Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 939 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 939 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 10 - Mã đề 939 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ 939
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..................................................................................................... SBD: ............................. 
Câu 1: Nỗi khổ nhục nhất của người nông nô trong các lãnh địa phong kiến là gì?
A. Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô.
B. Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến.
C. Nông nô bị phụ thuộc về thân thể vào lãnh chúa.
D. Nông nô bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa, không được tự ý bỏ đi khỏi lãnh địa.
Câu 2: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
A. Chuyên chế cổ đại	B. Dân chủ
C. Quân chủ chuyên chế	D. Cộng hoà
Câu 3: Các cư dân phương Đông đã sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước nhờ
A. sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.	B. sự phát triển của nền kinh tế thủ công nghiệp.
C. sự ra đời của công cụ bằng sắt.	D. sự phát triển của nền kinh tế thương nghiệp.
Câu 4: Năm 1380, vua Minh Thái Tổ quyết định bỏ chức gì ở triều đình?
A. Quan văn, Quan võ	B. Thừa tướng, Quan văn.
C. Thừa tướng, Thái úy.	D. Quan võ, Thái úy.
Câu 5: Khoảng 4 vạn năm trước đây đã diễn ra sự kiện nào?
A. Người vượn cổ xuất hiện.	B. Người tối cổ xuất hiện.
C. Người vượn xuất hiện.	D. Người tinh khôn xuất hiện.
Câu 6: Chính sách đối ngoại tiến bộ nhất của Lào thế kỷ XVII là gì?
A. Xây dựng quân đội tương đối mạnh để bảo vệ đất nước.
B. Xây dựng Lào thành trung tâm phật giáo để quan hệ tốt với các nước.
C. Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, chống quân xâm lược Mianma.
D. Trao đổi, buôn bán với các nước láng giềng được mở rộng.
Câu 7: Lãnh địa phong kiến là gì?
A. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.	B. Vùng đất rộng lớn của nông dân.
C. Vùng đất rộng lớn của quý tộc, địa chủ.	D. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
Câu 8: Biểu hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh là gì?
A. Đã xuất hiện hình thức bao mua trong nông nghiệp.
B. Đã xuất hiện quan hệ giữa chủ và thợ trong thủ công nghiệp.
C. Đã có lao động làm thuê trong công nghiệp.
D. Đã có lao động làm thuê trong nông nghiệp.
Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng thời đá mới?
A. Con người đã biết sử dụng kim loại.	B. Con người biết sử dụng đá mới làm công cụ.
C. Con người biết săn bắn, hái lượm, đánh cá.	D. Con người biết trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 10: Vị trí xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. trên các đảo lớn và cùng rất nhiều đảo nhỏ.
B. trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi.
C. nơi đất đai mềm và tơi xốp.
D. những đồng bằng ven sông.
Câu 11: Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông là do
A. kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa.
B. nhu cầu trị thủy các dòng sông và xây dựng các công trình thủy lợi, chống ngoại xâm.
C. điều kiện tự nhiên cách trở, có nhiều đồi núi chia cắt, dân không sống tập trung, kinh tế công thương phát triển
D. nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung ở các thành thị.
Câu 12: Các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại phương Đông đồ sộ để
A. thể hiện sức mạnh của đất nước. 	B. thể hiện tình đoàn kết dân tộc.
C. thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua.	D. thể hiện sức mạnh của thần thánh.
Câu 13: Công cụ bằng sắt xuất hiện ở Hy Lạp - Rôma vào thời gian nào?
A. khoảng 500 năm TCN.	B. khoảng đầu thiên niên kỷ II TCN.
C. khoảng 300 năm TCN.	D. khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN.
Câu 14: Nhà Minh bỏ chức Thừa tướng, Thái úy và thay vào đó là chức gì?
A. Quan văn, quan võ.	B. Không thay chức nào cả.
C. Các quan Thượng thư phụ trách các bộ.	D. Tiết độ sứ.
Câu 15: Thời gian từ 1206 - 1526 là thời kì tồn tại của Vương triều nào ở Ấn Độ?
A. Vương triều Mô-gôn	B. Vương triều Hồi giáo Đê-li
C. Vương triều Gúp-ta	D. Vương triều Hác-sa
Câu 16: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người gốc ở đâu lập nên?
A. Mông Cổ.	B. Trung Quốc.	C. Ấn Độ.	D. Thổ Nhĩ Kì.
Câu 17: Chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Tây khác gì so với chữ viết của các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Họ viết chữ với ký hiệu đơn giản.	B. Họ có hệ chữ số để đánh các đề mục.
C. Họ có hệ chữ cái Rôma.	D. Họ có chữ viết cổ nhưng là chữ tượng hình.
Câu 18: Vương triều Hồi giáo Đêli được hình thành ở Ấn Độ như thế nào?
A. Người Ấn Độ đã áp đặt Hồi giáo vào những cư dân ở Ấn Độ theo Hinđu giáo.
B. Người Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống, lập ra vương triều mới để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống.
D. Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập ra vương quốc Hồi giáo đóng đô ở Đêli.
Câu 19: Ai là người lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Minh?
A. Trần Thắng.	B. Ngô Quảng.
C. Lý Tự Thành.	D. Chu Nguyên Chương.
Câu 20: Đặc điểm kinh tế của cư dân Hy Lạp – Rôma cổ đại là
A. thủ công nghiệp.	B. nông nghiệp.
C. nông nghiệp và thương nghiệp.	D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 21: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?
A. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.
B. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang để cho nông nô sản xuất.
C. Nông nô sản xuất ra hàng hóa và tự do bán ra bên ngoài lãng địa.
D. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức dã man.
Câu 22: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là công trình nào?
A. Ăng-co Vát	B. Bay–on	C. Ăng-co Thom	D. Thạt Luổng
Câu 23: Nhà Minh tồn tại ở Trung Quốc trong thời gian nào?
A. 1271-1368.	B. 1271-1279.	C. 1368-1544.	D. 1368-1644.
Câu 24: Thế kỷ XIII, dòng tôn giáo nào được truyền bá vào nước Lào?
A. Hinđu giáo	B. Phật giáo Tiểu thừa.	C. Ấn Độ giáo.	D. Phật giáo Đại thừa.
Câu 25: Nguyên tắc“hưởng thụ bằng nhau” trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ khi nào?
A. Xuất hiện gia đình phụ hệ.	B. Xuất hiện tư hữu.
C. Xuất hiện công cụ bằng kim khí	D. Xuất hiện sản phẩm dư thừa thường xuyên.
Câu 26: Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến thời Hi Lạp – Rôma mới thực sự trở thành khoa học?
A. Vì nó đặt nền móng cho sự phát triển của toán học sau này.
B. Vì nó giúp con người hiểu biết chính xác tuyệt đối và ứng dụng có hiệu quả thành tựu của khoa học vào cuộc sống.
C. Vì nó có độ chính xác cao, đạt tới trình độ khái quát thành những định lý định đề gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học thiên tài..
D. Vì nó được sử dụng cho Hy Lạp - Rôma đến tận bây giờ.
Câu 27: Đặc trưng của kiến trúc Hồi giáo là
A. hình tháp nhọn, có mái đồ sộ.
B. mái tròn, cửa vòm có tháp nhọn, sâu rộng và hoàn toàn không có hình tượng con người.
C. hình khối đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua.
D. được làm tỉ mỉ, công phu tinh xảo đến từng chi tiết.
Câu 28: Lãnh chúa giao ruộng đất cho nông nô, nhưng chia làm hai phần: một phần gọi là “đất khẩu phần” nghĩa là
A. nông nô làm không công cho lãnh chúa.
B. nông nô cày cấy và hưởng lợi trên mảnh đất đó.
C. nông nô canh tác nhưng toàn bộ hoa lợi thuộc về lãnh chúa.
D. nông nô canh tác phải nộp thuế cho lãnh chúa.
Câu 29: Biểu hiện nào dưới đây không có trong cuộc sống của lãnh chúa phong kiến trong các lãnh địa?
A. Thời chiến họ cùng với nông nô chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ lãnh địa.
B. Thời bình, họ thường tổ chức săn bắn, tiệc tùng, hội hè.
C. Họ chuyên quyền, độc đoán trong quan hệ xã hội, tàn nhẫn đối với nông nô.
D. Họ sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa.
Câu 30: Do đâu mà mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập, tương tự như một vương quốc riêng có quân đội, luật lệ, toà án riêng, chế độ thuế khoá và đơn vị đo lường riêng?
A. Do trong lãnh địa, lãnh chúa có thể hành động theo ý mình.
B. Do mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm.
C. Do cơ sở kinh tế tự nhiên với chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt lập.
D. Do mỗi lãnh chúa trong lãnh địa có quyền cai trị riêng.
Câu 31: Vì sao Hồi giáo lại không chiếm ưu thế ở đất nước Ấn Độ?
A. Do Hồi giáo mới được du nhập vào Ấn Độ.
B. Do Hồi giáo thực hiện các chính sách tôn giáo khắc nghiệt.
C. Do người Ấn Độ vốn đã gắn bó mật thiết với Hinđu giáo và Ấn Độ giáo.
D. Do Hồi giáo là một tôn giáo ngoại bang.
Câu 32: Nét độc đáo về chữ viết của Lào là gì?
A. Từ chữ tượng hình sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
B. Từ nét chữ cong của Cam-pu-chia, Mianma sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.
C. Từ chữ Latinh sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
D. Từ chữ tượng ý sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
Câu 33: Đặc điểm nổi bật nhất của kiến trúc cổ đại phương Đông là
A. mềm mại gần gũi.	B. hình khối đồ sộ.
C. tinh tế tỉ mỉ.	D. nhỏ nhắn thanh thoát.
Câu 34: Bộ Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ ở thời nhà Minh của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong triều đại phong kiến nào ở Việt Nam?
A. Thời Lê Sơ.	B. Thời Trần.	C. Thời Nguyễn. D. Thời Lý.
Câu 35: Thành tựu văn hóa đặc trưng của Hi Lạp – Rôma so với phương Đông là
A. sự xuất hiện của Lịch và chữ viết.	B. sự ra đời của khoa học.
C. sự nở rộ của văn học.	D. sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc.
---------------------------------------------------------- HẾT ---------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 10_MA 939.doc