Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Trường THPT Lương Thế Vinh

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Trường THPT Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Trường THPT Lương Thế Vinh
SỞ GD & ĐT BÌNH PHƯỚC
Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh- Bom Bo- Bù Đăng- Bình Phước
Ma trận đề thi học kì 1
Môn địa lý 12
I/ Mục tiêu bài kiểm tra:
1/ Đối với học sinh
a/ Về kiến thức
Biết, hiểu, vận dụng trình bày được kiến thức địa lý phần tự nhiên.
Biết, hiểu, trình bày, vận dụng kiến thức nâng cao về giải quyết một số yêu cầu của đề theo hướng tích hợp.
b/ Kỹ năng:
Phân tích, giải quyết các vần đề địa lý (biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu).
Biết cách sắp xếp thời gian hợp lý trong việc giải quyết các yêu cầu của đề.
c/ Thái độ
Rèn luyện tính tích cực, tự giác trong thi cử.
Yêu thích và hứng thú trong môn học.
2/ Đối với giáo viên 
Bài kiểm tra là cơ sở để GV kiểm tra KT-KN đã cung cấp cho HS. Là cơ sở để điều chỉnh KT-KN và phương pháp giảng dạy. 
Bài kiểm tra là một trong những kết quả để đánh giá, xếp loại thi đua của học sinh.
II/ Hình thức ra đề
1/ Thời lượng: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
2/ Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm khách qua và tự luận.
Trắc nghiệm: 70%
Tự luận: 30%
III/ Ma trận đề kiểm tra học kỳ 1, Địa lý 12.
1/ Số câu: Trắc nghiệm: 28 câu , chiếm 70% = 7 điểm.
2/ Tự luận: 2 câu, chiếm 30% = 3 điểm
3/ Ma trận đề
Chủ đề
Nội dung/bài
Mức độ nhận thức
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Bài 2. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Trình bày được giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội
Số câu: 3
Điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
Bài 6-7. Đất nước nhiều đồi núi
Xác định trên bản đồ các cao nguyên
Trình bày đắc điểm của địa hình Việt Nam
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Bài 8. Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển
 Nêu ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
Số câu: 4
Số điểm: 1
Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
Số câu: 1
Điểm: 0,25
Bài 9-10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Nêu được tính chất nhiệt đới, gió mùa nước ta
câu: 2
Số điểm: 0,5
Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Phân tích tác động của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp Số câu: 1
Điểm: 0,25
Phân tích mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tự nhiên
Bài 11-12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Phân tích, giải thích được các cảnh quan của 3 miền tự nhiên nước ta
Số câu: 15
Điểm: 3,75
Tỉ lệ: 37,5%
Số câu: 15
Số điểm: 3,75
Số câu: 9
Số điểm: 2,25
Số câu: 4
Số điểm:1 
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Hiểu được sự biến động của tài nguyên rừng. Hiểu được các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Phân tích biểu đồ về sự biến động của tài nguyên rừng 
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
1 câu
Bài 15. Bảo vệ môi trường. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra
câu: 1
Số điểm: 0,25
Hiểu được nguyên nhân, biện pháp dẫn thiên tai
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên phòng chống thiên tai
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 6
Điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 6
Số điểm: 1,5
Số câu: 4
Số điểm: 1,0
Số câu: 1
Số điểm: 0,25 
Số câu: 1
Số điểm: 0,25 
Địa lý dân cư
Bài 16. Đặc điểm dân số. Sự phân bố dân cư
Sử dụng Átlat để nhận biết và trình bày về phân bố dân cư nước ta
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Phân tích bảng số liệu, thống kê dân số nước ta
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
1 câu
Phân tích được nguyên nhân của sự phân bố dân cư chưa hợp lý
Số câu: 3
Điểm:0,75
Tỉ lệ:7,5%
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tổng số câu: 28
Tổng số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Số câu: 28
Số điểm: 7
Số câu: 15
Điểm: 3.75
Tỉ lệ: 37,5%
Số câu: 7
Điểm: 1,75
Tỉ lệ: 17,5%
Số câu: 5
Điểm: 1,25
Tỉ lệ: 1,25%
Số câu: 1
Điểm: 0,25
Tỉ lệ:2,5 5%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
 MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 12
Trắc nghiệm khách quan (7điểm)
Câu 1. Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư,...là vùng
	A. lãnh hải.	 C. thềm lục địa.	
	B. tiếp giáp lãnh hải. D. vùng đặc quyền về kinh tế. 
Mức độ: biết
Câu 2: Thành phố nào sau đây Không giáp biển ?
TP. Hải Phòng.
TP. Đà Nẵng.
TP. Nha Trang.
TP. Cần Thơ.
Mức độ: biết
Câu 3: Cao nguyên nào sau đây thuộc nhóm cao nguyên badan?
Đồng Văn	B. Sơn La
Mộc Châu	D. Di Linh
Mức độ: biết
Câu 4: Vùng đồng bằng nào có lịch sử khai thác lâu đời nhất ở nước ta là
đồng bằng sông Hồng.
đồng bằng Thanh Nghệ.
đồng bằng Bình Trị Thiên.
đồng Bằng sông Cửu Long.
Mức độ: biết
Câu 5: Dựa vào Atlat (trang 6,7), cho biết hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là
vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan.
vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
vịnh Bắc Bộ và vịnh Cam Ranh.
vịnh Cam Ranh và vịnh Thái Lan.
Mức độ: biết
Câu 6: Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta hiện nay chủ yếu tập trung ở
Bắc Bộ.
Bắc Trung Bộ.
Nam Trung Bộ.
Tây Nam Bộ.
Mức độ: biết
Câu 7: Ở vùng ven biển nước ta, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển 
 A. vịnh cửa sông. B. các đầm phá.
 C. các vũng, vịnh nước sâu. D. các bờ biển mài mòn .
Mức độ: biết
Câu 8: Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta là
A. vàng. 	C. titan. 	
B. dầu mỏ.	D. sa khoáng.
Mức độ: biết
Câu 9: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí
A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. C. nằm ở bán cầu Bắc.
B. nằm ở bán cầu Đông. 	D. nằm trong vùng nội chí tuyến.
Mức độ: biết
Câu 10: Gió thổi vào nước ta ở mùa đông là 
 A. gió mùa đông bắc B. gió mậu dịch nửa cầu bắc.
 C. gió Tây Nam. D. gió mậu dịch nửa cầu nam.
Mức độ: biết
Câu 11: Ở nước ta, khu vực có thời kì trong năm hạn hán kéo dài nhất là 
A. Tây Bắc. 	 C. Tây Nguyên
B. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Ven biển cực Nam Trung Bộ.
Mức độ: biết 
Câu 12: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, xác định vùng có mật độ dân số thấp nhất là
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Cực Nam Trung Bộ
Mức độ: biết
Câu 13: Đặc điểm không đúng với vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta là
lãnh thổ Việt Nam kéo dài và hẹp ngang.
lãnh thổ Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu bắc.
lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng có nhiều động đất và núi lửa trên thế giới.
lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời.
Mức độ: hiểu
Câu 14: Đặc điểm nào không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?
Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20 0C.
Nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.
Nền nhiệt độ tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ vào thời kì mùa hạ (ở cùng độ cao địa hình) .
Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.
Mức độ: hiểu
Câu 15. Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
A. gió mùa mùa đông bị suy yếu. 
B. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ. 
C. khối khí lạnh di chuyển qua biển.
D. gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.
Mức độ: hiểu
Câu 16 : Huế có lượng mưa nhiều nhất là do
A. có gió mùa Đông Bắc. 
B. ảnh hưởng của gió mùa Đông. 
C. ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam.
 D. dãy bạch Mã chắn gió, và có dải hội tụ đi qua. 
Mức độ: hiểu
Câu 17: Tại sao lũ ở miền trung lại lên nhanh hơn các vùng khác?
 A. Địa hình đồng bằng 
 B. Địa hình cao hai đầu 
 C. Địa hình ven biển bằng phẳng
 D. Địa hình núi ăn sát biển, sông vừa ngắn lại dốc 
Mức độ: hiểu
Câu 18: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp là 
ngăn chặn nạn du canh, du cư.
chống suy thoái và ô nhiễm đất.
áp dụng biện pháp nông, lâm kết hợp.
thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
Mức độ: hiểu
Câu 19: Mặc dù diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn suy thoái, vì
rừng giàu hiện nay còn rất ít .
chất lượng rừng không ngừng giảm sút .
diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên.
diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn.
Mức độ: hiểu
Câu 20. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KÌ 1990 – 2010( Đơn vị %)
Năm
Thành Thị
Nông thôn
1990
19,5
80,5
1995
20,7
79,3
2000
24,1
75,9
2005
27,1
72,9
2008
29,0
71,0
2010
30,5
69,5
Xác định biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kì 1990-2010
A. đường B. tròn C. cột D. miền
Mức độ: hiểu 
Câu 21. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển? 
A. có nhiều vũng, vịnh, đầm phá. 
B. có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. 
C. các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
D. nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
Mức độ: VDT
Câu 22: Tác động của sự phân hóa khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc
tạo điều kiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước.
tạo điều kiện trồng nhiều cây có giá trị kinh tế cao. 
tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp thâm canh cao.
Mức độ: VDT
Câu 23: Trở ngại lớn trong sử dụng tự nhiên của miền bắc và đông bắc bắc bộ là 
Bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán .
Động đất, lũ quét, lũ ống, hạn hán.
Nhịp điệu mùa của khí hậu, thời tiết không ổn định.
Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt, thiếu nước nghiêm trọng về mùa mưa.
Mức độ: VDT
Câu 24: Nét khác biệt nổi bật về khí hậu của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ so với Nam Bộ là 
mưa nhiều vào thu-đông.
có nền nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
khí hậu chia thành hai mùa mưa khô rõ rệt.
mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch mạnh hơn.
Mức độ: VDT
Câu 25: Khi tiến hành tiêu nước chống ngập úng ở ĐBSCL cần tính tới các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều, vì nguyên nhân gây lũ ở đây là do 
nhiều hệ thống kênh rạch.
mặt đất thấp xung quanh có đê.
mưa lớn kết hợp với triều cường.
nước mưa lớn trên nguồn dồn về nhanh nhiều. 
Mức độ: VDT
Câu 26: Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn gốc đá mẹ. 
quá trình xâm thực bồi tụ.
kĩ thuật canh tác của con người.
điều kiện khí hậu ở các vùng núi.
Mức độ: VDC
Câu 27. Cho biểu đồ sau: Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta. 
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng
	A. Tiện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục.
	B. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.
	C. Độ che phủ rừng của nước ta tăng liên tục.
	D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng.
Mức độ: VDC 
Câu 28. Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì:
a. dân cư nước ta chủ yếu tập trung ở các đồng bằng
b. sự phân bố dân cư nước ta không đều và chưa hợp lí 
c. nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp
d. nghiệp tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp nước ta hiện còn cao 
Mức độ: VDC
II.Tự luận (3điểm): Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm:
Đặc điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
1667
989
+ 678
Huế
2868
1000
+ 1868
Thành phố Hồ Chí Minh
1931
1686
+ 245
A, Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện lượng mưa,lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên.
 B, Nhận xét và giải thích sự khác biệt về lượng mưa,lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên?

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKI_DIA_LI_12.doc