thế nào khi chủ nghĩa phát xít có những hành động xâm lược, chuẩn bị chiến tranh thế giới? 
2,0
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, chủ nghĩa phát xít ra đời...âm mưu chống Quốc tế Cộng sản, gây chiến tranh thế giới. Trước hành xâm lược của chủ nghĩa phát xít, các nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp không có đường lối hành động chung.
0,25
- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước tư bản dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh song bị khước từ. Ngày 23-8-1939, Liên Xô ký với Đức hiệp ước không xâm phạm nhau
0,5
- Mĩ theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ
0,25
- Anh - Pháp lo sợ bành trướng của chủ nghĩa phát xít, thù ghét Chủ nghĩa cộng sản, không liên kết với Liên Xô, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình.
0,25
- Tại Hội nghị Muy-ních (29/9/1938) không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, một hiệp định đã được kí kết. Theo đó, Anh - Pháp trao vùng Xuy-đét Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.
0,25
- Khi Đức đòi cảng Đăng-dích, Anh, Pháp thấy không thể nhượng bộ tiếp nên đã ký với Ba Lan và các nước châu Âu các hiệp ước liên minh...Như vậy thái độ nhượng bộ của các nước tư bản dân chủ không cứu được hòa bình mà còn khuyến khích phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
0,5
4
Những nét chính về tình hình chiến sự ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 12/1941 đến tháng 8/1945. 
1,5
- 7/12/ 1941 Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ tại Trân Châu cảng, Mĩ tuyên chiến với Nhật, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.
0,25
- Từ tháng 12/1941, Nhật Bản mở hàng loạt các cuộc tấn công vào các nước Đông Nam Á và bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương...
0,25
- Từ năm 1944, liên quân Anh - Ấn và Mĩ - Hoa phản công chiếm lại các thuộc địa của Nhật ở Đông Nam Á...
0,25
- Từ cuối năm 1944, Mĩ tiến hành các cuộc ném bom ồ ạt xuống Nhật Bản. Quân Mĩ đánh chiếm các đảo cực Nam của lãnh thổ nước Nhật
0,25
- Ngày 6/8 và 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản...
0,25
- Ngày 8/8/1945 Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật BảnNgày 15/8/1945. Nhật Bản chính rhức đầu hàng đồng minh không điều kiện.
0,25
5
Những điểm nổi bật và kết cục của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX.
2,0
1. Những điểm nổi bật của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. 
- Từ những năm 60 của thế kỷ XIX, nhiều quan lại sĩ phu tiến bộ thức thời như Đinh Văn Điền, Trần Đình Túc, Nguyễn Trường Tộ...đã đưa ra các đề nghị duy tân.
0,25
- Những điểm nội bật của các đề nghị cải cách duy tân....
+ Cải cách duy tân xuất phát từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với sự xâm lược của tư bản phương Tây.
0,5
+ Yếu tố duy tân ( học tập, làm theo cái mới) được chú trọng.
0,25
+ Đề cập đến nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đối ngoại, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật, trong đó tập trung nhất là vấn đề kinh tế.
0,5
2. Kết cục
- Hầu hết các đề đề nghị cải cách đã không thực hiện được do triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp không chịu thay đổi.
0,25
- Có tác dụng tấn công vào các tư tưởng bảo thủ và chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu duy tân sôi nổi, rộng khắp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
0,25
6
Làm rõ cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm 1918.
2,0
- Cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng: các phong trào đấu tranh của nhân dân ta không xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng, phương pháp đấu tranh để nhằm giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam lúc đó...
0,25
- Cuối thế kỷ XIX: phong trào Cần vương chống Pháp theo hệ tư tưởng phong kiến ... hạn chế trong việc xác định mục tiêu đấu tranh chống Pháp lập lại chế độ phong kiến, phương pháp đấu tranh bạo động vũ trang mang tính thủ hiểm, các phong trào thiếu sự phối hợp thống nhất...phong trào thất bại chấm dứt hoàn toàn con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phon kiến.
0,5
- Phong trào nông dân Yên Thế ( 1884-1913): Phong trào tự phát của nông dân chống chính sách bình định của Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình. Phong trào còn hạn chế trong xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh..sau 30 năm phong trào thất bại.
0,25
- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sỹ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ khởi xướng: Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân...chống Pháp dưới nhiều hình thức khác nhau cải cách, bạo động, hạn chế trong xác định kẻ thù, mục tiêu đấu tranh, tập hợp lực lượng.....phong trào thất bại.
0,5
- Phong trào trong những năm chiến tranh thế giới nổ ra: Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên, Hội kín ở Nam kỳ...của binh lính, của nông dân thể hiện sự bế tắc trong đường lối đấu tranh ...đã nhanh chóng thất bại.
0,25
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tất cả các phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta diễn ra liên tục nhưng đều thất bại. Nguyên nhân chính là thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn ..do đó phong trào yêu nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về đường lối cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
0,25
Lưu ý: Trên đây chỉ là kiến thức cơ bản mà làm bài học sinh cần phải đề cập đến. Giám khảo chỉ cho điểm tối đa các ý khi thí sinh làm bài trình bày đủ nội dung, chính xác, rõ ràng, bố cục chặt chẽ theo yêu cầu của bài HSG.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc