Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Trường THPT Tân Tiến

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Trường THPT Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Trường THPT Tân Tiến
 SỞ GD- ĐT BÌNH PHƯỚC 
 TRƯỜNG THCS-THPT TÂN TIẾN
I/ Mục tiêu bài kiểm tra học kỳ 1
1/ Đối với học sinh
a/ Về kiến thức
Biết, hiểu, vận dụng trình bày được kiến thức địa lý phần tự nhiên.
Biết, hiểu, trình bày, vận dụng kiến thức nâng cao về giải quyết một số yêu cầu của đề theo hướng tích hợp.
b/ Kỹ năng:
Phân tích, giải quyết các vần đề địa lý (biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu).
Biết cách sắp xếp thời gian hợp lý trong việc giải quyết các yêu cầu của đề.
c/ Thái độ
Rèn luyện tính tích cực, tự giác trong thi cử.
Yêu thích và hứng thú trong môn học.
2/ Đối với giáo viên 
Bài kiểm tra là cơ sở để GV kiểm tra KT-KN đã cung cấp cho HS. Là cơ sở để điều chỉnh KT-KN và phương pháp giảng dạy. 
Bài kiểm tra là một trong những kết quả để đánh giá, xếp loại thi đua của học sinh.
II/ Hình thức ra đề
1/ Thời lượng: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
2/ Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Trắc nghiệm: 70%
Tự luận: 30%
III/ Ma trận đề kiểm tra học kỳ 1, Địa lý 12.
1/ Số câu:
Trắc nghiệm: 28 câu , chiếm 70% = 7 điểm.
+ Nhận biết: 17 câu à 60,7 %
+ Thông hiểu: 6 câu à 21,4%
+ Vận dụng thấp: 3 câu à10,7 %
+ Vận dụng cao: 2 câu à7,2%
2/ Tự luận: 2 câu, chiếm 30% = 3 điểm.
3/ Ma trận đề
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Vị trí địa lí 
Trình bày được vị trí địa lí của Việt Nam
Biết được hình dạng lãnh thổ 
Giải thích được những hạn chế của vị trí địa lí.
Số câu: 4
	100% tổng số điểm 
= 0,75 điểm
Số câu: 3
100% tổng số điểm 
= 0,75 điểm
Số câu: 1
100% tổng số điểm 
= 0,25 điểm
Đất nước nhiều đồi núi
Biết được đặc điểm của các vùng núi ở nước ta
Biết được diện tích của các đồng bằng
Hiểu được sự khác biệt về địa hình của 2 đồng bằng lớn ở nước ta
Hiểu được biểu hiện của địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
Vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng liên quan đến 
	Số câu: 6
	100% tổng số điểm 
= 1,5 điểm 
Số câu: 3
100% tổng số điểm 
= 0,75 điểm
Số câu: 2
100% tổng số điểm 
= 0,5 điểm
Số câu: 1
100% tổng số điểm 
= 0,25 điểm
Thiên nhiêt chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Biết được đặc điểm khái quát của Biển Đông và những tài nguyên thiên của biển
Số câu: 2
100% tổng số điểm 
= 0,5 điểm 
Số câu: 2
100% tổng số điểm 
= 0,5 điểm
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Biết được đặc điểm khí hậu nước ta
Biết được các vùng có nhiều thiên tai ở nước ta 
Hiểu được ranh giới giữa 2 miền khí hậu Bắc – Nam
Phân tích được yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sông ngòi nước ta
Giải thích Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Số câu : 6 
100% tổng số điểm
= 1,5 điểm
Số câu: 2
100% tổng số điểm = 0,5 điểm
Số câu: 2
100% tổng số điểm =0,75điểm
Số câu: 1
100% tổng số điểm 
= 0,25 điểm
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Biết được đặc điểm của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc Nam, Đông Tây
Hiểu được nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam.
 Nhận xét được sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây.
Biết vận dụng đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi miền.
Số câu :7
100% tổng số điểm
= 1,75 điểm
Số câu :2
45% tổng số điểm
= 0,5 điểm
Số câu :1
27,5% tổng số điểm
= 0,5 điểm
Số câu :2
27,5% tổng số điểm
= 0,5 điểm
Sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Trình bày được đặc điểm của các loại tài nguyên của nước ta
Hiểu nguyên nhân lượng nước thiếu hụt vào miền khô ở miền Nam
Số câu: 4
100% tổng số điểm 
= 1,0 điểm
Số câu: 3
75% tổng số điểm 
= 0,75 điểm
Số câu: 1
75% tổng số điểm 
= 0,25 điểm
Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai
Biết được đặc điểm của các loại thiên tai 
Số câu :4
100% tổng số điểm
= 1,0 điểm
Số câu :1
100% tổng số điểm
= 0,25 điểm
Dân số và phân bố dân cư
Số câu :1
100% tổng số điểm
= 3,0 điểm
Vẽ biểu đồ và nhận xét, giải thích về cơ cấu độ tuổi của nước ta.
I/ TRẮC NGHIỆM: 7 điểm
Câu 1 :Vị trí địa lí của nước ta nằm ở
trung tâm Châu Á.
rìa đông Thái Bình Dương.
trên bán đảo Trung Ấn
Rìa đông của bán đảo đông dương.
Câu 2: Thành phố nào sau đây không giáp biển?
Thành phố Hải Phòng.
Thành phố Đà Nẵng.
Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Cần Thơ.
Câu 3: Các quốc gia nào sau đây có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền?
Trung Quốc và Lào.
Thái Lan và Campuchia.
Campuchia và Trung Quốc.
Lào và Campuchia.
Câu 4: Vùng núi nào sau đây có địa hình cao nhất nước ta?
Tây Bắc.
Đông Bắc.
Trường Sơn Bắc.
Trường Sơn Nam.
Câu 5: Dựa vào atlat trang tự nhiên, cho biết các cao nguyên badan phân bố ở vùng nào của nước ta?
Tây Bắc.
Bắc Trung Bộ.
Đông Nam Bộ.
Tây Nguyên.
Câu 6: Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn thứ hai nước ta là
đồng bằng sông Hồng.
đồng bằng sông Mã.
đồng bằng sông Cả.
đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7: Dựa vào atlat trang tự nhiên cho biết biển đông là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Thái Bình Dương và Bắc Bằng Dương. 
Câu 8: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở
Bắc Bộ.
Bắc Trung Bộ.
Nam Trung Bộ.
Nam Bộ.
Câu 9: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nước ta là
khí hậu Đông Nam Á gió mùa, nóng quanh năm.
khí hậu Đông Nam Á gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc.
khí hậu Đông Nam Á gió mùa, có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt.
khí hậu Đông Nam Á gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm.
Câu 10: Kiểu khí hậu đặc trưng của miền bắc nước ta vào nửa đầu mùa đông là
lạnh, khô.
lạnh, ẩm.
lạnh, trời âm u nhiều mây.
lạnh trời quang mây.
Câu 11: Bão, lũ, hạn, rét, gió fơn là những thiên tai khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu vùng nào của nước ta?
Trung du miền núi Bắc Bộ.
Bắc Trung Bộ.
Đông Nam Bộ.
Tây Nguyên.
Câu 12: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của vùng lãnh thổ phía Nam
đới rừng cận nhiệt gió mùa.
đới rừng nhiệt đới gió mùa.
đới rừng ôn đới gió mùa.
đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 13: Dựa vao atlat trang các miền tự nhiên, cho biết dãy núi ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là
Đông -Tây.
Tây Bắc- Đông Nam.
Tây Nam -Đông Bắc.
Đông Bắc -Tây Nam.
Câu 14: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở miền núi là
đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.
phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.
đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.
áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông lâm nghiệp.
Câu 15: Mục tiêu ban hành sách đỏ Việt Nam là
bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
kiểm kê các loài động thực vật ở nước ta.
đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn sinh vật của đất nước.
bảo vệ các nguồn gen động thực vật quý khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng.
Câu 16 :Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào nước ta?
1- 2 cơn.
3 -4 cơn.
8 -9 cơn.
10- 12 cơn.
Câu 17 :Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta
Ven biển đông Bắc Bắc Bộ.
Ven biển Miền Trung.
Ven biển đông Nam Bộ.
Ven biển đồng bằng Nam Bộ.
Câu 18: Đặc điểm`khác biệt nổi bật về địa hình giữa đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long
địa hình thấp, bằng phẳng.
có hệ thống đê ngăn lũ.
hằng năm được mở rộng ra phía biển.
có một số ô trũng do chưa được phù sa bồi lấp hết.
Câu 19: Biểu hiện của địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
xâm thực ở miền núi, bồi tụ ở đồng bằng.
xâm thực ở miền núi, bãi bồi ở vùng biển.
xâm thực ở miền núi, trượt lở ở đồng bằng.
xâm thực ở miền núi, ngập úng ở đồng bằng.
Câu 20:Phần lớn sông ngòi nước ta có đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là do yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp?
Địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng.
Địa hình, sự phân hóa khí hậu.
Hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
Hình dáng lãnh thổ và sự phân hóa địa hình.
Câu 21: Vĩ tuyến được coi là ranh giới giữa hai miền khí hậu bác nam của nước ta
14 0 B.
15 0 B.
16 0 B.
17 0 B.
Câu 22: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào sau đây?
Hoàng Liên Sơn.
Trường Sơn Bắc.
Trường Sơn Nam.
Tây Nguyên.
Câu 23: Lượng nước thiếu hụt ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do
nguồn nước ngầm phong phú.
mạng lưới sông ngòi dày đặc.
được sự điều tiết của các hồ nước.
có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông.
Câu 24: Hình dạng dài và hẹp ngang của lãnh thổ nước ta đem lại những hạn chế gì?
Khí hậu phân hóa phức tạp.
Giao thông bắc nam trắc trở.
Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn.
Khoáng sản nước ta đa dạng nhưng trữ lượng không lớn.
Câu 25: Khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi vì
miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.
phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi, bồi đắp cho vùng đồng bằng.
nhiều nhánh núi đâm ngang làm thu hẹp và chia cắt các đồng bằng ven biển.
giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh trong các quá trình tự nhiên hiện tại như nguồn nước, khí hậu, sinh vật.
Câu 26: Tác động của sự phân hóa khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc
tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp lúa nước.
tăng khả năng thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng.
tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm cây trồng, vật nuôi.
trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như lúa gạo, cà phê, cao su.....
Câu 27: Khu vực Đông Bắc mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực Tây Bắc là do
nằm trước các sườn đón gió gió mùa mùa đông.
nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao địa hình.
chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
địa hình núi thấp, có các cánh cung quay bề lồi ra biển.
Câu 28: Thủy chế của sông Cửu Long đơn giản và điều hòa hơn sông Hồng là do
chảy qua miền đồng bằng, có nhiều phụ lưu.
lớp phủ thực vật nhiều ở thượng nguồn.
sông dài, lưu vực sông lớn, độ dốc nhỏ, nhiều chi lưu, có biển Hồ điều hòa dòng chảy.
mạng lưới kênh rạch nhiều, sông có dạng hình nan quạt, nhận nước từ vịnh Thái Lan.
II/ TỰ LUẬN: 3 điểm
Cho bảng số liệu về cơ cấu nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2005 
Đơn vị: %
Năm
Độ tuổi
1999
2005
0 14
33,5
27,0
15 59
58,4
64,0
60 tuổi trở lên
8,1
9,0
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2005?
Nhận xét và giải thích cơ cấu nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2005?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kt45_phut_hk2.doc